Ê tô là gì? Phân loại, vai trò & cách dùng ê tô

Ê tô là dụng cụ quan trọng không thể thiếu trong ngành cơ khí. Bài viết dưới đây của palada.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ ê tô là gì, vai trò, phân loại cũng như cách sử dụng dụng cụ cơ khí này nhé!

Ê tô là gì?

Ê tô là dụng cụ cơ khí dùng để giữ cố định phôi và các chi tiết (thanh sắt, ống thép,…) khi gia công, sửa chữa và lắp ráp. Chúng được đúc từ gang cứng cho độ bền cao, chịu nhiệt, chịu lực tốt, không bị han gỉ hay biến dạng do các tác động trực tiếp từ môi trường.

Ê tô dùng để cố định phôi, các chi tiết nhỏ khi gia công, lắp ráp
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của ê tô

Ê tô kẹp và kìm đều có chức năng chính là kẹp và giữ chặt các chi tiết khi làm việc. Tuy nhiên, kìm không thể thay thế cho ê tô vì nó không thể tạo ra lực ép lớn như ê tô.

Ê tô tiếng Anh là vise. Trong tiếng Nhật, ê tô được viết là 万力.

Công dụng của ê tô là gì?

Ê tô dùng để làm gì? Ê tô dùng để giữ các chi tiết đơn hoặc các chi tiết có kích thước nhỏ. Nhờ có dụng cụ này mà quá trình thi công lắp ráp diễn ra nhanh chóng với độ chính xác cao, hiệu quả.

Đối với người thợ cơ khí, sử dụng kẹp ê tô giúp công việc của họ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Đảm bảo chất lượng sản phẩm hoàn thiện tốt nhất, đáp ứng kịp theo tiến độ đặt ra.

Ê tô giúp nâng cao hiệu quả công việc
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của ê tô

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của ê tô

Để tìm hiểu chi tiết hơn về ê tô là gì, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dụng cụ này nhé:

Về cấu tạo

Ê tô có cấu tạo khá đơn giản, gồm có các bộ phận sau:

  • Thân ê tô: Làm từ các vật liệu như thép, gang, hợp kim với kết cấu đặc, tạo sự chắc chắn cho sản phẩm.
  • Thanh trượt: Đây là bộ phận quan trọng của ê tô, cho phép người dùng điều chỉnh khoảng cách giữa hai mỏ kẹp khi làm việc.
  • Mỏ kẹp: Có nhiệm vụ nắm và giữ cố định các chi tiết. Mỗi ê tô có 2 mỏ kẹp, 1 mỏ kẹp cố định (gọi là má cố định) và 1 mỏ kẹp di động có khả năng chuyển động tịnh tiến. Mỏ kẹp thường có thiết kế dạng răng cưa hoặc rãnh để tăng độ ma sát, giữ vật thể chắc nhất.
  • Tay quay/ núm quay: Được gắn vào một đầu của thanh trượt, giúp người dùng có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp khoảng cách giữa hai mỏ kẹp theo yêu cầu công việc. Đối với loại ê tô khí nén hoặc ê tô thủy lực, tay quay được thay thế bằng hệ thống khí nén để cung cấp năng lượng đẩy thanh trượt di chuyển.
Các bộ phận cấu tạo ê tô
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của ê tô

Về nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của ê tô dựa trên lực cân bằng và áp lực nén. Dưới tác dụng của khí nén, hệ thống thủy lực hoặc lực tác động từ tay, thanh trượt sẽ di chuyển, đẩy mỏ kẹp di động về phía mỏ kẹp tĩnh.

Lúc này, hai mỏ kẹp tạo ra áp lực nén từ hai phía của vật thể. Hai áp lực nén này có độ lớn bằng nhau, cùng phương nhưng ngược chiều. Nhờ vậy, vật thể được kẹp chặt, đảm bảo không bị xê dịch trong quá trình làm việc.

Các loại ê tô phổ biến

Kẹp ê tô được chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo thiết kế và công năng sử dụng. Dưới đây là các loại ê tô kẹp cơ khí phổ biến nhất:

Phân loại ê tô theo thiết kế

  • Ê tô kẹp góc vuông: Dùng để giữ cố định góc vuông khi thực hiện các công việc như hàn góc, bắn keo, bắt vít góc vuông,… Chúng được làm từ hợp kim nhôm, phần tay vặn làm bằng nhựa hoặc cao su tạo cảm giác chắc chắn, thoải mái khi sử dụng. Ê tô giữ góc vuông có 2 loại là ê tô kẹp góc vuông 1 tay và ê tô kẹp góc vuông 2 tay.
  • Ê tô kẹp cơ khí có mâm xoay: Có khả năng xoay 360 độ, giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa và gia công các chi tiết góc cạnh linh hoạt. Ê tô xoay thường được dùng cho các công việc như chạm khắc đồ mỹ nghệ, khoan lỗ, mài dũa,…
Ê tô kẹp góc vuông 1 tay cầm
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của ê tô

Phân loại ê tô theo ứng dụng

  • Ê tô bàn nguội: Dùng để kẹp các chi tiết máy để thợ sửa nguội gia công tay hay thực hiện các công việc như hàn xì, tháo lắp, gá kẹp để mài dũa,…
  • Ê tô bàn khoan: Có độ mở lớn; dùng phổ biến ở các loại máy khoan cần, khoan đứng, máy mài, máy bào, máy phay vạn năng,… Bề mặt má kẹp được làm nhẵn bóng, đảm bảo độ chính xác khi gia công.
  • Ê tô máy phay: Chuyên dùng cho bàn máy phay, máy khoan, máy sọc then, máy cắt CNC,… Thiết bị có lực kẹp lớn, giúp cố định phôi chính xác, chắc chắn.
  • Ê tô kẹp bàn: Lắp trên bàn máy để cố định các chi tiết khi gia công.
  • Ê tô kẹp ống nước: Dùng để cố định các loại ống nước, ống nhựa để làm các thao tác như dài dũa, cắt gọt ống,…
Các loại kẹp ê tô theo ứng dụng
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của ê tô

Phân loại kẹp ê tô theo cơ chế hoạt động

  • Ê tô thủy lực: Nhờ sử dụng hệ thống thủy lực mà thao tác kẹp, giữ cố định phôi trở nên đơn giản, chủ động, dễ kiểm soát và mang lại hiệu quả cao. Loại ê tô kẹp này thường dùng để gia công các chi tiết phôi dạng lớn, yêu cầu độ ổn định và chính xác cao.
  • Ê tô khí nén: Vận hành bằng khí nén tạo lực ép ổn định, giúp người dùng tiết kiệm nhiều công sức. Trên ê tô được trang bị thêm đồng hồ đo áp suất để quan sát và điều chỉnh áp suất khí nén theo nhu cầu.
  • Ê tô cơ: Vận hành bằng lực tay thông qua các thao tác như đẩy, vặn núm quay hoặc xoay. Loại ê tô này có giá bán rẻ nên được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, nó chỉ áp dụng với các chi tiết có kích thước nhỏ.
Phân loại ê tô theo cơ chế vận hành
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của ê tô

Phân loại kẹp ê tô theo kích thước

  • Ê tô mini: Có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo bên mình để sử dụng. Chúng được dùng để cố định các chi tiết nhỏ như đồ handmade, mạch điện tử,…
  • Ê tô cỡ lớn: Sử dụng khi kẹp cố định các chi tiết có kích thước vừa và lớn. Ê tô cỡ lớn hoạt động bằng khí nén hoặc hệ thống thủy lực.

Cách sử dụng ê tô đúng kỹ thuật

Để sử dụng ê tô đúng kỹ thuật, bạn cần tuân thủ theo các bước sau:

  • Bước 1: Đặt ê tô lên bề mặt ổn định, đảm bảo dụng cụ được cố định chắc, không bị lung lay hay di chuyển khi làm việc.
  • Bước 2: Điều chỉnh khoảng cách giữa hai mỏ kẹp sao cho phù hợp với kích thước của vật thể cần giữ cố định. Vật thể nằm chính giữa mỏ kẹp.
  • Bước 3: Tiếp tục điều chỉnh núm xoay hoặc sử dụng khí nén, hệ thống thủy lực để vật được kẹp chặt và ổn định. Sau đó, thực hiện các công việc như hàn, cắt, khoan, mài,…
  • Bước 4: Kết thúc công việc, tiến hành tháo vật thể ra khỏi mỏ kẹp. Lưu ý, cần ngắt điện các thiết bị trước khi tháo để đảm bảo yếu tố an toàn.
Cách dùng ê tô đúng kỹ thuật
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của ê tô

Bài viết trên đã chia sẻ về ê tô là gì, phân loại và cách sử dụng. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về dụng cụ cơ khí này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *