Bạn đang không hiểu cầu toàn là gì và mình có phải một người cầu toàn hay không? Bài viết dưới đây của palada.vn sẽ giúp các bạn có câu trả lời cho những câu hỏi trên. Hãy cùng mình theo dõi ngay nhé!
Tóm tắt
Cầu toàn là gì?
Cầu toàn được coi là một tính cách của con người. Trong đó tính cách ấy luôn đặt ra một tiêu chuẩn và một đòi hỏi rất cao dù là từ những việc nhỏ nhất đối với bản thân và với người khác nữa. Cầu toàn cũng là luôn mong muốn sự hoàn hảo đến từ việc mình làm và những việc mà người khác làm nữa.
Nghe thì có vẻ thú vị, tuy nhiên cái gì quá cũng không tốt. Cầu toàn cũng thế. Cầu toàn quá cũng không tốt và cầu toàn được chia ra thành hai loại đó là cầu toàn ở mức bình thường và cầu toàn theo kiểu rối loạn thần kinh.
– Cầu toàn ở mức bình thường là kiểu mà chúng ta có thể thấy nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày. Ở mức độ cầu toàn này thì họ sẽ đặt ra những yêu cầu cao cho bản thân. Tuy nhiên thì tiêu chuẩn này có thể giảm nhẹ tuỳ theo hoàn cảnh và họ cũng hoàn toàn có thể chấp nhận được điều đó.
– Cầu toàn theo kiểu rối loạn thần kinh: khi nghe đến loại cầu toàn này có lẽ bạn cũng đã hình dung được đây là một kiểu cầu toàn mang tính tiêu cực nhiều hơn. Lúc này họ không bao giờ cảm thấy mình hay người khác đã làm tốt việc gì cả. Họ luôn phê bình luôn cố chấp với tiêu chuẩn ban đầu của bản thân.
Đặc điểm của người cầu toàn
Nếu bạn đang phân vân không biết người cầu toàn là người như thế nào thì ở đây palada.vn sẽ cho bạn biết được 6 điểm luôn có ở một người cầu toàn. Đây chính là những đặc điểm mà tiến sẽ Randy Frost từ trường Smith College, Massachusetts đã phát triển bảng câu hỏi đo sự cầu toàn và từ đó kết luận được 6 đặc điểm luôn có ở một người cầu toàn.
Lo ngại về những lỗi lầm
Bình thường khi xảy ra những lỗi sai, chúng ta thường sẽ cảm thấy khá khó chịu. Tuy nhiên, ở người cầu toàn thì cảm giác khó chịu này tăng lên rất nhiều. Bởi họ sợ rằng khi họ gặp những lỗi lầm, người khác sẽ nghĩ không tốt về họ, khi gặp những lỗi lầm này chứng tỏ bản thân mình rất yếu kém và họ sợ không muốn cho người khác thấy.
Kết quả là người cầu toàn khi gặp những sai lầm thường sẽ có xu hướng không tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác để sửa chữa sai lầm mà thường giấu đi những sai lầm này. Lo nghĩ quá nhiều về một sai lầm dù là nhỏ nhất có thể khiến họ có nguy cơ bị ám ảnh và rối loạn tâm lý.
Mục tiêu cao
Dù là người cầu toàn theo kiểu bình thường hay là người cầu toàn do rối loạn thần kinh thì tất cả đều có một biểu hiện chung đó là thường thiết lập cho bản thân mình những tiêu chuẩn rất cao. Và họ bắt buộc bản thân phải đáp ứng, hoàn thành tiêu chuẩn đó một cách tốt nhất.
Tuy nhiên với suy nghĩ và hành động này sẽ khiến người cầu toàn ngày càng lo âu, suy nghĩ nhiều và căng thẳng. Chẳng hạn như khi người cầu toàn muốn giảm cân, họ đặt ra một tiêu chuẩn rất cao cho việc giảm cân của bản thân và luôn suy nghĩ về nó.
Điều này dần dần khiến họ bị mắc một tình trạng đó là chán ăn tâm thần – là một hành động có chủ tâm nhằm duy trì trọng lượng thấp. Tình trạng này có nguyên nhân từ sự sợ hãi quá mức với việc bị thừa cân và sự nhận thức sai lệch trong việc tự cảm nhận ngoại hình của cơ thể.
Đó là lý do người cầu toàn có nguy cơ rất cao mắc các chứng bệnh như là ám ảnh cưỡng chế, chán ăn tâm thần,…
Kỳ vọng từ cha mẹ
Một dấu hiệu đặc biệt của người cầu toàn hay xảy ra ở những người con đó là họ luôn luôn nỗ lực hết sức để thỏa mãn những kỳ vọng của bố mẹ. Điều này xảy ra có thể là do sống trong một gia đình khi mà bố mẹ chỉ yêu thương con cái khi con đáp ứng được mong đợi của họ. Hoặc những đứa con đó cũng có thể là sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ quá bận rộn, không thường xuyên ở bên cạnh, không chú ý quan tâm tới con cái.
Việc cố gắng làm thật tốt mọi việc hoàn thành được kỳ vọng của cha mẹ chính là để gây sự chú ý của họ, muốn họ yêu thương và chú ý tới mình hơn, muốn được nghe họ khen ngợi và công nhận mình. Vì thế mà con cái luôn cố gắng hết sức cho mọi thứ hoàn hảo nhất, thậm chí là không quan tâm đến sức khỏe của bản thân để không bị từ chối bởi bố mẹ của mình.
Đặc biệt, việc mà cố gắng hoàn thành các kỳ vọng của cha mẹ cũng hay đi cùng với việc lo sợ rằng cha mẹ sẽ chỉ trích mình. Bởi có lẽ người cầu toàn có thể có ám ảnh tâm lý khi mà hồi nhỏ mắc lỗi và bị trừng phạt. Từ đó trong đầu họ phát triển một ý thức là họ mãi mãi không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ, nên họ càng phải cố gắng và cố gắng hơn nữa.
Luôn khắt khe với chính bản thân mình
Người có tính cách cầu toàn luôn khắt khe với chính bản thân mình cũng là một điều rất dễ hiểu. Mục tiêu họ đặt ra rất cao và họ không cho phép bất cứ một sai lầm nào dù là nhỏ nhất ảnh hưởng đến mục tiêu đó. Do đó họ luôn khắt khe từng chút một với bản thân mình từ những việc cơ bản nhất.
Nếu chẳng may mà có mắc lỗi sai gì đó họ sẽ vô cùng bứt rứt, ăn năn, hối hận, thậm chí là tự trách bản thân mình, tổn thương bản thân mình vì đã không làm mọi chuyện tốt hơn.
Nghi ngờ về những việc mình làm
Người cầu toàn luôn luôn nghi ngờ mọi thứ xung quanh mình, trong đó có nghi ngờ về những việc mà mình đã làm. Có lẽ cảm thấy không chắc chắn về những việc mình làm sau khi hoàn thành là một tâm lý chung ở khá nhiều người. Nhưng ở người cầu toàn việc này cũng diễn ra nghiêm trọng hơn.
Khi cảm thấy như thế họ thường sẽ tiếp tục làm, làm nữa đến khi mà họ cảm thấy tốt nhất. Tuy nhiên trong rất nhiều việc sẽ khó có thể đạt đến sự hoàn hảo. Do đó họ cứ tiếp tục làm mãi, chỉ đến khi mà có người nói “đừng làm nữa” họ mới dùng lại. Sự cầu toàn này cũng phần nào khiến họ trở nên thiếu quyết đoán hơn trong cuộc sống, không tin tưởng bản thân mình và dễ bị tác động bởi bên ngoài.
Tính tổ chức cao
Tính tổ chức ở đây chính là sự kén chọn, đòi hỏi cao về tất cả mọi thứ. Họ định giá bản thân bằng kết quả công việc của mình do đó họ làm việc theo một quy trình vô cùng khắt khe. Người cầu toàn luôn bị ám ảnh theo chủ nghĩa hoàn hảo, việc gì làm cũng khắt khe và có trình tự. Họ cũng tin rằng chính những tiêu chuẩn đặt ra này sẽ là nấc thang để họ đạt được sự hoàn hảo.
Trong cuộc sống cũng thế, mọi thứ của họ đều phải thật chỉnh chu ngăn nắp theo trình tự rõ ràng. Tuy nhiên, tất cả điều này đôi khi gây ra những khó khăn bởi cuộc sống luôn có những cản trở và những điều bất ngờ khiến họ gặp khó khăn trong những tình huống cần sự linh hoạt.
An nhiên tự tại là gì? Cách sống an nhiên tự tại đời thong dong
Nhược điểm của người cầu toàn
Mặc dù trong một số công việc hay chức vụ đòi hỏi người làm cần có sự cầu toàn. Tuy nhiên bên cạnh đó người cầu toàn lại có khá nhiều nhược điểm khiến họ thường gặp phải rắc rối.
Dễ trầm cảm, lo âu, stress
Đầu tiên, nói đến nhược điểm của người cầu toàn, phải nói đến là sự suy giảm tinh thần và dễ stress của những người này. Họ suy nghĩ quá nhiều và chính tính cách này sẽ khiến người ta bị rơi vào trạng thái suy giảm tinh thần. Những người cầu toàn thường có những lo âu phiền muộn quá nhiều và có nguy cơ bị trầm cảm hơn so với người bình thường.
Người cầu toàn dễ trầm cảm lo âu
Thực chất, cuộc sống của người cầu toàn không hề nhẹ nhàng và dễ chịu, mà họ luôn chú ý tới tiểu tiết và khó chịu với mọi thứ. Họ dễ cáu giận với tất cả những thứ nhỏ nhất mà không theo ý mình. Mặc dù dành nhiều thời gian cho công việc hơn so với người khác nhưng chính sự đòi hỏi quá cao của họ khiến việc đôi khi kết quả không như ý muốn là họ sẽ bị rơi vào trạng thái thất vọng, nghi ngờ về bản thân.
Xảy ra vấn đề trong các mối quan hệ xã hội
Những người cầu toàn thường có xu hướng xa lánh những người xung quanh mình để không bị ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của họ. Sự cứng nhắc và thiếu mềm dẻo của người cầu toàn cũng hay làm phật lòng người khác và khiến người khác không vui, không muốn tiếp xúc.
Không quyết đoán
Chính sự không quyết đoán của người cầu toàn đã gây ra nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống của họ. Họ nghi ngờ bản thân, không chắc chắn về những gì đã làm. Do đó chỉ khi có người khác tác động và khẳng định điều họ làm là đúng, họ mới quyết định và bớt do dự hơn.
Sức khỏe kém hơn
Một người luôn trong trạng thái lo âu và suy nghĩ nhiều không những sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng và sức khỏe thể chất cũng kém theo. Vì quá mải đuổi theo sự hoàn hảo đôi khi họ bỏ bê sức khỏe của mình, không quan tâm đến bản thân mà chỉ chìm đắm trong những điều tiêu cực.
Tất nhiên, người cầu toàn có rất nhiều nhược điểm khiến cuộc sống của họ trở nên khó khăn. Tuy nhiên cũng không phải là không có ưu điểm. Chẳng hạn như mình đã nói ở trên, một số công việc liên quan tới tiểu tiết đòi hỏi phải có những người cầu toàn, hay người cầu toàn cũng luôn hướng mình tới thứ tốt đẹp hoàn hảo hơn. Đôi lúc chính sự cầu toàn lại giúp họ khai phá ra nhiều khả năng của bản thân.
Dấu hiệu nhận biết bạn là một người cầu toàn
Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết bạn là một người cầu toàn. Ở đây mình sẽ đưa ra một vài dấu hiệu dễ nhận biết nhất:
- Bạn là một người luôn có ý thức tự giác, trách nhiệm cao trong công việc và có một con mắt vô cùng khắt khe tới tiểu tiết.
- Luôn luôn đòi hỏi, nhắm tới sự hoàn mỹ. Làm mọi việc dù là những công việc bạn không quan tâm cũng phải hoàn hảo nhất.
- Nhạy cảm trong rất nhiều tình huống.
- Bạn hay nghi ngờ về bản thân, các hành động của bản thân và không tin tưởng chính mình.
- Chỉ vì một lỗi lầm nhỏ mà bạn cũng có thể dễ dàng cáu giận với người xung quanh và hay tự trách dằn vặt bản thân. Lúc này bạn dành nhiều thời gian chỉ để suy nghĩ về kết quả đó.
- Luôn chỉ có mục tiêu cuối cùng trong tâm trí của bạn. Một khi không đạt được mục tiêu đó một cách hoàn hảo bạn sẽ không còn quan tâm đến điều gì khác nữa.
Lời khuyên cho người cầu toàn
Có thể tới đây bạn đã hiểu được cầu toàn đem lại cho chúng ta rất nhiều những khó khăn khác nhau. Để không bị quá cầu toàn, bạn nên:
– Sắp xếp thời gian của mình một cách hợp lý. Bởi người cầu toàn thường sẽ dành nhiều thời gian hoàn thành một công việc hoàn hảo nhất. Có thể việc kỹ lưỡng là khá tốt. Tuy nhiên nên biết cách sử dụng thời gian hợp lý, tránh việc sử dụng nhiều thời gian suy nghĩ, dằn vặt bản thân chỉ vì một chuyện nhỏ.
– Thiết lập mục tiêu hợp lý: cần phải biết nhìn nhận cân nhắc bản thân và đưa ra kế hoạch hợp lý nhất với mình, không quá dồn ép bản thân.
– Thất bại là mẹ thành công: hãy luôn nhớ trên đời này việc gì cũng có thể xảy ra, mọi chuyện không phải lúc nào cũng có thể theo ý bạn. Đôi khi thất bại không phải là bản thân quá yếu kém. Mà hãy coi nó như bài học để trau dồi. Thay vì tự trách bản thân hãy rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo.
Trên đây là những kiến thức xoay quanh cầu toàn là gì và người cầu toàn. Cầu toàn cũng có những điểm tốt và không tốt nhất định. Tuy nhiên quan trọng là bạn cần biết kiềm chế và kiểm soát một cách tốt nhất. Hi vọng các bạn đã có cho mình nhận định đúng đắn, từ đó hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất.