Phép nối là cách liên kết câu trong văn bản quan trọng mà chúng ta cần nắm vững để làm tốt văn tự luận. Ở bài viết này, Palada.vn sẽ tổng hợp toàn bộ kiến thức về phép nối là gì, tác dụng và ví dụ về phép nối liên kết câu để các bạn hiểu rõ về khái niệm phép nối, cùng tham khảo nhé!
Tóm tắt
Phép nối là gì?
Phép nối là cách sử dụng các quan hệ từ hoặc cụm từ có tác dụng chuyển tiếp giúp liên kết các câu, các đoạn trong văn bản thành một thể thống nhất về mặt nội dung và ngữ pháp.
Nói một cách đơn giản thì phép nối là cách sử dụng các từ có chức năng nối các câu, các đoạn lại với nhau.
Ví dụ về phép nối
Ví dụ 1: Hôm nay tôi sẽ được đi xem phim. Nếu tôi hoàn thành công việc nhà mà mẹ giao.
=> Trong ví dụ này phép nối là từ “Nếu” để nối 2 câu đơn với nhau.
Ví dụ 2: Anh em chúng tôi đã nhiều lần khiến mẹ phiền lòng. Nhưng mẹ chưa bao giờ đánh chúng tôi.
=> Hai câu này được nối với nhau bằng quan hệ từ “Nhưng”.
Có các phép nối nào?
Có 4 loại phép nối gồm: Phép nối bằng tổ hợp từ, phép nối bằng quan hệ từ, phép nối bằng tính từ, trợ từ, phụ từ và phép nối theo quan hệ chức năng ngữ pháp.
Phép nối bằng tổ hợp từ
Nối câu bằng cách sử dụng các tổ hợp từ như: vì vậy, bởi thế, do đó, nếu vậy, thế thì, vậy mà, vả lại, với lại do đó…để nối các câu lại với nhau. Hoặc sử dụng những tổ hợp từ chỉ quan hệ liên kết kiểu như: tiếp theo là, ngược lại, nhìn chung, tóm lại, nghĩa là, trên đây, một là, hai là…
Kiểu phép nối này rất dễ nhận biết, chỉ cần đọc kỹ và xác định đúng tổ hợp từ để nối hai câu đó với nhau.
Ví dụ phép nối tổ hợp từ:
“Cả lớp ai cũng chăm chỉ học tập và làm bài tập đầy đủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được điểm số cao trong kỳ thi”.
Phép nối trong câu sử dụng từ “tuy nhiên”
Phép nối bằng quan hệ từ
Các quan hệ từ phổ biến để nối câu như: tuy, nếu, vì, cho nên, nhưng, còn, với, và, thì, mà, khi…để nối 2 hay nhiều câu lại với nhau và giữa 2 câu này có mối quan hệ ngữ nghĩa với nhau.
Ví dụ phép nối sử dụng quan hệ từ
“Tôi yêu cô ấy từ cái nhìn đầu tiên. Và cô ấy cũng rất yêu tôi.”
Phép nối sử dụng quan hệ từ “và”
Phép nối bằng tính từ, phụ từ, trợ từ
Là phép nối sử dụng các trợ từ, tính từ, phụ từ mang ý nghĩa quan hệ để liên kết các bộ phận trong đoạn văn lại với nhau như các từ “lại,cũng, cả, …”
Ví dụ: Chúng tôi biết Hương không làm vỡ bình hoa. Thủ phạm là người khác cơ.
Phép nối theo quan hệ chức năng cú pháp
Trong nhiều văn bản, đoạn văn nhất là dạng văn bản nghệ thuật, có một vài câu chỉ tương đương một bộ phận nào đó hay một chức năng ngữ pháp nào đó của câu lân cận. Đó là những câu dưới bậc (câu dưới bậc tương đương bổ ngữ cho động từ).
Ví dụ: Tôi đang nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và tác động tích cực của thơ.
Tác dụng của phép nối
Phép nối liên kết câu có quan hệ với nhau trong đoạn văn, làm tăng tính mạch lạc cho câu, giúp người đọc hiểu được mối quan hệ mà tác giả truyền tải.
Không những thế, phép nối còn có tác dụng làm giảm sự nhập nhằng, trùng lặp giữa các câu ghép.
Dấu chấm phẩy là gì? Tác dụng và ví dụ dấu chấm phẩy
Ngôi kể thứ 3 là gì? Đặc điểm, tác dụng, ví dụ ngôi kể thứ 3
Dấu hiệu nhận biết phép nối
Chúng ta có thể nhận biết phép nối trong các câu, các đoạn văn thông qua một số dấu hiệu như sau:
- Trong câu xuất hiện các tổ hợp từ như: do đó, vậy mà, vì vậy, bởi thế, nếu vậy, thế thì, vả lại, với lại,…
- Trong câu xuất hiện các quan hệ từ phổ biến như: tuy, nếu, và, vì, cho nên, nhưng, với, thì, còn, mà, khi…
- Trong câu xuất hiện các trợ từ, tính từ, phụ từ tự thân mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện liên kết các bộ phận trong đoạn văn với nhau như các từ lại, cả, cũng…
Trên đây là những thông tin giải thích phép nối là gì, tác dụng và những ví dụ về phép nối. Dựa vào những dầu hiệu nhận biết phép nối mà chúng tôi vừa hướng dẫn, chắc chắn các bạn học sinh có thể sẽ dàng tìm ra phép nối có trong văn bản.