Ổ cứng là một bộ phận không thể thiếu trong một chiếc máy tính. Chúng có thể đọc và lưu trữ các dữ liệu cá nhân của bạn trên hệ thống. Tuy nhiên vẫn còn một số đông bộ phận chưa hiểu hết về công dụng của ổ cứng máy tính. Vì thế, hãy cùng palada.vn tìm hiểu rõ hơn về thiết bị này cũng như các mẹo để bảo vệ chúng nhé!
Tóm tắt
Ổ cứng máy tính là gì?
Ổ cứng máy tính là thiết bị được dùng để lưu trữ dữ liệu trong hệ thống máy tính của bạn. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các ổ đĩa cứng ngày nay ngày càng có kích thước mỏng, nhẹ, tuy nhiên dung lượng lưu trữ lại ngày một tăng lên.
Ngoài việc phụ trách lưu trữ dữ liệu, ổ cứng còn liên quan trực tiếp đến những vấn đề quan trọng trong khi sử dụng máy tính như: tốc độ khởi động của máy, tốc độ chép và xuất dữ liệu của máy, độ bảo mật của dữ liệu cá nhân để trên máy.
Bất cứ các thao tác nào trên phần mềm máy tính như sao chép, cắt, dán, khởi động phần mềm,… tốc độ của chúng nhanh hay chậm đều phụ thuộc hoàn toàn vào cấu tạo phần cứng của ổ cứng tốt hay không.
Phân loại ổ cứng máy tính
Hiện nay, ổ cứng máy tính bàn hay ổ cứng máy tính laptop đều chỉ có 2 loại, đó là: SSD và HDD. Trong đó:
- HDD là viết tắt của từ Hard Disk Drive (hay ổ đĩa cứng truyền thống), toàn bộ dữ liệu của máy đều được lưu trên các bề mặt phiến đĩa tròn. Các phiến đĩa này thường được làm từ nhôm, thủy tinh hoặc gốm phủ vật liệu từ tính. Tâm của thiết bị có gắn kèm một động cơ, khi thiết bị hoạt động các tấm đĩa sẽ được quay bởi chính động cơ này để đọc và ghi dữ liệu.
- SSD là viết tắt của từ Solid State Drive, nghĩa là ổ cứng SSD này ở thể rắn. SSD ra đời như một giải pháp thay thế cho tốc độ chậm chạp của ổ cứng HDD truyền thống. Bên cạnh tốc độ đọc và ghi nhanh, SSD còn sở hữu vô số ưu điểm nổi trội khác.
So sánh ổ cứng máy tính SSD và HDD, loại nào tốt hơn?
Ổ cứng SSD trên máy tính không có ổ đĩa xoay nào bên trong thiết bị. Thay vào đó, toàn bộ thông tin đều được lưu trữ trong vi mạch. Điều này có nghĩa là tốc độ xử lý của SSD sẽ nhanh hơn rất nhiều lần so với ổ HDD.
Về cơ bản, tốc độ ghi và đọc của ổ HDD phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ quay của ổ đĩa bên trong nó, thường đạt được tối đa ở mức 7200 vòng/phút. Trong khi đó, tốc độ xử lý của ổ SSD lại chính là tốc độ chạy của các mạch điện. Vì thế, về khoản ghi và đọc thì ổ SSD sẽ nhanh gấp 5 đến 10 lần ổ cứng HDD cùng loại. Mặt khác, nhờ vào đặc điểm đặc biệt này mà ổ cứng SSD cũng có độ bền vượt trội hơn hẳn so với ổ cứng HDD.
Bên cạnh đó, do ổ cứng HDD sử dụng ổ đĩa vật lý, nên những va chạm dù rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới “sinh mạng” của toàn bộ dữ liệu được lưu trên thiết bị này. Hơn thế nữa, khi bạn chạy nhiều ứng dụng cùng lúc, chúng có thể sinh ra nhiệt và phát ra tiếng kêu to trên hệ thống.
Nếu so về độ bền, ổ cứng của SSD có khả năng chống sốc tốt hơn rất nhiều so với HDD truyền thống. Thế nhưng ổ cứng SSD lại có giá thành rất cao, thậm chí chúng còn cao gấp rất nhiều lần so với việc ổ HDD cùng dung lượng lưu trữ. Đó chính là điều mà nhiều người còn phân vân giữa việc chọn ổ cứng SSD và HDD khi SSD sở hữu quá nhiều ưu điểm nổi trội.
Về cơ bản, ổ cứng HDD 500GB có giá bán chỉ xấp xỉ một ổ SSD có dung lượng 128GB. Khi dung lượng lưu trữ càng lớn, thì mức giá chênh lệch giữa 2 loại thiết bị này càng khủng khiếp hơn. Bởi thế mà người dùng sẽ ngần ngại khi mua ổ cứng SSD nếu như họ không có nhu cầu lưu trữ thông tin quá nhiều.
Nên chọn mua ổ SSD hay HDD?
Do mỗi loại ổ cứng điều có lợi thế riêng về chức năng và giá thành, nên việc xác định xem ổ cứng SSD hay ổ cứng HDD cái nào tốt hơn sẽ không có câu trả lời chính xác tuyệt đối. Vì vậy, đừng chỉ quan tâm xem ổ cứng của máy tính bàn/laptop giá bao nhiêu tiền, mà hãy để tâm tới nhu cầu thực sự của bản thân.
Cụ thể, nếu bạn chỉ sử dụng máy tính cho công việc văn phòng, lướt web, xem phim hay giải trí thông thường, thì ổ SSD sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Bởi ổ cứng HDD rất chậm chạp trong những việc xử lý như này.
Tuy nhiên trong trường hợp ngược lại, nếu bạn có nhu cầu cần lưu trữ cao như lưu trữ phim, hình ảnh hoặc bạn làm công việc liên quan tới đồ họa, dựng phim, chắc chắn bạn phải có ổ HDD 1TB trong máy.
Để tối ưu nhất cho công việc, bạn có thể lựa chọn tới giải pháp dung hòa 2 sự lựa chọn này với nhau bằng cách dùng 1 ổ cứng SSD trên máy để cài chương trình và Windows, còn với ổ lưu trữ tài liệu, hãy dùng sang ổ HDD chuyên dụng. Điều này vừa giúp những chương trình này khởi chạy trên máy được nhanh hơn, đồng thời không gian lưu trữ các thông tin cũng nhiều và phong phú hơn.
Mẹo giúp bảo vệ ổ cứng của máy tính hiệu quả hơn
Tùy thuộc vào điều kiện và tần suất sử dụng mà ổ cứng laptop sẽ có mức tuổi thọ khác nhau. Nếu nhanh, chúng có thể chưa dùng được tới 1 năm, nhưng nếu biết bảo quản đúng cách, thì thiết bị có thể lên vận hành tốt trong khoảng từ 5 đến 7 năm là điều hiển nhiên.
Thật vậy, việc bảo quản máy tính/laptop nói chung và ổ cứng nói riêng sẽ không yêu cầu người dùng phải có nhiều kinh nghiệm. Nhưng điều này đòi hỏi bạn cần phải bảo quản thiết bị xuyên suốt quá trình sử dụng, bởi đôi khi chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể khiến ổ cứng bị hư hỏng nhanh chóng.
Ngoài ra, ổ cứng còn là một linh kiện vô cùng quan trọng, bởi chúng lưu trữ hầu hết các dữ liệu vô giá của người dùng, đặc biệt là hình ảnh và video. Thế nên so với màn hình thì bảo vệ ổ cứng cũng là việc làm vô cùng quan trọng.
Tránh va đập
Đây là yêu cầu bắt buộc để có thể bảo vệ các thiết bị điện tử. Việc bị va đập dù với lực mạnh hay nhẹ cũng đều có ảnh hưởng ít nhiều tới phần cứng của máy tính và laptop. Do đó, việc sử dụng một bao da dành riêng cho laptop là điều đầu tiên cần nghĩ tới.
Tất nhiên, trong suốt quá trình sử dụng thiết bị, bạn còn phải đặc biệt chú ý và tuyệt đối tránh để laptop bị đập vào các vật cứng hay rơi rớt xuống sàn nhà.
Quét virus thường xuyên
Hầu hết các loại virus có trong máy tính đều sẽ yêu cầu ổ cứng đọc dữ liệu liên tục, tuy nhiên bạn có thể phát hiện chúng dễ dàng thông qua các trình quản lý tác vụ. Một số loại virus còn có khả năng kiểm soát cả hoạt động của CPU. Chính vì vậy, hãy quét virus máy tính định kỳ hoặc thường xuyên, đồng thời bạn nên cài đặt cho trình diệt virus chạy được chạy dưới nền.
Không ôm laptop khi nằm ngửa
Ôm laptop là một trong những hình ảnh dễ bắt gặp nhất đối với người dùng laptop, đặc biệt là cầm laptop ngược 90 độ so với cách sử dụng thông thường.
Theo lời khuyên của các chuyên gia hãng đầu lĩnh vực, người dùng không nên sử dụng laptop trong trạng thái đó, vì rất có khả năng chúng sẽ ảnh hưởng tới ổ cứng laptop khi thiết bị đang hoạt động.
Tốt hơn hết, bạn có thể tìm kiếm một chiếc bàn kê laptop linh động, có khả năng bật thành nhiều góc vừa phải khi nằm, ngồi,…
Giữ nhiệt độ mát mẻ
Trong lúc đọc và ghi dữ liệu, ổ cứng của laptop/máy tính bàn sẽ quay liên tục và đồng thời sinh ra nhiệt độ trong thiết bị. Chính vì thế khi ta giữ nhiệt độ máy luôn mát mẻ sẽ góp phần to lớn giúp ổ cứng hoạt động được ổn định, bền bỉ hơn.
Một trong những cách đơn giản nhất để không làm nóng máy tính hay laptop, đó là không đặt laptop/máy tính lên đùi, không đặt laptop hoặc máy tính bàn lên chăn hoặc đệm,… thay vào đó chúng ta nên có thói quen chỉ kê laptop lên bàn gỗ hay dưới nền nhà.
Dùng bộ lưu điện máy tính
Hiện nay, bộ lưu điện đang được ứng dụng khá phổ biến trong đời sống, từ dân dụng đến công nghiệp. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên sử dụng bộ lưu điện cho máy tính hay không thì hãy xem ngay những lý do dưới đây!
- Đảm bảo đủ lưới điện hoạt động, không làm ảnh hưởng đến công việc khi dòng điện bị cắt đột ngột.
- Những công ty chuyên về phần mềm sẽ không còn lo về vấn đề mất điện làm cho dữ liệu truy xuất bị giãn đoạn.
- Giúp các thiết bị điện tử hoạt động ổn định, không xảy ra các tình trạng hỏng hóc do chập cháy điện.
Với những lý do trên, palada.vn tin rằng sử dụng bộ lưu điện sẽ là một trong những giải pháp tốt nhất, vừa mang lại sự an toàn, vừa giúp cho thiết bị hoạt động và làm việc hiệu quả. Liên hệ ngay tới số hotline: 0967 998 982 – 0987 661 782 để được tư vấn đề các dòng lưu điện hiện đại và tối ưu nhất nhé!
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về ổ cứng máy tính để bàn và laptop. Hy vọng qua bài viết này, palada.vn đã giúp bạn có góc nhìn đa chiều hơn đối với bộ phận lưu trữ quan trọng này. Nếu thấy bài viết hay, có giá trị, đừng quên chia sẻ và lan tỏa thông tin hữu ích này tới nhiều người hơn!