Phủ nhận là gì? Cách phủ nhận lời người khác tránh mất lòng

Khi bày tỏ quan điểm, dù bạn muốn phủ nhận ý kiến của ai đó, bạn cũng cần biết cách ăn nói khéo léo để vừa thể hiện rõ ràng quan điểm mà vẫn giữ được thái độ lịch sự, không làm phật ý họ. Vậy phủ nhận là gì? Làm cách nào để phủ nhận lời người khác mà không làm mất lòng họ? Cùng theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời nhé.

Phủ nhận là gì?

Phủ nhận trong giao tiếp là hành động biểu đạt sự không đồng ý, phản đối hoặc bác bỏ một ý kiến, quan điểm, thông tin hoặc yêu cầu. Nó thường được sử dụng khi chúng ta không đồng ý với phương án được đề xuất, hoặc khi chúng ta muốn trình bày một quan điểm khác hoặc đưa ra lập luận phản bác. 

Phủ nhận là hành động biểu đạt sự không đồng ý, phản đối 
Phủ nhận là hành động biểu đạt sự không đồng ý, phản đối

Cách phủ nhận là sử dụng các từ ngữ phủ định như “không”, “chẳng”, “không đúng”, “không phải là” và các biểu cảm không tán thành, cử chỉ phản đối hoặc ngữ điệu thể hiện sự phủ định. 

Phủ nhận không chỉ là cách để diễn đạt ý kiến cá nhân mà nó còn giúp chúng ta biết cách bảo vệ quyền lợi cá nhân và tham gia tích cực vào quá trình thảo luận.

Phủ nhận và không phủ nhận là hai từ trái nghĩa. Nếu như phủ nhận là bác bỏ ý kiến thì không phủ nhận là đồng tình với ý kiến.

Phủ nhận tiếng Anh là negate.

Phủ nhận và phủ định khác nhau như thế nào?

Phủ định là ngược lại với định nghĩa, ý kiến ban đầu.

Phủ nhận là bác bỏ điều gì đó với thái độ dứt khoát và chắc chắn.

Cách phủ nhận lời người khác tránh mất lòng

Tìm hiểu thông tin chính xác từ nhiều nguồn trước khi phát ngôn 

Với nhiều thông tin thu thập chính xác, bạn sẽ củng cố được tính xác thực cho lời nói của mình. Do đó, tránh việc người nghe sẽ nghĩ không hay về bạn. Bên cạnh đó, một khi chưa nắm bắt được toàn bộ nội dung vấn đề, đừng vội đưa ra ý kiến phủ nhận của mình và khăng khăng đó là điều chính xác.

Tìm hiểu thông tin chính xác từ nhiều nguồn trước khi phát ngôn 
Tìm hiểu thông tin chính xác từ nhiều nguồn trước khi phát ngôn

Hãy kiểm tra lại tất cả những giả thiết mà bạn nghĩ đến khi phủ nhận

Nếu như bạn chợt nghĩ đến một khả năng nào đó, hãy lập tức hỏi lại ngay đối phương. Việc hiểu nhầm lời nói hoặc mục đích của người khác là điều vẫn thường xảy ra. Bởi vậy, tốt nhất là bạn hãy làm rõ ràng tất cả những giả thiết trong đầu trước khi chúng gây hiểu nhầm và rắc rối to.

Tìm cách đặt vấn đề bám sát mục tiêu công việc chung

Khi đưa ra ý kiến phủ nhận, hãy tạo nên nhiều điểm tương đồng chung giữa tất cả mọi người. Khi đó mới bắt đầu chia sẻ quan điểm chính thức của bạn. Có vậy, mọi người mới thực sự quan tâm, thấu hiểu ý kiến phủ định của bạn.

Hãy tỏ ra khiêm tốn

Cuộc hội thoại sẽ chẳng đâu vào đâu nếu bạn chỉ lo tập trung cố gắng thuyết phục người khác rằng ý kiến của bạn mới là đúng. Thay vào đó, hãy đặt mình vào vị trí của người khác và chứng minh tại sao mình lại đưa ra ý kiến phủ nhận như vậy. Hãy luôn nhớ rằng không phải bạn lúc nào cũng đúng. Tinh thần khiêm tốn ấy sẽ giúp bạn phủ nhận ý kiến dễ dàng hơn, cuộc tranh luận sẽ thu hút, đem lại kết quả tốt hơn.

Sử dụng lời giải thích và quan điểm của bạn 

Thay vì chỉ phủ nhận một cách trực tiếp, hãy đưa ra lời giải thích rõ ràng về quan điểm của bạn và tại sao bạn lại có ý kiến khác biệt. Giải thích một cách lịch sự và logic sẽ giúp mọi người hiểu quan điểm của bạn mà không cảm thấy bị xúc phạm.

Sử dụng cách nói mềm dẻo 

Thay vì sử dụng câu từ mạnh mẽ và cứng nhắc, hãy sử dụng những câu nói mềm dẻo để làm dịu đi sự phủ nhận của bạn và tôn trọng người khác.

Sử dụng cách nói mềm dẻo để làm dịu đi sự phủ nhận
Sử dụng cách nói mềm dẻo để làm dịu đi sự phủ nhận

Trình bày lập luận logic và mang tính xây dựng 

Thay vì chỉ phủ nhận một cách cứng nhắc, hãy trình bày logic các lập luận của mình, mang tính xây dựng. Tập trung vào các sự thật, dữ liệu hoặc ví dụ cụ thể  để minh chứng cho quan điểm bạn đưa ra.

Lắng nghe và tôn trọng quan điểm của người khác 

Khi phủ nhận lời nói, ý kiến của người khác, hãy lắng nghe và tôn trọng quan điểm của họ. Chứng tỏ rằng bạn đánh giá cao ý kiến của họ và không hề coi thường họ. Điều này giúp bạn duy trì một môi trường giao tiếp tôn trọng và hợp tác. 

Bất đồng quan điểm là gì? Cách xử lý khéo léo khi bất đồng quan điểm

Đề xuất giải pháp thay thế 

Đồng thời với việc phủ nhận, hãy đề xuất một giải pháp hay một lựa chọn thay thế. Điều này cho thấy bạn không chỉ thích phân bua phản bác mà còn sẵn lòng tìm kiếm các cách giải quyết khác. 

Đề xuất giải pháp thay thế
Đề xuất giải pháp thay thế

Tìm điểm chung 

Thay vì tập trung vào sự khác biệt, hãy tìm điểm chung giữa bạn và người mà bạn muốn phản bác ý kiến để họ đồng cảm với bạn. Điều này giúp tạo ra một cảm giác hòa hợp và sự đồng thuận giữa cả hai. 

Trên đây là những thông tin giải thích phủ nhận là gì, cách phủ nhận người khác tránh mất lòng. Đưa ra ý kiến tranh luận tích cực là điều tốt. Tuy nhiên, hãy thật khéo léo, học cách phủ nhận thể hiện thái độ lịch sự và tôn trọng người khác sẽ đem lại hiệu quả giao tiếp. Điều này giúp bạn thành công hơn nhiều trong công việc và cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *