Máy bơm mỡ bò hiện nay đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong việc bôi trơn các loại máy móc. Tuy nhiên trên thị trường có quá nhiều model từ máy bơm mỡ giá rẻ cho đến loại tự động khiến cho người có nhu cầu về sản phẩm này không biết nên chọn mua như thế nào cho phù hợp. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu chi tiết về các loại máy bơm mỡ có trên thị trường hiện nay, hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé.
Tóm tắt
Máy bơm mỡ là gì?
Máy bơm mỡ hay bình bơm mỡ trong tiếng Anh là Grease Pump. Đây là 1 thiết bị được nghiên cứu và chế tạo nhằm hỗ trợ cung cấp chất bôi trơn đến các bộ phận, chi tiết, khớp nối của máy móc.
Kể từ khi có thiết bị này thì nỗi lo về bôi trơn tại trục láp, cổ trục, bánh xe, khớp nối, động cơ đã được giải tỏa. Từ đó, máy móc trở nên bền bỉ hơn, hệ thống hoạt động được nhịp nhàng, an toàn và hạn chế tiếng ồn. Bên cạnh đó, nó còn giúp bảo vệ động cơ khỏi những tác nhân gây ăn mòn và oxi hóa.
Hiện nay, với sự cải tiến của các hãng sản xuất mà cách sử dụng máy bơm mỡ đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều, giúp giảm thời gian, tiết kiệm công sức và tăng hiệu quả công việc.
Cơ chế làm việc của máy là đẩy khí để tạo động lực sao cho bơm hút mỡ di chuyển từ thùng chứa, đi qua các ống hút và đầu súng để phun mỡ theo yêu cầu kỹ thuật. Khi chúng ta nén mỡ trong bình thì đồng thời chúng ta cũng đang tạo nên áp suất. Lượng mỡ sẽ được bơm lên phụ thuộc vào áp suất cao và đưa đến đầu súng dưới sự tác động của 1 piston bên trong bơm.
Tìm hiểu cấu tạo máy bơm mỡ
Mỗi hãng sản xuất, mỗi model máy bơm mỡ ô tô sẽ có hình dáng, kích thước hay màu sắc khác nhau nhưng nhìn chung thì chúng có cấu tạo gồm những bộ phận như sau:
– Tấm ép mỡ: Tấm ép này sẽ được đặt bên trong thùng chứa mỡ. Đây là bộ phận có chức năng nén chặt và đẩy mỡ vào các đường ống hút mỡ với 1 áp lực cụ thể. Nó rất cần thiết để làm cho việc bôi trơn được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
– Thùng chứa mỡ: Bộ phận này có kích thước lớn nhất, có chức năng là chứa mỡ để máy hút lên và bôi trơn tại những nơi cần thiết. Tùy theo từng model máy mà dung tích thùng chứa mỡ có thể khác nhau, trung bình là từ 12 lít cho đến 45 lít. Việc chọn lựa máy bơm mỡ xe ô tô cần chú ý đến nhu cầu để tìm đúng sản phẩm có dung tích phù hợp.
– Súng bơm mỡ: Khi chúng ta bóp cò súng thì mỡ từ bình bơm sẽ phun đúng vị trí và đủ số lượng cần. Súng bơm có chất lượng tốt thì công việc bơm chất bôi trơn như mỡ cũng sẽ rất thuận lợi, không mất nhiều thời gian.
– Dây dẫn mỡ: Đây là phụ kiện làm nhiệm vụ kết nối giữa thùng chứa mỡ và súng phun mỡ. Dây dẫn sẽ đưa mỡ đi từ thùng chứa đi đến súng và cuối cùng là bơm vào các chi tiết và khớp nối.
– Bánh xe: Ở dưới của mỗi máy bơm mỡ bò đều có 4 bánh xe. Đặc điểm của bánh xe này là khả năng xoay 360 độ linh hoạt. Mỗi bánh xe có lớp cao su bọc bên ngoài nhằm hạn chế tình trạng trơn trượt, bảo vệ lớp nhựa cứng bên trong cũng như không làm trầy xước sàn hoặc gây ra tiếng động khi di chuyển. Nhờ vậy mà khách hàng có thể điều khiển đường đi của máy đến vị trí cần thiết một cách dễ dàng hơn.
– Đầu bơm: Bộ phận này có nhiệm vụ là tạo ra áp lực.
– Khung máy: Làm bằng chất liệu inox, giúp khung bơm vừa cứng cáp, chắc chắn lại chống gỉ sét, đạt độ bền cao. Bộ khung tốt sẽ giúp việc lắp các dây bơm trở nên hợp lý và không tốn diện tích. Nó còn giúp thiết bị làm việc tại nhiều không gian mà không gặp sự cố.
Bên cạnh đó, những loại máy bơm mỡ bò cụ thể sẽ cần thêm các phụ kiện được thiết kế riêng biệt như:
– Máy bơm điện thì cần có dây điện, công tắc, motor điện.
– Máy bơm mỡ bò bằng tay hoặc chân thì cần có thêm cần tay gạt hoặc cần đạp chân.
– Các loại máy bơm khí nén thì cần thêm ống dẫn khí từ bình chứa, máy nén.
Giới thiệu các loại máy bơm mỡ đang có trên thị trường
Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng, các nhà sản xuất đã chú trọng phát triển nhiều loại máy bơm mỡ bò hơn. Có thể kể tới những loại máy sau:
Máy bơm mỡ bò bằng tay chân
Giá máy bơm mỡ bằng tay, chân thường phải chăng hơn, dễ thao tác và dùng được trong nhiều trường hợp khác nhau. Thường thì thiết bị này thích hợp với các hệ thống cơ khí trong ngành ô tô, chế tạo máy có quy mô nhỏ. Vòi bơm mỡ mềm, có thể uốn cong để lắp theo đúng chiều, đúng các góc độ. Do máy sử dụng lực cơ học nên tiết kiệm được điện năng.
Điểm hạn chế của chiếc máy này chính là do sử dụng lực từ gạt tay hoặc đạp chân nên người điều khiển sẽ khá mất công sức trong điều kiện yêu cầu phải bôi trơn liên tục, cường độ cao. Dung tích bình chứa mỡ cũng nhỏ nên trong quá trình làm việc sẽ phải dừng nhiều lần để bổ sung thêm mỡ vào bình.
Máy bơm mỡ bò khí nén
Máy bơm mỡ bò bằng hơi đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Để hoạt động được thì nó phải đi kèm với 1 máy nén khí. Khoang chứa mỡ của máy có dung tích từ 20 lít đến 30 lít. Thiết bị này sở hữu nhiều ưu điểm như sau:
– Kiểm soát tốt được lượng mỡ, tránh bơm dư thừa gây lãng phí.
– Độ an toàn cao và thiết kế khá tiện dụng.
– Tốc độ bơm, cấp mỡ nhanh, đều hơn so với loại máy bơm bằng tay.
– Máy bơm mỡ tự động loại này chế tạo từ inox nên có độ bền cơ học tốt.
Máy bơm mỡ bò bằng điện
Tuy là loại máy bơm mỡ bò có thiết kế phức tạp, giá thành lại cao nhưng đây lại là sự lựa chọn hàng đầu của các gara ô tô, xưởng cơ khí. Bởi vì hoạt động bằng động cơ điện nên công suất cũng như tốc độ đạt được của máy khá lớn. Lượng mỡ bơm ra đều và có thể tùy chỉnh. Máy có dung tích thùng chứa mỡ từ 20 lít đến 40 lít, 50 lít…
Giá máy bơm mỡ bò
Giá của các máy bơm mỡ bò trên thị trường rất đa dạng, từ vài triệu đồng cho đến hàng chục triệu nên có thể thích hợp cho mọi nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng.
– Những bình bơm mỡ bò bằng tay – chân có thể sử dụng cho những hệ thống đơn giản với máy móc công suất nhỏ thì giá bán chỉ dao động từ 1,5 triệu đồng cho đến vài triệu. Nó thích hợp với khả năng tài chính của hầu hết các khách hàng.
– Đối với các hệ thống máy móc phải làm việc liên tục với cường độ cao thì những máy bơm mỡ cho ô tô sử dụng khí nén hoặc nguồn điện mới là lựa chọn thích hợp. Bởi vì nó có năng suất hoạt động cao, có độ chính xác và an toàn.
Tuy nhiên, đây là dòng sản phẩm cao cấp hơn do khâu thiết kế và sản xuất khá phức tạp. Mức giá của thiết bị này sẽ dao động từ 2.5 triệu đồng cho đến hơn 10 triệu đồng nên khi chọn mua thì khách hàng nên lưu ý.
Bài viết tham khảo: Máy dò kim loại là gì? Cấu tạo & nguyên lý hoạt động
Trên đây là giới thiệu về các loại máy bơm mỡ bò đang có mặt trên thị trường hiện nay. Hi vọng qua bài viết này các bạn có thể tìm cho mình được một chiếc máy phù hợp với nhu cầu nhất. Nếu muốn được giải đáp những băn khoăn về sản phẩm này thì các bạn hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng mình nhé.