Đạp thanh là gì? Nguồn, ý nghĩa của lễ hội đạp thanh

Hội đạp thanh có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc. Người dân Việt Nam biết đến ngày hội này phổ biến nhất có lẽ thông qua những câu thơ trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du: “Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh…”. Vậy hội đạp thanh là gì, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày hội này ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu  qua bài viết sau.

Hội đạp thanh là gì?
Hội đạp thanh là gì?

Đạp thanh là gì?

Hội Đạp thanh được coi như ngày lễ tình nhân đầu tiên được ghi nhận, trước ngày Lễ tình nhân 14/2 phổ biến hiện nay.

Nguồn gốc của Hội đạp thanh là gì?

Nguồn gốc của hội Đạp thanh gắn liền với Hiên Viên Hoàng Đế, người đã có đóng góp rất lớn vào sự phát triển của Trung Quốc thời Viễn cổ. 

Tương truyền vào ngày đầu tiên của tháng 3 âm lịch, Hoàng Đế Hiên Viên được ra đời. Vì vậy, người Hán đã chọn ngày này để bái tổ tiên, tạo ra ngày Tết Thượng tị.

Vào Lễ Thượng tị, mọi người  được khuyến khích tắm gội để loại hết bụi bẩn, bệnh tật và cầu mong một cuộc sống hạnh phúc hơn. Bất kể trai gái, già trẻ đều thực hiện hoạt động này ở bờ sông phía Đông.

Chính vì mọi người đều đổ dồn ra sông để tắm gội nên đây là cơ hội vàng để các nam thanh nữ tú giao lưu và thể hiện tình cảm. Đây cũng chính là cơ hội để nam nữ kết duyên và được xem như ngày lễ tình nhân thời bấy giờ.

Đạp thanh là ngày để các cặp nam thanh nữ tú gặp gỡ, bày tỏ tình cảm
Đạp thanh là ngày để các cặp nam thanh nữ tú gặp gỡ, bày tỏ tình cảm

Đến đời Tống, khi mà tư tưởng Nho giáo nghiêm khắc hơn về mối quan hệ nam nữ. Vì vậy, từ ngày chuyên để các đôi nam nữ tìm hiểu, hẹn hò, lễ Thượng tị đã chuyển thành ngày nam nữ du xuân. Tên gọi “hội Đạp thanh” cũng xuất phát từ nguyên do này.

Giải thích nghĩa của từ đạp thanh như sau: Từ “đạp” trong tiếng Hán có nghĩa là giẫm, lại vừa có nghĩa là du ngoạn, còn chữ “thanh” có nghĩa là cỏ, cũng được hiểu là thanh khiết, mát mẻ, trong lành. 

Như vậy, ý nghĩa của cụm từ “Đạp thanh” có thể hiểu như là ngày mà các đôi trai gái thưởng ngoạn, du xuân, và hành động này được thể hiện bằng việc giẫm lên cỏ.

Ý nghĩa văn hóa của Hội Đạp thanh là gì?

Lễ hội đạp thanh mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống Trung Hoa. 

Đối với các quốc gia xem Tết Thanh minh là Quốc lễ như ở Trung Quốc, hội Đạp thanh chính là cơ hội để người dân được cùng nhau đi chơi du xuân và tham gia các trò chơi truyền thống như đu quay, đá cầu, bắn cung và đặc biệt là thả diều.

Người dân tham gia các trò chơi trong ngày hội đạp thanh 
Người dân tham gia các trò chơi trong ngày hội đạp thanh

Tại Việt Nam, tiết Thanh Minh không được xem là Quốc lễ nên phần lớn người dân chỉ thực hiện hoạt động tảo mộ hoặc bày mâm cúng tổ tiên tại gia. Phần lớn người Việt chỉ hiểu khái niệm của hội Đạp thanh chứ không tổ chức ngày hội này.

Tổng hợp những ngày lễ lớn trong năm bạn nên biết

Trên đây là những thông tin về ngày hội đạp thanh của Trung Quốc. Bên cạnh đó, còn rất nhiều những ngày lễ, hội đặc biệt khác mang nét đẹp văn hóa Trung Hoa. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong những bài viết tiếp theo nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *