Đầu tư công là một trong những hình thức đầu tư hiệu quả nhất hiện nay. Song, chúng cũng đòi hỏi nguồn vốn vô cùng lớn để doanh nghiệp có thể hoạt động và phát triển mạnh mẽ. Vậy đầu tư công là gì? Đầu tư công bao gồm những lĩnh vực nào? Vốn đầu tư công là gì? Tại sao phải đầu tư công tại Việt Nam? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có được câu trả lời chi tiết nhất nhé!
Tóm tắt
Đầu tư công là gì?
Đầu tư công là gì? Theo khoản 15 Điều 4 trong Luật Đầu tư công 2019, đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các doanh nghiệp, dự án, chương trình và đối tượng đầu tư công khác theo quy định.
Như vậy, ta có thể hiểu nôm na đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước để xây dựng, phát triển các chương trình, dự án phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội.
Vai trò của đầu tư công đối với nền kinh tế là gì?
Từ lâu, người ra đã mặc định rằng các dự án được đầu tư công chính là đòn bẩy cực lớn để kinh tế, chính trị và xã hội nước nhà được phát triển; giúp nền kinh tế có sự tăng trưởng tốt, đảm bảo cuộc sống của người dân không bị túng thiếu, nghèo đói.
Trên thực tế, tại Việt Nam, đầu tư công đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư và có vai trò quyết định tốc độ tăng trưởng của đầu tư nói chung.
Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 1995 – 2013, đầu tư công chiếm 40% tổng đầu tư (lớn gấp đôi tỷ trọng FDI & đầu tư tư nhân). Sau khi giảm nhẹ vào năm 2010, đến năm 2011, tỷ trọng đầu tư công đã phục hồi và đạt mức 40,4% tổng vốn đầu tư. Ngoài ra, từ năm 2013 đến nay, tốc độ tăng trưởng của nước ta luôn đạt mức >7.3%, bất chấp đại dịch Covid hoành thành.
Đối tượng đầu tư công gồm những lĩnh vực nào?
Tại điều 5 Luật Đầu tư công 2019, các đối tượng đầu tư công được quy định như sau:
- Các doanh nghiệp, chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.
- Các hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị tổ chức chính trị – xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập.
- Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội.
- Các dự án, doanh nghiệp theo hình thức đối tác công tư.
- Những công tác thẩm định, quyết định, phê duyệt, công bố và điều chỉnh các quy hoạch theo quy định của Nhà nước.
- Ngân hàng và các quỹ tài chính nhà nước khác
- Các đối tượng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đương thời.
Nguyên tắc quản lý đầu tư công
Theo điều 12 trong Luật Đầu tư công 2019, nguyên tắc quản lý đầu tư công hiệu quả được quy định như sau:
- Tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quản lý & sử dụng vốn đầu tư công.
- Phù hợp với kế hoạch, chiến lược phát triển kiển tế – xã hội trong 5 năm của quốc gia, quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch đầu tư công.
- Thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý, tổ chức và các cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Luôn công khai, rõ ràng, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.
- Quản lý vốn đầu tư công theo đúng quy định của từng nguồn vốn
- Bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, tiết kiệm, chất lượng, hiệu quả và cân đối nguồn lực; không để lãng phí, thất thoát ngân sách Nhà nước.
Nội dung quản lý của nhà nước về đầu tư công
Theo điều 13 tại Luật Đầu tư công 2019, nội dung quản lý của nhà nước về đầu tư được quy định như sau:
- Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện những chiến lược, chương trình, kế hoạch và giải pháp đầu tư công.
- Theo dõi và quản lý vốn đầu tư công
- Đánh giá hiệu quả đầu tư công: thanh tra, giám sát việc thực hiện, tuân thủ các kế hoạch và quy định pháp luật về đầu tư công của doanh nghiệp.
- Xử lý các vi phạm pháp luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại của tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động đầu tư công của doanh nghiệp.
- Có những chương trình khen thương các tổ chức, đơn vị hay những cá nhân có thành tích tiêu biểu trong hoạt động đầu tư công
- Hợp tác quốc tế
12 hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công
Theo điều 16 của Luật Đầu tư công 2019, các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công được quy định như sau:
- Các quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với kế hoạch, chiến lược ban đầu; không xác định và cân đối được nguồn vốn; không đúng thẩm quyền, trình tự và thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Các quyết định đầu tư dự án, chương trình khi chưa được đơn vị có thẩm quyền quyết định hoặc không đúng với các nội dung về phạm vi, mục tiêu, quy mô, vượt tổng vốn đầu tư của chủ chương đầu tư.
- Tự ý quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, dự án.
- Lợi dụng quyền hạn, chức vụ để vụ lợi, chiếm đoạt hoặc tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp thông đồng với tổ chức tư vấn hoặc nhà thầu về quyết định chủ trương đầu tư, gây thất thoát, lãng phí vốn và tài sản của Nhà nước; làm tổn hại, xâm phạm trực tiếp lợi ích hợp pháp của công dân và cộng đồng.
- Đưa, nhận hoặc môi giới hối lộ
- Tự yêu cầu tổ chức hoặc cá nhân bỏ vốn đầu tư khi dự án, chương trình chưa được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư.
- Sử dụng nguồn vốn đầu tư công không đúng đối tượng, mục đích hoặc vượt ngưỡng tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.
- Tự ý làm giả, làm sai lệch thông tin hồ sơ, tài liệu liên quan tới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện dự án, chương trình.
- Cố ý cung cấp, báo cáo thông tin không chính xác, không khách quan làm ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định và quyết định kế hoạch dự án, chương trình.
- Cố ý hủy hoại, che giấu, lừa dối hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, hồ sơ liên quan đến quyết định của chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư & triển khai thực hiện dự án, chương trình.
- Cản trở việc kiểm tra, giám sát và phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công của đơn vị có thẩm quyền.
Giải pháp giúp hoạt động đầu tư công trở nên hiệu quả hơn
Hiện nay, do chính phủ chưa có cơ chế giám sát quá chặt chẽ đối với các hoạt động trong doanh nghiệp nhà nước, nhất là đối với việc đầu tư. Đồng thời, các Bộ cũng không thể can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nên quá trình cổ phần hóa cũng tiến triển chậm.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã vay nợ lớn để mở rộng quy mô, đầu tư dàn trải vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực và phát triển các hoạt động ngoài ngành nghề chính; có khả năng làm lũng đoạn thị trường, gây thất thoát vốn Nhà nước.
Vì thế, việc đánh giá và tái cấu trúc đầu tư trong đầu tư công sẽ giúp Nhà nước nâng cao hiệu quả đầu tư, kiềm chế lạm phát và nâng cao chất lượng tăng trưởng, cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân.
Những thông tin khác liên quan đến đầu tư công
Đầu tư công tiếng Anh là gì?
Đầu tư công trong tiếng Anh là Public investment. Đây là hình thức sử dụng vốn của Nhà nước để đầu tư vào các dự án, chương trình không vì mục tiêu lợi nhuận và không có khả năng hoàn vốn trực tiếp.
Đầu tư công trung hạn là gì?
Đầu tư công trung hạn là tập hợp các nhiệm vụ của kế hoạch đầu tư công trong 5 năm và chỉ thực hiện trong thời hạn 5 năm.
Vốn đầu tư công là gì?
Vốn đầu tư công là ngân sách Nhà nước – điều kiện hàng đầu trong việc xây dựng, phát triển và tăng trưởng nền kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với những quốc gia càng kém phát triển thì càng cần nhiều vốn đầu tư công và ngược lại.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đầu tư công là gì mà palada.vn muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu đầu tư công là gì, đầu tư công trung hạn là gì, đầu tư công gồm những lĩnh vực nào,…
Để biết thêm nhiều thông tin hay ho khác về kinh tế – xã hội, mời bạn tham khảo các bài viết tiếp theo của chúng tôi tại palada.vn!