Chúng ta vẫn thường nghe rằng việc giữ vững lập trường tư tưởng chính là chìa khóa để một người đạt được thành công. Người không có lập trường trong cuộc sống sẽ gặp vô vàn khó khăn. Vậy lập trường là gì? Làm sao để có thể giữ vững lập trường?
Tóm tắt
Lập trường là gì?
Lập trường là tập hợp những tố chất bên trong mỗi người tạo nên nét đặc điểm riêng cho bản thân. Người giữ vững lập trường là người thể hiện sự tự tin, chứng minh, bảo vệ được những quan điểm riêng của bản thân mình về sự việc hoặc quan điểm nào đó.
Lập trường tư tưởng là nền tảng ban đầu để từ đó xây dựng được các lập luận nhận thức về sau. Hầu hết lập trường tư tưởng của người Việt đều còn yếu, hoặc bị sai lệch dẫn đến việc thiếu nhận thức phân loại thông tin, đặc biệt là trên mạng xã hội.
Xây dựng lập trường là một quá trình đòi hỏi kinh nghiệm và thời gian. Muốn xác định được lập trường thông tin, chúng ta phải tiếp cận và phân tích nhiều dạng thông tin khác nhau. Thông qua việc tiếp cận, chúng ta đánh giá được sự chính xác của thông tin, cũng như những hạn chế và tính độc hại (nếu có) mà thông tin đó mang đến.
Việc có lập trường của bản thân mang lại lợi ích gì?
Trong cuộc sống mỗi người chắc chắn sẽ có rất nhiều lần đứng trước tình huống bất đồng quan điểm. Lúc này một người giữ vững lập trường sẽ mang lại những lợi ích như sau:
– Trau dồi kỹ năng giao tiếp, trao đổi thông tin: Người có lập trường sẽ phải nói chuyện rất nhiều để bảo vệ được quan điểm mình đã đưa ra mà không bị đối phương phản bác.
– Tăng khả năng thu thập thông tin: Muốn giữ được lập trường của bản thân, chúng ta cũng cần phải có đầy đủ căn cứ để đạt được niềm tin vào lập trường đó.
– Tăng cường kỹ năng phân tích các vấn đề: Một vấn đề đưa ra nếu chỉ có những thông tin cơ bản mà không được đi sâu giải thích thì cũng khó lòng mà thuyết phục được người nghe.
– Tăng khả năng đưa ra quyết định: Việc đưa ra quyết định là kỹ năng mà không phải ai cũng có được. Rất nhiều người trong giây phút quan trọng lại trở nên bối rối không biết nên làm gì.
– Cải thiện kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Trong một cuộc tranh luận không tránh khỏi sự công kích từ đối phương. Lúc này một người có lập trường sẽ biết kiềm chế để không có hành vi hay lời nói quá khích.
Thái độ giữ vững lập trường là thế nào?
Mỗi con người đều là một cá thể riêng biệt, có những tình huống trong cuộc sống rất phức tạp. Nếu chọn cách giữ vững lập trường tư tưởng thì hãy ghi nhớ những điều sau để không phải ố dề:
– Không phải lúc nào chúng ta cũng nên cư xử tốt: Nhiều người vì muốn cư xử lịch sự, tránh rủi ro nên đã khiến một tình huống vượt ngoài tầm kiểm soát. Thế nhưng có một sự khác biệt lớn giữa cư xử theo phép lịch sự và im lặng, vì chúng ta lo sợ hoặc không chắc chắn. Hãy lắng nghe bản năng bên trong ở những tình huống này. Đôi khi tốt nhất nên tự bảo vệ mình hay bảo vệ người khác chứ đừng quan tâm đến việc phải cư xử tốt.
– Nhìn thẳng vào sự thật: Sẽ dễ dàng trong việc giữ vững lập trường của bản thân hơn, nếu bạn có niềm tin và những căn cứ logic trong lý lẽ hay lập luận của mình. Tất nhiên điều quan trọng ở đây là bạn cần chắc chắn về thông tin mình có. Nếu bạn cho rằng ai đó đang che giấu thông tin hay đang giải thích không rõ ràng, hãy kiên nhẫn hỏi cho đến khi có thể hoàn toàn hiểu được vấn đề.
– Đừng áp đặt suy nghĩ của cá nhân mình lên người khác: Ví dụ, bạn là người ăn chay nên cho rằng ăn thịt là sai. Thế nhưng việc chỉ trích người khác khi thấy họ ăn thịt chính là đang áp đặt suy nghĩ của mình lên họ. Hãy nhớ luôn có sự khác biệt lớn giữa việc giữ vững lập trường bản thân và tỏ ra cứng đầu, bất hợp tác.
Những cách để lập trường của bản thân
Giữ vững lập trường chính là quá trình tìm hiểu, trau dồi kiến thức để phân tích, nhận định những sự việc và quan điểm khác nhau theo chiều hướng thật đúng đắn.
Chúng ta được sinh ra là những con người bình thường bằng những cá tính bình thường, thông qua những trải nghiệm xử lý những tình huống xảy ra trong cuộc sống mà xây dựng cho mình cá tính, tố chất riêng. Cùng với đó chúng ta sẽ rút ra được những bài học có giá trị để học cách giữ vững lập trường tư tưởng trong nhiều trường hợp khác nhau.
1. Xác định được giá trị cốt lõi của vấn đề
Giá trị cốt lõi là những nét đặc trưng của từng sự vật, hiện tượng để phân biệt và tạo nên đặc điểm riêng. Bất kì tình huống nào xảy ra trong cuộc sống này cũng đều có giá trị riêng của nó.
2. Tìm hiểu và phân tích các mặt đúng, sai trong một vấn đề
Nhờ vào việc tìm kiếm thông tin và xác định được giá trị cốt lõi sâu xa của vấn đề, bạn sẽ phân tích kỹ lưỡng từng chi tiết, từ đó có thể đưa ra những nhận định đúng sai trong vấn đề đó. Điều này sẽ giúp bạn được tỉnh táo khi có những bất đồng quan điểm xảy ra. Bạn sẽ tránh được những trường hợp xuôi theo chiều gió. Tức là khi bạn chưa có những nhận định đúng đắn mà người khác thể hiện quan điểm của họ quá mạnh mẽ thì bạn cũng xuôi theo ý kiến đó mà quên đi những quan điểm bản thân.
3. Có sự hợp tác khi giao tiếp
Giao tiếp là quá trình trao đổi và thu thập thêm thông tin để tiếp tục xây dựng nền tảng vững chắc cho quan điểm của mình.
Hợp tác khi giao tiếp là việc thể hiện quan điểm của mình một cách nhẹ nhàng khéo léo nhằm tránh gây quá nhiều sự bất đồng. Hợp tác khi giao tiếp không phải là xem nhẹ lập trường của bản thân hay nhượng bộ đối phương, mà là kiểm soát sao cho tình huống không vượt quá tầm kiểm soát, không phải tập trung vào lợi ích bản thân.
4. Không áp đặt những suy nghĩ của mình cho người khác
Giữ vững lập trường không phải là cố gắng thể hiện quan điểm của mình rồi áp đặt người khác buộc phải nghe theo mình. Đôi khi bạn cũng nên thừa nhận bản thân mình sai vì không phải lập trường tư tưởng nào của một cá nhân cũng đúng. Nhưng việc giữ lập trường là điều rất tốt tạo nên cá tính, sự tự tin của mỗi con người.
Bạn có thể dễ dàng giữ vững lập trường hơn nếu biết phân tích vấn đề kỹ lưỡng, tường minh, có những căn cứ, lập luận thật logic khi trình bày quan điểm. Giữ vững lập trường chính là cách giúp bạn tỉnh táo hơn trong từng bước đi và có thêm sự tự tin tiến bước trong cuộc sống.
Chặng đường phía trước chắc chắn chúng ta còn nhiều lần đứng trước các cuộc tranh luận, những bất đồng quan điểm hay là những quyết định liên quan đến việc xây dựng tương lai, cuộc sống này.
5. Để cho mọi thứ qua đi
Sẽ có lúc bạn phải thừa nhận mình sai, phải nhượng bộ và làm điều tốt nhất cho tình huống đó. Dù vậy bằng cách chủ động giữ vững lập trường của bản thân, bạn có cơ hội bộc lộ cá tính cũng như bày tỏ được tâm tư và nguyện vọng của bản thân. Sếp và đồng nghiệp sẽ vô cùng tôn trọng bạn vì điều đó.
Mặt khác, nếu thường xuyên phải làm những điều trái với lương tâm và niềm tin của mình, bạn có thể xem xét tiếp tục công việc hay học tập ở một nơi khác. Cố gắng chọn một nơi phù hợp với phẩm chất của bạn, bằng cách đọc thông tin về họ, như sứ mệnh và tầm nhìn. Khi giữ vững lập trường, bạn hãy thể hiện quan điểm rõ ràng và đừng ngại phải cư xử không được nhã nhặn. Nhưng dù sao vẫn nên tôn trọng quan điểm và mong muốn của người khác nếu như điều đó hợp lý.
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu lập trường là gì, cách xây dựng và giữ vững lập trường tư tưởng để có những bước đi tự tin và đúng đắn. Đừng ngại chia sẻ hoặc bình luận quan điểm của mình dưới bài viết này nhé.