Cám dỗ là gì mà con người khó lòng vượt qua? Cuộc sống có quá nhiều cám dỗ mà chúng ta thật khó định nghĩa và cũng không hiểu rõ được bản chất của cám dỗ. Cách vượt qua cám dỗ trong cuộc sống sẽ được bật mí ngay sau đây, hãy thử áp dụng để trở nên thành công hơn nhé!
Tóm tắt
Cám dỗ là gì?
Cám dỗ Tiếng Anh là tempting. Cám dỗ là khơi dậy ham muốn tồi tệ đến mức khiến con người sa sút. Ngoài ra, có thể hiểu cám dỗ là sự lôi cuốn vào một hiện tượng, sự việc nào đó trong cuộc sống. Sự cám dỗ đánh thức những ham muốn trong mỗi trái tim, khiến con người sa rơi vào những mối nguy hiểm. Có 2 loại cám dỗ từ bên ngoài và bên trong con người.
Sự cám dỗ từ bên trong con người
Cám dỗ đến từ bên trong mỗi người xuất phát từ dục vọng, những ham muốn lạc thú của con người, bởi lòng tham, ham muốn tiền tài, danh vọng, địa vị, tình cảm, thể xác…
Nếu không kiềm chế được những cám dỗ này, chúng ta sẽ dễ sa ngã và đi vào con đường tội lỗi.
Sự cám dỗ từ bên ngoài
Cám dỗ có thể đến từ những tác động bên ngoài, từ những thứ chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Nếu thường xuyên giao du với tư tưởng xấu, chúng ta cũng rất dễ sa ngã.
Cám dỗ là gì trong Kinh Thánh là gì?
Theo Kinh Thánh định nghĩa cám dỗ là một người chịu thử thách để đưa ra lựa chọn trung thành hay bất trung với Thiên Chúa. Tình huống cám dỗ chính là thử thách do Thiên Chúa thử lòng trung thành của con người; còn con người thì thử thách Thiên Chúa bằng sự trung thành hay bất trung của mình.
Biểu hiện của cám dỗ
Để hiểu rõ hơn cám dỗ là gì và biết cách vượt qua cám dỗ, bạn cần tìm hiểu về biểu hiện của cám dỗ để tránh và kiềm chế những loại cám dỗ này.
Cám dỗ của dục vọng
Dục vọng là nhu cầu sinh lý bình thường của mỗi người, nhưng dục vọng thực sự có thể g.i.ế.t c.h.ế.t bạn nếu bạn thực sự không biết kiềm chế nó. Và tình yêu cũng chính là một dạng của dục vọng nhưng ở cấp độ thấp hơn nhiều.
Việc lạm dụng hoặc triển khai dục vọng sai cách sẽ gây nguy hại cho cả xã hội. Nếu kiềm chế được dục vọng của bản thân thì mới có thể trở thành một người văn minh.
Cám dỗ từ sự nóng nảy
Sự nóng nảy là vấn đề của mỗi chúng ta. Việc kiềm chế cơn nóng giận là điều không phải ai cũng làm được. Sự nóng nảy có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Đã có không ít những vụ án g.i.ế.t người có nguồn gốc chính từ sự nóng nảy của bản thân.
Để kiềm chế sự nóng giận, bạn có thể rèn luyện bằng cách tập hít thở thật sâu, ở một mình để bình tĩnh trở lại.
Sự kiêu căng cũng chính là cám dỗ
Sự kiêu căng có thể kìm hãm sự phát triển của bản thân bạn. Nhiều người không nghĩ sự kiêu căng là một loại cám dỗ và nó khiến họ trật khỏi đường ray cuộc đời của mình.
Sự tin tin quá mức dần hình thành sự kiêu căng. Bởi vậy, bạn cần hiểu rõ thế nào là tự tin và thế nào là kiêu căng. Từ đó mới có thể thoát khỏi cám dỗ này.
Đố kỵ làm con người càng sống lỗi hơn
Đố kỵ, ghen tỵ thuộc về nhận thức đạo đức của con người. Và sự đố kỵ có thể trỗi dậy bất cứ lúc nào. Ghen tị đồng nghĩa với việc bạn mong muốn sở hữu nhiều thứ hơn. Thay vì hài lòng với bản thân thì con người ta lại muốn nhiều hơn thì dẫn đến hậu quả khó lường.
Tham lam
Tham lam cũng gần giống với ghen tị. Nếu con người không hài lòng với bản thân thì họ sẽ tìm mọi cách để đạt được mục đích của mình. Nhiều người vì quá tham lam quá đã làm ra những chuyện vượt qua giới hạn của bản thân, của đạo đức con người.
Lười biếng là một cám dỗ lớn
Lười biếng trong suy nghĩ, hành động được thể hiện qua việc lười làm, ngủ nhiều, lười nghĩ, lười vận động. Thói quen này dẫn đến trí tuệ của bạn bị trì trệ, làm gì cũng chậm chạp. Từ đó, cản trở sự phát triển của bản thân, chậm lại so với tiến bộ của xã hội.
Cám dỗ từ quyền lực
Quyền lực là một cám dỗ mà nhiều người mắc phải. Bởi vì khi bạn có quyền lực, bạn sẽ có được địa vị xã hội và có thể dễ dàng thực hiện những gì bạn mong muốn. Chính điều đó đã khiến nhiều người vì muốn đạt được những vị trí cao mà không ngại dùng thủ đoạn để đạt được mục đích của mình. Thăng tiến trên con đường sự nghiệp bằng mọi giá mà không phải bằng năng lực và sự nỗ lực của bản thân. Thứ quyền lực này thường không bền và đặc biệt là đồng nghiệp và nhân viên của bạn sẽ không dành sự tôn trọng cho bạn.
Cám dỗ từ sự hưởng thụ
Thú vui và khoái lạc dễ con người ta u mê, ngày càng sa ngã và trở nên mụ mị. Khi còn là những đứa trẻ, niềm vui của mỗi đứa trẻ là những viên ko đủ màu sắc.
Càng lớn lên một chút, cám dỗ từ sự hưởng thụ bắt đầu có nhiều hình thức và đa dạng hơn. Chúng ta bị cuốn vào sự cám dỗ của mạng xã hội, game, rượu chè, cờ bạc, ma túy…
Vì những cám dỗ từ sự hưởng thụ này mà có thể khiến con người thay đổi bản chất một cách chóng mặt. Việc mất kiểm soát với những cám dỗ chính là nguồn gốc của tội ác.
Ý chí, nghị lực là gì? Biểu hiện, cách rèn luyện ý chí nghị lực
Cách vượt qua cám dỗ trong cuộc sống
Biết điểm yếu của mình
Đầu tiên, chính bạn phải hiểu rõ bản thân mình trước đã. Bạn là ai và có những điểm mạnh điểm yếu nào. Chính điểm yếu là điều kiện thích hợp cho sự cám dỗ.
Vậy nên bạn cần nắm rõ điểm yếu của mình để tìm cách khắc phục nó. Biến điểm yếu trở thành động lực để bạn tránh xa khỏi cám dỗ.
Lường trước sự cám dỗ
Để tránh xa cám dỗ, bạn cần tưởng tượng được trước cám dỗ sẽ đến với mình. Bạn cần nghĩ đến những tình huống có thể xảy ra. Đối mặt với những cám dỗ, bạn nên làm gì?…điều này sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn khi muốn tránh xa khỏi cám dỗ.
Đặt ra mục tiêu rõ ràng
Nếu bạn không có mục tiêu rõ ràng thì cuộc sống của bạn sẽ trở nên thật vô nghĩa. Bạn sẽ trở nên lười biếng và dễ buông thả bản thân với những thú vui bên ngoài khác. Vậy nên điều cần làm là bạn hãy đặt ra mục tiêu rõ ràng để bản thân thực hiện
Hãy dần dần thay đổi những thói quen xấu hằng ngày bằng những thói quen tốt để đạt được mục tiêu của mình.
Loại bỏ các sở thích độc hại
Bạn cần xác định được thời gian bạn dành cho sở thích cá nhân là bao nhiêu và rút bớt thời gian này để hạn chế sự tiếp xúc với cám dỗ. Thay vì lướt Facebook hàng giờ đồng hồ, bạn hãy lên kế hoạch dùng mạng xã hội chỉ khoảng 30-40 phút mỗi ngày và tìm kiếm những việc làm có ích cho tương lai, bù vào những khoảng thời gian còn trống.
Hạn chế căng thẳng và áp lực cho bản thân
Cách hữu hiệu để tránh xa mọi cám dỗ là đừng tự đặt quá nhiều gánh nặng lên chính mình. Đừng tạo áp lực cho bản thân vì bạn muốn phải được thăng chức, hay phải đạt được cái gì đó bằng mọi giá. Điều này vô tình khiến bạn bị cám dỗ đến từ danh lợi, tiền tài, quyền lực, địa vị cám dỗ, luôn ép bản thân căng thẳng và sa đà vào sai lầm.
Luôn suy nghĩ tích cực và tin tưởng vào bản thân
Con người cần xây dựng cho mình niềm tin, lập trường vững vàng về điều đúng, điều sai trong cuộc sống để không bị lung lay khi gặp những cám dỗ. Có như vậy chúng ta mới không bị cuốn vào những cám dỗ của cuộc đời.
Kể cả khi không may bị cuốn vào những cám dỗ đó, ý chí và lập trường mạnh mẽ chính là thứ vũ khí lợi hại nhắc nhở và thức tỉnh chúng ta quay đầu
Luôn sống tích cực, có lòng tin vào bản thân là biện pháp thoát khỏi cám dỗ hoàn hảo nhất. Bởi khi ta đã xây dựng được đức tin vững vàng và kiên cố thì dù cám dỗ có mạnh mẽ đến đâu cũng không thể làm ta gục ngã và chùn bước.
Khiến bản thân bận rộn tránh xa những cám dỗ
Cách giữ bản thân không bị rơi vào cám dỗ là khiến bản thân trở nên bận rộn, đừng để bản thân quá nhàn rỗi. Khi chúng ta có quá nhiều thời gian rảnh rỗi, để giải trí, giết thời gian, chúng ta sẽ dễ sa ngã, dễ bị dụ dỗ, bị lợi dụng từ những đối tượng xấu.
Vì vậy, hãy lập cho mình một kế hoạch chi tiết dù trong cuộc sống hay công việc, tình yêu để hoàn thành từng bước và thư giãn với những khoảng thời gian nhỏ cụ thể.
Mỗi chúng ta dù ở độ tuổi nào đều có nguy cơ sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống bởi cám dỗ luôn tồn tại xung quanh chúng ta với nhiều hình thức rất khó đề phòng. Cám dỗ có sức mạnh riêng, nhưng khi chúng ta biết kiềm chế bản thân thì cám dỗ sẽ không có cơ hội để kiểm soát bạn. Vì vậy bạn hãy trau dồi và không ngừng rèn luyện, phát triển bản thân hàng ngày để vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống.