Đạo đức giả là gì? Những biểu hiện của người đạo đức giả

Nếu tiểu nhân giống như con chó hung dữ đuổi cắn người thì kẻ đạo đức giả lại bớt chợt đâm sau lưng, khiến ta không đề phòng được. Vậy đạo đức giả là gì? Đâu là những dấu hiệu, biểu hiện của người đạo đức giả? Hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây để tìm ra đáp án nhé!

Đạo đức giả là gì?

Đạo đức giả là cụm từ mang ý nghĩa trái ngược với đạo đức. Đạo đức là những tiêu chuẩn và nguyên tắc được toàn bộ xã hội công nhận. Trong khi đó, đạo đức giả là cách ứng xử giả tạo, đi ngược với các chuẩn mực đạo đức thông thường; dùng vẻ ngoài hào nhoáng, đĩnh đạc để che đậy đi sự thối nát, tiêu cực của đạo đức ở bên trong nhằm đánh lừa người khác và mưu lợi cá nhân. 

Đạo đức giả là một căn bệnh chết người ẩn nấp sau bộ mặt hào nhoáng. Nó là một lối sống giả dối, gây nguy hại cho nhiều người. Vì vậy, chúng ta cần phải vạch trần, ngăn chặn và kiên quyết lên án những người sống giả tạo. 

Đạo đức giả là gì?
Đạo đức giả là gì?

Ví dụ về đạo đức giả: Trên phương tiện truyền thông lan truyền câu chuyện cảm động về người cha nghèo khổ đi bán vé số để nuôi 2 người con bị bại não. Một nhà từ thiện nào đó xuất hiện khiến người ta cảm ngớt không ngừng trước tấm lòng hảo tâm. Trước ống kính của phóng viên, nhà thiện nguyện trao cho người cha nghèo một xấp tiền dày, bên ngoài là các đồng 500.000 đồng nhưng bên trong toàn là những tờ tiền 20.000 đồng, 50.000 đồng. Trước livestream, nhà hảo tâm đã rơi nước mắt đầy thương tâm khi được biết hoàn cảnh của người cha nghèo. Nhưng kết thúc livestream, bà ta ngừng khóc và xem điện thoại xem mình có diễn đạt hay không.

=> Đây chính là minh chứng cho người sống đạo đức giả. Nhà thiện nguyện trên chấp nhận giúp đỡ người cha tội nghiệp nhưng không xuất pháp từ sự chân thành. Đó chỉ là hành động lăng xê, đánh bóng tên tuổi để phục vụ cho mục đích kinh doanh hay mục đích thực dụng nào đó. 

Những dấu hiệu nhận biết người đạo đức giả là gì?

Người sống đạo đức giả rất khó bị phát giác. Những người thô thiển, nóng tính thường dễ bị người đời chỉ mặt điểm tên. Nhưng thói đạo đức giả vẫn chung sống “vui vẻ” với cộng đồng. Bởi lớp “mặt nạ” nhân cách họ tạo dựng lên quá xuất sắc, hoàn hảo đến mức phải cần rất nhiều thời gian thì chúng ta mới có thể nhận ra được. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết kẻ đạo đức giả:

Chỉ tôn trọng những người có tiền và có quyền

Mục đích để người đạo đức giả đắp lên mình lớp “mặt nạ” dày như vậy suy cho cùng vẫn là vì lợi tư cá nhân. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy đặc điểm nhận diện này trong môi trường công sở. Với cấp trên, họ luôn nịnh nọt và tươi cười vui vẻ. Với những người có địa vị thấp kém hơn, họ lại tỏ thái độ khinh bỏ và coi thường. 

Rất giỏi che đậy

Những người sống đạo đức giả luôn có hẳn một sách lược để gây dựng hình tượng cho bản thân. Trước mặt mọi người, họ luôn thể hiện mình là người cao thượng và vô cùng nhân nghĩa, khiến nhiều người lầm tưởng và ái mộ. Nhưng thực tế, họ vô cùng xấu xa, âm hiểm, ẩn chứa nhiều suy nghĩ độc ác như sự kiêu ngạo, lòng tham, ghen tị, đố kỵ,… Cha ông ta có câu “miệng nam mô, bụng một bồ dao găm” chính là để ám chỉ những con người này.

Người đạo đức giả rất giỏi che đậy bản thân
Người đạo đức giả rất giỏi che đậy bản thân

Chỉ giúp người khác khi bản thân có lợi

Lợi ích cá nhân là thứ mà người đạo đức giả luôn ưu tiên hàng đầu. Bởi vậy, nếu họ có thể kiếm lời từ một việc gì đó, họ sẽ thực hiện nó một cách nhanh chóng. Ngược lại, nếu công việc đó không có lợi lộc gì, họ sẽ tìm cách né tránh và không muốn thực hiện. Trong khi đó, những người tử tế luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác đơn giản mà không suy nghĩ bất cứ điều gì. 

Thích tỏ ra là người tốt để gây sự chú ý

Người đạo đức giả là gì? Đó là những con người luôn thích ra vẻ mình tốt bụng để thu hút sự chú ý của người khác. Họ thích thể hiện mình là người thông minh, ưu tú và tài giỏi để trở thành tiêu điểm trước đám đông. Họ thích làm từ thiện và cố gắng phô trương với cả thế giới đơn thuần vì muốn hơn thua với người khác chứ không xuất pháp từ tận tâm. 

Tóm lại, mỗi bước đi của họ đều hướng đến mục đích là cho tất cả mọi người biết, để được người khác ngưỡng mộ và tôn trọng. Nhưng vì quá tập trung vào việc người khác nghĩ gì về mình nên vô tình họ đã đánh mất giá trị thật của bản thân. 

Tác hại của đạo đức giả là gì?

Đạo đức giả có mặt ở khắp mọi nơi, mọi chốn và gây ra nhiều tác hại cho cá nhân đó và toàn xã hội. Đối với con người, sống giả dối có thể khiến chúng ta đánh mất nhân cách, niềm tin và sự quý trọng của mọi người dành cho mình. Cá nhân ấy có thể trở thành một kẻ “bệnh hoạn” nguy hiểm, luôn có những suy nghĩ và hành động trái ngược nhau. 

Đạo đức giả hủy hoại nhân cách tốt đẹp của con người, biến họ trở thành những con người độc ác và nham hiểm, khiến mọi người xung quanh luôn phải dè chừng và đề phòng. Những hành vi và suy nghĩ của người đạo đức giả sẽ trở thành “tấm gương bẩn” đối với con trẻ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ và có thể làm “hỏng” cả một thế hệ. 

Một nhà kinh tế học đã từng nói rằng: “Nạn hàng giả có khả năng làm suy sụp cả một nền kinh tế của một quốc gia”. Vì vậy, ta có thể suy luận rằng: “Nạn đạo đức giả có thể làm suy yếu nền văn hóa của cả một đất nước”. Đạo đức giả có thể làm lẫn lộn các giá trị đạo đức, khiến xã hội cuồng quay với những giả dối bất phân, làm suy đồi chuẩn mực và các giá trị đạo đức quý của con người. Điều này gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho xã hội. 

Người sống đạo đức giả khi bị phát hiện sẽ bị mọi người xa lánh, không tôn trọng
Người sống đạo đức giả khi bị phát hiện sẽ bị mọi người xa lánh, không tôn trọng

Cách đối phó với kẻ đạo đức giả là gì?

Những người đạo đức giả đáng sợ hơn nhiều lần đối với kẻ tiểu nhân. Bởi họ luôn trưng ra bộ mặt tốt đẹp nhưng lại ngấm ngấm mưu đồ phía sau, khiến chúng ta không kịp đề phòng và bị tổn thương. Vì vậy, khi gặp những kẻ đạo đức giả, chúng ta thường có xu hướng tránh xa. 

Tuy nhiên, trong một tập thể, khi bạn chủ động không tiếp xúc với một người mà những thành viên khác không biết lý do thì rất có thể bạn sẽ bị đánh giá là ích kỷ, không hòa hợp với cộng đồng. Vậy có cách nào để đối phó với những kẻ đạo đức giả hay không? Các bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Không trách móc cũng không từ chối tiếp xúc với họ. Thay vào đó, hãy đối xử với họ bình thường và tự cảnh giác để họ không gây ảnh hưởng đến bản thân. Nếu họ có những hành vi quá trớn với đồng nghiệp, bạn cũng không nên nói thẳng trước mặt mọi người mà hãy cảnh báo một cách khéo léo với người đồng nghiệp ấy để họ tự nhận ra “bộ mặt thật” của người sống giả tạo.  
  • Không nên tỏ ra ghét bỏ ngay lập tức mà từ từ xa lánh họ. Dần dần hình ảnh của họ sẽ biến mất khỏi đầu của bạn dù cả hai vẫn đang làm việc cùng nhau. Trong công việc, nếu cần phải tương tác với họ thì bạn vẫn tỏ ra bình thường, trò chuyện xã giao chứ không nên cố gắng tỏ ra thân thiết. 

Thánh thiện là gì? Sự thánh thiện là gì? Nghĩa của thánh thiện

Cuộc đời mỗi người sẽ là một cuốn tiểu thuyết dài; mỗi ngày đi qua sẽ hé mở những trang sách mới. Vậy nên đừng để những thói xấu, nhất là thói đạo đức giả xuất hiện một dòng nào. Thay vào đó, hãy làm những điều tốt đẹp và có ích hơn cho đời nhé. Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn phần nào hiểu đạo đức giả là gì và các dấu hiệu nhận biết của chúng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *