Ai trong chúng ta hẳn cũng từng bị nhức mỏi cơ bắp, đặc biệt là đối với những người thường xuyên vận động cường độ cao, lao động nặng. Vậy mỏi cơ là gì? Sự mỏi cơ xảy ra chủ yếu là do nguyên nhân nào? Bị mỏi cơ tay, cơ chân, cơ vai, cơ toàn thân nên làm gì. Palada.vn sẽ giải đáp toàn bộ những câu hỏi này trong bài viết ngày hôm nay.
Mỏi cơ là gì?
Sự mỏi cơ bắp là tình trạng các nhóm cơ trên cơ thể thường xuyên cảm thấy mỏi hoặc đau nhức. Bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng có thể bị mỏi cơ như:
mỏi cơ chân, cơ tay, cơ hàm, mỏi cơ mặt, cơ bắp chân, mỏi cơ vai,…thậm chí có người còn bị mỏi cơ toàn thân,…
Điều này được giải thích do cơ thể con người được cấu tạo với tỷ lệ cơ khá lớn.
Hiện tượng nhức mỏi cơ bắp kéo dài hoặc không kéo dài thường xuất hiện sau khi tai nạn, chấn thương trong quá trình làm việc, luyện tập, vận động quá sức,…Đối với các trường hợp nhức mỏi cơ thông thường sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần hoặc có những trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ kéo dài vài tháng, có thể cần sử dụng đến thuốc giảm đau.
Sự mỏi cơ xảy ra chủ yếu là do đâu?
Mỏi cổ là bệnh gì? Bị mỏi cơ tay, cơ chân là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân gây mỏi cơ bắp, điển hình là một số nguyên nhân sau đây:
Hoạt động thể lực quá sức
Đối với những người thường xuyên chơi thể thao, vận động viên tập luyện cường độ cao, những người lao động nặng dễ gặp tình trạng nhức mỏi cơ bắp kéo dài. Ngoài ra, khi trở lại tập luyện sau thời gian nghỉ cũng khiến cho tình trạng đau cơ xuất hiện.
Một số trường hợp tăng cường độ luyện tập đột ngột cũng tạo ra các cơn đau nhức cơ. Tuy nhiên, khi đã thích nghi sau thời gian rèn luyện thì tình trang đau nhức cơ được cải thiện hơn.
Mất nước
Nước là thành phần quan trọng giúp trao đổi chất ở tế bào, đặc biệt là tại các mô cơ. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước sẽ gặp tình trạng đau cơ do hệ hô hấp, hệ tiêu hóa không thể hoạt động trơn tru để trao đổi chất với tế bào.
Bên cạnh đó, khi thiếu nước thì cơ không thể hoạt động với trạng thái tốt nhất. Từ đó, nếu vận động mạnh thì sẽ dễ gặp tình trạng đau nhức mỏi cơ bắp kéo dài.
Căng thẳng, lo âu
Khi quá stress sẽ làm cho cơ thể suy giảm sức đề kháng, gây nhức mỏi cơ thể. Bên cạnh đó việc căng thẳng, lo âu kéo dài không những làm mỏi cơ mà còn kéo theo nhiều triệu chứng khác như: Đau đầu, khó thở, nhịp tim tăng,…
Thiếu ngủ
Ngủ đủ giấc giúp hồi phục cơ thể sau thời gian làm việc, hoạt động trong một ngày. Khi bạn ngủ đủ giấc, các cơ bắp được nghỉ ngơi hoàn toàn và lấy lại năng lượng cho hôm sau.
Khi thiếu ngủ không chỉ khiến tinh thần uể oải mà còn khiến cơ thể mệt mỏi, xuất hiện các triệu chứng nhức mỏi cơ bắp kéo dài. Tình trạng này tăng nặng với những người mất ngủ kinh niên. Nếu cơ bắp không có đủ thời gian nghỉ ngơi sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, để có cơ thể khỏe mạnh, không đau nhức cơ bắp thì chúng ta cần ngủ đủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày.
Thiếu máu
Nhức mỏi cơ bắp kéo dài cũng là dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu máu. Do sự giảm về số lượng hồng cầu, hematocrit hoặc lượng hemoglobin khiến cho việc vận chuyển oxy đến các tế bào bị ảnh hưởng. Khi thiếu máu khiến cho lượng oxy không được cung cấp đủ đến các cơ bắp trong quá trình con người vận động. Điều này khiến cho cơ bắp tiết ra enzyme phản ứng, dẫn đến tình trạng đau nhức cơ.
Thiếu vitamin D
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi. Chính vì vậy, thiếu vitamin D sẽ dẫn đến tình trạng hạ Canxi huyết. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây đau cơ. Thậm chí, thiếu vitamin D còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của thận và xương. Vì thế, mỗi ngày, chúng ta cần phải bổ sung vitamin D đầy đủ để hoạt động tổng hợp canxi được diễn ra suôn sẻ, tạo tiền đề cho các cơ hoạt động trơn tru.
Viêm phổi
Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm nhu mô phổi do vi khuẩn, virus, nấm hoặc hóa chất gây ra. Khi phổi bị viêm, gây ra hô hấp khó khăn, làm cho quá trình hấp thụ khí oxi bị đứt đoạn, hoạt động kém hơn bình thường. Từ đó, khiến cho các cơ không được cung cấp đủ oxi, sinh ra axit lactic gây đau mỏi cơ.
Bệnh Lupus ban đỏ
Bệnh Lupus ban đỏ là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân gây hại. Khi hệ thống miễn dịch quá mẫn cảm và phản ứng có thể tạo ra tổn thương cho mạch máu và các cơ quan, gây đau nhức mỏi cơ. Khi bị mắc bệnh, bệnh nhân cần có chế độ vận động phù hợp, tránh để bị teo cơ, cứng khớp gây ra các tình trạng đáng ngại hơn.
Bệnh Lyme
Bệnh Lyme do vi khuẩn Borrelia burgdorferi thông qua vết cắn của côn trùng trên người gây ra. Bệnh này làm cơ thể đau nhức. Nếu bệnh quá nặng và không được điều trị kịp thời, không chỉ đau nhức cơ bắp mà người bệnh còn gặp các tình trạng bệnh liên quan đến hệ thần kinh và xương (viêm khớp, tê liệt chân tay,…). Chính vì những lý do này, khi mắc bệnh, ta cần phải điều trị kịp thời, tránh để bệnh diễn tiến nặng và lan rộng hơn nữa.
Biện pháp giảm đau mỏi cơ hiệu quả
Khi bị đau cơ bắp kéo dài, chúng ta cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời để tránh những tình trạng khác nghiêm trọng hơn. Mỏi cổ chân về đêm phải làm sao? Mỏi cơ tay nên làm gì? Một số phương pháp giảm đau cơ đơn giản mà bạn có thể làm tại nhà như sau:
Nghỉ ngơi, thư giãn
Như đã nói, tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài và thiếu ngủ chính là nguyên nhân dẫn đến đau cơ. Chính vì thế, để tránh tình trạng này, chúng ta cần phải nghỉ ngơi đầy đủ, kết hợp thư giãn khi làm việc. Không nên cố làm việc quá sức.
Các phương pháp giúp cơ được thư giãn và hồi phục mà chúng ta có thể áp dụng ngay tại nhà như: xoa bóp, massage, xông hơi,…
Uống nhiều nước
Việc thiếu nước chính là một trong những nguyên nhân gây đau mỏi cơ. Chính vì thế, việc bạn cần làm rất đơn giản là uống đủ nước mỗi ngày. Khi có đủ nước, hoạt động của cơ bắp sẽ trở nên trơn tru hơn. Ngoài ra, nước còn cung cấp ion và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và tươi trẻ hơn.
Chườm nóng
Khi bị mỏi cơ tay, cơ bắp chân, bạn có thể sử dụng các túi chườm nóng đặt lên các vị trí bị mỏi. Thực hiện việc chườm nóng từ 10 đến 15 phút giúp cho tình trạng đau cơ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, bạn cần tránh chườm quá lâu có thể dẫn đến giãn tĩnh mạch, vô cùng nguy hiểm.
Chườm lạnh
Khi bị căng cơ, đau cơ hoặc co rút cơ thì bạn nên chườm nóng thế nhưng đối với tình trạng sưng viêm cơ hoặc nhiễm trùng cấp tính tại vết thương thì bạn cần chườm lạnh. Dùng túi chườm hoặc đá lạnh đặt lên vị trí vết thương, kết hợp xoa bóp sẽ giúp giảm đau và giãn cơ và hồi phục cơ.
Dùng các biện pháp y học cổ truyền, xoa bóp, châm cứu
Châm cứu là một biện pháp trị bệnh từ thời xa xưa. Khi châm cứu, kim sẽ tác động vào các huyệt đạo tại những vị trí đau nhức, giúp làm giảm cảm giác đau và phục hồi cơ.
Khi bị căng cơ hoặc mỏi cơ thì xoa bóp chính là phương pháp giúp cho cơ được thư giãn và nhanh hồi phục hơn. Bạn có thể kết hợp các loại tinh dầu hoặc các vị thuốc dân gian khi xoa bóp giúp hiệu quả sẽ tăng lên và giúp hồi phục cơ tốt hơn.
Thêm vào đó, để tăng khả năng làm việc của cơ, bạn nên tập thể dục thường xuyên, ăn uống đủ chất, lao động vừa sức, tắm nước ấm, tắm lạnh theo lộ trình phù hợp để tăng cường sức chịu đựng của cơ.
Đối với các tình trạng đau mỏi cơ nghiêm trọng, gây đau nhức dữ dội, bạn cần sử dụng các loại thuốc giảm đau Tây y. Nếu cần thiết, phải đến các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng sức khỏe và có phương pháp điều trị đúng đắn. Nhất là đối với tình trạng tổn thương cơ do tập luyện thể thao với cường độ nặng.
Các biện pháp giảm đau cơ trên đây bạn đều có thể dễ dàng thực hiện tại nhà, giúp giải quyết tình trạng mỏi cơ tạm thời chứ không dứt điểm tình trạng bệnh.
Vì vậy, cần phải có biện pháp hữu hiệu hơn để ta có thể chăm sóc cơ, giúp thư giãn và hồi phục cơ hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh, tránh tình trạng bị căng cơ, mỏi cơ nghiêm trọng khi vận động mạnh
Mỏi cơ có thể đơn giản chỉ là dấu hiệu các cơ vận động quá mức nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý mạn tính. Vậy nên, tốt nhất hãy chăm sóc cơ thể thật tốt mỗi ngày. Nếu có dấu hiệu đau nhức cơ kéo dài hoặc có xu hướng tăng mức độ đau thì bạn cần đến bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác bệnh.