Mỗi âm tiết tiếng Việt là một khối hoàn chỉnh trong phát âm. Tuy rằng, các âm tiết được phát âm liền thành tiếng nhưng một hơn nhưng chúng không phải là một khối bất biến mà có cấu tạo tách rời, tạo thành âm đệm, âm chính, âm cuối. Vậy âm đệm là gì, âm chính, âm cuối là gì? Gồm những âm nào? Cùng Palada.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Tóm tắt
Âm đệm là gì?
Âm đệm là yếu tố đứng ở vị trí thứ 2, sau âm đầu, tác dụng của âm đệm là tạo nên sự đối lập giữa âm tròn môi (voan) và không tròn môi (van).
Âm đệm trong tiếng Việt được chia thành 2 loại: âm đệm bán nguyên âm “u” & âm vị “o” – gọi là âm vị trống.
- Âm vị trống tồn tại được cùng các âm đầu.
- Âm đệm bán nguyên /u/ không được sử dụng trong trường hợp âm tiết có phụ âm đầu là âm môi & âm tiết có nguyên âm là âm tròn môi.
Âm đệm “u” tuân theo nguyên tắc không được phân bố với “g”, “ư” và “ươ” (trừ từ “góa”). Đó là quy luật chung của tiếng Việt: “Các âm có cấu tạo âm giống nhau hoặc gần nhau không được phân bố cùng nhau”.
Các âm đệm gồm những âm nào?
Âm đệm trong tiếng Việt được ghi bằng chữ “u” & “o” với tác dụng biến đổi âm sắc của âm tiết ban đầu, phân biệt các âm tiết khác nhau.
Các âm trong âm đệm sẽ tuân theo nguyên tắc sau:
- Các âm “o” phải đứng trước 3 nguyên âm: a, ă, e.
- Các âm “u” phải đứng trước 4 nguyên âm y, ê, ơ, â.
Âm đệm không xuất hiện sau các phụ âm v, ph, b, m, n, r, g. Trừ các trường hợp: sau ph, b (voan); sau n (noãn); sau g (goá); sau r (roàn).
Ngoài âm đệm, 2 âm còn lại cấu tạo nên vần là âm chính và âm cuối
Tìm hiểu về âm chính, âm cuối
Âm chính là gì?
Trong Tiếng Việt, nguyên âm nào cũng có thể trở thành âm chính của tiếng.
– Các nguyên âm đơn: (11 nguyên âm gồm các âm như: a, ă, â, o, ô, ơ, e, ê, u, ư, i/у)
– Các nguyên âm đôi: Có 3 nguyên âm đôi, được tách thành các nguyên âm sau:
+ iê:
– Ghi là ia khi phía trước không có âm đệm + phía sau không có âm cuối (VD: mía, tia, kia,…)
– Ghi là yê khi phía trước có âm đệm hoặc không có âm nào, phía sau có âm cuối (VD: yêu, chuyên,…)
– Ghi là ya khi phía trước có âm đệm + phía sau không có âm cuối (VD: khuya,…)
– Ghi là iê khi phía trước có phụ âm đầu + phía sau có âm cuối (VD: tiên, kiến,…)
+ uơ:
– Ghi là ươ khi sau có âm cuối (VD: mượn,…)
– Ghi là ưa khi phía sau không có âm cuối (VD: mưa,…)
+ uô:
– Ghi là uô khi sau có âm cuối (VD: muốn,…)
– Ghi là ua khi sau không có âm cuối (VD: mua,…)
Âm cuối là gì?
Âm cuối có chức năng kết thúc âm tiết với những cách khác nhau, làm thay đổi âm sắc của âm tiết. Từ đó, giúp phân biệt các âm tiết với nhau. Đối với âm cuối, vị trí âm cuối do các phụ âm cuối và bán âm cuối đảm nhận.
Bán âm cuối chia làm 2 loại: bán âm cuối bẹt và tròn môi. Còn phụ âm cuối gồm 8 âm chia làm 4 cặp gồm: m-p; nh-ch; n-t; ng-c.
Tiếng vang là gì? Khi nào ta nghe được tiếng vang, phản xạ âm
Bài tập âm đệm âm chính âm cuối
Tiếng nào dưới đây có âm đệm? Viết vần của từng tiếng trong 2 dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:
“Em yêu màu tím
Hoa cà, hoa sim”
Trên đây là những thông tin về khái niệm âm đệm, âm chính và âm cuối là gì cùng những ví dụ minh họa cụ thể. Hy vọng rằng các bạn đã hiểu và phân biệt được 3 loại âm này. Từ đó, xác định chính xác cấu tạo âm của tiếng trong tiếng Việt.