Khối lượng tịnh là gì? Cách ghi khối lượng tịnh trên bao bì

Khối lượng tịnh là gì? Có ý nghĩa gì? Cách ghi khối lượng tịnh trên bao bì là gì? Khối lượng tịnh có điểm gì khác biệt so với trọng lượng tịnh? Cùng Palada.vn đi tìm câu trả lời nhé!

Khối lượng tịnh nghĩa là gì? 

Khối lượng tịnh tiếng Anh là Net Weight, được định nghĩa là khối lượng của một vật thể không tính bao bì kèm theo. 

Hiểu nôm na, khối lượng tịnh trên bao bì chính là trọng lượng của chính vật thể đó mà không tính bao bì. Khối lượng tịnh thường được tính bằng đơn vị gam (g), kilogam (kg)

Khối lượng tịnh của một vật thể không tính bao bì kèm theo
Khối lượng tịnh của một vật thể không tính bao bì kèm theo

Ví dụ: 

  • 1 kiện hàng với có trọng lượng tổng là 1,1 kg. Tuy nhiên, khối lượng tịnh trên bao bì ghi là 1 tấn vì phần bao bì đã chiếm 100g.

=> Khối lượng hàng hóa thực = 1kg và người ta còn gọi 1 kg này là Net Weight hay khối lượng tịnh.

  • Khi mua một hộp sữa, bạn thấy trên bao bì có ghi khối lượng tịnh: 500g. => Khối lượng thực tế của lượng sữa trong hộp
  • Hay trên bao bì của gói dầu gội có ghi khối lượng tịnh: 50g 

=> Khối lượng của lượng dầu gội trong gói

  • Gói phở gà có ghi khối lượng tịnh (Net wt): 75g

=> Tất cả các nguyên liệu như phở, gia vị là 75g, không tính khối lượng của bao bì.

Cách ghi khối lượng tịnh trên bao bì

Bản chất, khối lượng tịnh là giá trị khối lượng thực tế không tính bao bì của sản phẩm. Do đó, theo Thông tư số 21/2014 của Bộ khoa học và Công nghệ, những cá nhân, tổ chức, đơn vị kinh doanh sản phẩm đóng gói phải đảm bảo thông tin đầy đủ về: thể tích, diện tích, chiều dài…đồng thời cách ghi khối lượng tịnh trên bao bì phù hợp theo quy định. 

Cách ghi khối lượng tịnh trên bao bì theo quy định
Cách ghi khối lượng tịnh trên bao bì theo quy định

Khối lượng thực của hàng hóa trong bao bì được xác định thông qua phương pháp đo tiêu chuẩn. Quy cách đóng hàng đúng tiêu chuẩn, lượng thực sản phẩm đảm bảo không nhỏ hơn lượng cho phép tối thiểu.

Đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu, cần có đủ giấy tờ chứng minh về tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn đo lường. Những cơ sở đáp ứng yêu cầu này sẽ được cấp dấu định lượng. Trường hợp vi phạm sẽ bị hủy bỏ giấy chứng nhận hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh.

Trọng lượng tịnh là gì?

Khác với khối lượng tịnh Net Weight, trọng lượng tịnh – Gross Weight thể hiện khối lượng hàng hoá gồm cả bao bì đã được đóng gói.

Những kiện hàng phải di chuyển xa thường được đóng gói và bảo quản kỹ qua nhiều lớp, thùng carton. Trọng lượng tịnh giúp nhà phân phối tính toán được khối lượng hàng hoá vận chuyển, để từ đó có những chính sách, chiến lược phù hợp để tiết kiệm chi phí.

Trọng lượng tịnh thể hiện khối lượng hàng hoá gồm cả bao bì đã được đóng gói
Trọng lượng tịnh thể hiện khối lượng hàng hoá gồm cả bao bì đã được đóng gói

Ngoài ra, đối với người tiêu dùng, trọng lượng tịnh còn giúp cung cấp thông tin khối lượng bao bì của sản phẩm bên ngoài khối lượng tịnh.

Ví dụ: Khối lượng tịnh (NW) của một thùng mì tôm là 10kg, thùng carton  có khối lượng 2kg. Vậy trọng lượng tịnh của gói hàng sẽ là 12kg.

Trọng lượng tịnh là gì và khác khối lượng tịnh như thế nào?

Phân biệt khối lượng tịnh và trọng lượng tịnh
Phân biệt khối lượng tịnh và trọng lượng tịnh
  • Khối lượng tịnh thường được dùng để định lượng vật chất của một vật nào đó. Khối lượng của một vật sẽ luôn được bảo toàn.
  • Trong khi đó, trọng lượng tịnh lại được dùng để thể hiện cường độ tác dụng của một lực nào đó lên đồ vật. Trọng lượng của một vật sẽ thay đổi theo chiều cao và trọng lực tác động.

Khối lượng riêng là gì? Đơn vị đo, công thức tính khối lượng riêng

1kg bằng bao nhiêu gam? Các cách đổi đơn vị đo khối lượng

Một số đại lượng tương tự khối lượng tịnh

  • Volume Weight (VW): là trọng lượng thể tích của hàng hoá.

VW = thể tích hàng hoá * hằng số trọng lượng thể tích

Trong đó: hằng số quy ước trọng lượng thể tích là 1000 kgs/cbm.

  • Chargeable Weight (CW): Là số liệu được đưa ra sau khi so sánh giữa G.W và V.W của lô hàng, cái nào lớn hơn sẽ lấy cái đó để tính cước.

Ví dụ: Lô hàng có 5 thùng hàng với 3 thùng hàng có kích thước 40x70x58 (cm), 2 thùng hàng có kích thước 50x70x60 (cm).

G.W = 200kgs

V.W = ((40x70x58x3) + (50x70x60x2)) / 6000 = 151 kgs

Vậy C.W = 200kgs

Vậy là bài viết đã giải đáp những thông tin về khối lượng tịnh, cách ghi khối lượng tịnh trên bao bì cũng như cách phân biệt khối lượng tịnh và trọng lượng tịnh. Giờ thì khi đọc thông tin sản phẩm bất kỳ nào đó, các bạn đã có thể hiểu chính xác thông tin khối lượng tịnh, trọng lượng tịnh là gì rồi. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *