Bộ lưu điện UPS là gì? Phân loại UPS

Với lượng điện tiêu thụ ngày càng cao hiện nay thì nhu cầu về UPS cũng ngày càng tăng, nhất là các công ty, nhà máy, xưởng sản xuất. Vậy bộ lưu điện UPS là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thiết bị này trong bài viết dưới đây.

Bộ lưu điện UPS là gì?

UPS là viết tắt của từ gì? UPS xuất phát từ cụm từ Uninterruptible Power Supply trong tiếng Anh, dịch nghĩa là hệ thống nguồn điện không bị gián đoạn. Tại Việt Nam, chúng ta thường gọi là bộ lưu điện, cục lưu điện… Nói một cách đơn giản, bộ lưu điện UPS là thiết bị lưu trữ điện dự phòng nhằm duy trì hoạt động của các thiết bị không bị gián đoạn khi xảy ra sự cố điện.

Bộ lưu điện UPS là gì
Bộ lưu điện UPS là gì

Phân loại UPS

UPS bộ lưu điện thường được chia thành 4 loại sau đây:

UPS offline là gì

UPS Offline có giá rẻ nhất trong các loại UPS.

Về nguyên tắc hoạt động: dòng điện đầu vào đi qua công tắc chuyển mạch trước khi cấp cho tải sử dụng. UPS sử dụng bộ sạc (charger) để nạp đầy điện cho ắc quy. Trường hợp hệ thống điện không ổn định (quá cao, quá thấp hoặc mất điện), UPS sẽ tự động chuyển mạch (thông qua rơ le), dùng nguồn điện dự trữ trong ắc quy cấp điện cho thiết bị tiếp tục hoạt động như bình thường.

USP Offline
USP Offline

Dòng UPS này thường có công suất nhỏ từ 650VA đến 2kVA. Vì vậy, thường sử dụng cho các thiết bị không có động cơ như UPS cho máy tính, UPS cho camera, máy chấm công…

Hiện nay, UPS Offline ít được sử dụng do có nhiều dòng công nghệ mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng của con người.

UPS Online là gì

Đây là dòng sản phẩm được sử dụng nhiều nhất hiện nay nhờ sự tiện ích vượt trội.

Khác với UPS Offline, nguồn điện đầu vào không cung cấp trực tiếp cho thiết bị UPS Online, mà được biến đổi thành dòng điện một chiều nạp cho ắc quy và bộ nghịch lưu (Inverter). Inverter tiếp tục chuyển dòng điện một chiều thành điện áp đầu ra phù hợp với thiết bị sử dụng. Do đó, dù hệ thống điện xảy ra bất kỳ sự cố nào thì thiết bị của bạn vẫn luôn được an toàn.

UPS Online
UPS Online

Hiện nay, có nhiều bộ lưu điện UPS Online cải tiến với độ trễ gần như bằng 0. Khi xảy ra sự cố điện, ngay lập tức UPS Online sẽ chuyển hóa dòng điện để cung cấp cho thiết bị hoạt động. Dòng sản phẩm này ngày càng được ưa chuộng nhờ sự đa dạng công suất, đáp ứng được mọi nhu cầu của người dùng.

UPS tĩnh

Sử dụng bộ biến đổi điện tử công suất làm chức năng chỉnh lưu và nạp ắc quy để tích trữ điện năng khi làm việc bình thường. Khi xảy ra sự cố điện, bộ nghịch lưu biến điện áp một chiều thành điện áp xoay chiều, cấp cho các tải ưu tiên. UPS tĩnh có kích thước nhỏ gọn, khả năng đáp ứng nhanh, vận hành đơn giản, chắc chắn, cho phép dòng tải lớn.

UPS quay

Là dòng sản phẩm sử dụng máy điện làm chức năng nghịch lưu.

Cấu tạo UPS

UPS gồm 2 bộ phận chính: bộ Main và Ắc quy. Trong đó, bộ Main gồm các thành phần sau:

  • Bộ chỉnh lưu
  • Công tắc chuyển đổi
  • Công tắc bảo vệ
  • Mạch biến áp
  • Bộ biến đổi
  • Bộ sạc

Tuy nhiên, giữa UPS Online và UPS Offline vẫn có một số sự khác biệt:

  • UPS online sử dụng cả bộ biến đổi đầu vào và bộ sạc cho ắc quy. Quá trình sạc xả diễn ra liên tục ngay cả khi có điện nên thời gian chuyển mạch của UPS online bằng 0. UPS Offline không sử dụng bộ biến đổi đầu vào, chỉ có bộ sạc dùng cho ắc quy.
  • UPS Online vận hành mạnh mẽ hơn UPS Offline rất nhiều. Vì vậy, độ ổn định của đầu ra và công suất của bộ lưu điện UPS Online lớn hơn UPS Offline. UPS Offline công suất nhỏ nên số lượng và dung lượng ắc quy thấp hơn UPS Online.

Nguyên lý hoạt động của UPS

Dựa trên việc chuyển đổi nguồn giữa nguồn điện lưới và nguồn điện ắc quy tích hợp bên trong bộ lưu điện. Nguyên lý hoạt động của bộ lưu điện là chuyển điện từ ắc quy sang thành điện cung cấp cho các tải khi xảy ra sự cố mất điện nguồn.

Nguyên lý hoạt động của UPS rất đơn giản
Nguyên lý hoạt động của UPS rất đơn giản

Bên trong mỗi UPS bộ lưu điện, có thể có 1 hoặc nhiều ắc quy dùng để tích trữ điện. Sử dụng 1 bo mạch có chức năng biến dòng điện một chiều của ắc quy thành dòng điện xoay chiều có tần số và điện áp phù hợp với các thiết bị sử dụng.

Hướng dẫn sử dụng hệ thống lưu điện

Cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng bộ lưu điện UPS để đảm bảo an toàn và tăng tuổi thọ UPS.

Bật UPS

Bật UPS theo chế độ sử dụng điện nguồn

Sau khi kết nối với nguồn điện, cài đặt bộ lưu điện UPS làm việc theo chế độ by-pass bằng phần mềm WinPower.

Đối với dòng từ 6KVA trở lên thì chế độ by-pass được cài đặt sẵn. Do đó, người dùng thường quên bật UPS nên khi có sự cố về điện, thiết bị sẽ bị ngắt đột ngột và không đúng cách.

  • Ấn và giữ nút “Power on” trong 3 giây để bật UPS.
  • Sau khi kích hoạt, UPS sẽ bắt đầu quá trình tự kiểm tra và hệ thống đèn báo (từ 1-6) ở mặt trước sẽ sáng lên. Sau đó, các đèn báo lần lượt tắt đi theo quy trình từ dưới lên.
  • Đèn báo bộ chuyển đổi sẽ sáng lên sau vài giây, có nghĩa là UPS đang hoạt động theo chế độ sử dụng điện nguồn.
  • Nếu nguồn điện xảy ra sự cố bất thường, UPS sẽ tự động chuyển qua chế độ sử dụng ắc quy.

Bật UPS theo chế độ sử dụng ắc quy

  • Nhấn và giữ nút “Power on” trong 3 giây để bật UPS.
  • UPS hoạt động tương tự như chế độ sử dụng điện nguồn. Chỉ khác là đèn báo hiệu điện nguồn không sáng, thay vào đó đèn báo hiệu ắc quy bật sáng.

Tắt UPS

Tắt UPS đang được nối với điện nguồn

  • Ấn và giữ nút “Power off” trong 3 giây để tắt UPS.
  • Trong quá trình tắt, UPS sẽ bắt đầu quá trình tự kiểm tra, tất cả các đèn báo từ 1 – 6 sẽ sáng lên và lần lượt tắt theo thứ tự từ dưới lên.
  • Sau khi tắt, ổ cắm đầu ra của UPS vẫn có dòng điện. Để ngắt dòng điện đầu ra của UPS, bạn chỉ cần ngắt nguồn điện và UPS sẽ bắt đầu tự kiểm tra theo đúng trình tự như trên. Sau đó, các đèn báo ở mặt trước tắt và ổ cắm đầu ra của UPS không còn điện nữa.

Tắt UPS đang hoạt động ở chế độ ắc quy

  • Nhấn và giữ nút “Power off” trong 3 giây để tắt UPS.
  • Tương tự như trên, UPS khởi động quá trình tự kiểm tra, hệ thống đèn báo từ 1 – 6 sẽ lần lượt tắt theo thứ tự. Sau đó, ổ cắm đầu ra của UPS không còn điện nữa.

Ưu điểm và nhược điểm của UPS

Ưu điểm

  • Chuyển đổi từ nguồn điện chính sang UPS nhanh chóng
  • Người dùng có thể lựa chọn loại và kích cỡ của UPS, tùy thuộc vào lượng điện cần cung cấp cho thiết bị
  • UPS vận hành êm ái, không gây tiếng ồn, bảo trì UPS rẻ hơn so với máy phát điện
UPS máy tính hoạt động êm ái, không ồn
UPS máy tính hoạt động êm ái, không ồn

Nhược điểm

  • Nguồn ắc quy, pin có giới hạn nên không dùng để chạy các thiết bị nặng
  • Độ bền của UPS phụ thuộc vào chất lượng của ắc quy, pin. Nếu pin không đạt tiêu chuẩn, người dùng sẽ phải thay pin thường xuyên.
  • UPS cần được cài đặt chuyên nghiệp.

Ứng dụng của hệ thống lưu điện UPS

UPS được dùng để:

  • Bộ lưu điện UPS công nghiệp giúp cấp nguồn điện cho hệ thống máy tính điều khiển dây chuyền sản xuất, trung tâm hệ thống Scada, hệ thống DCS… Đảm bảo độ bền của máy tính, phần mềm của dây chuyền, của hệ thống khi xảy ra sự cố mất điện đột ngột.
  • Cấp nguồn điện cho các hệ thống công cộng như hệ thống Wifi, hệ thống đèn chiếu sáng cầu thang, lối thoát hiểm, đèn cảnh báo, hệ thống thang máy… đảm bảo an ninh, an toàn cho người sử dụng.
  • Bộ lưu điện UPS công suất lớn cấp nguồn điện cho các thiết bị trong trung tâm tài chính, ngân hàng, bệnh viện,… đảm bảo hoạt động liên tục, không bị gián đoạn khi bị mất điện bất thường.

Lưu ý khi mua hệ thống lưu điện UPS

Để mua được bộ lưu điện UPS giá rẻ và phù hợp, bạn cần lựa chọn dựa theo các tiêu chí như:

  • Lựa chọn loại UPS phù hợp: UPS online, offline…
  • Lựa chọn thương hiệu: Để mua được UPS chính hãng, bạn cần chọn đúng tên các thương hiệu sau: Việt Nam (Kano, SongSin, MoPo) hoặc UPS Ares, Apollo, Santak, Delta, Emerson… Giá bộ lưu điện UPS phụ thuộc nhiều vào nhà sản xuất thiết bị. Tuy nhiên, UPS giá rẻ hơn chưa chắc đã kém chất lượng hơn, bạn nên tìm hiểu kỹ từng thương hiệu trước khi lựa chọn.
Bộ lưu điện UPS Kano
Bộ lưu điện UPS Kano
  • Lựa chọn công suất phù hợp: Công suất UPS phải cao hơn công suất thiết bị cần lưu điện. Từ đó, giúp UPS hoạt động tốt, hạn chế hỏng hóc và giảm thiểu các sự cố điện.
  • Chính sách bảo hành: UPS tích điện thường được bảo trì định kỳ: 3 tháng/lần (đối với xí nghiệp chế biến công nghiệp), 6 tháng/lần (đối với gia đình, công ty). Vì vậy, bạn cần hỏi trước đơn vị cung cấp về thời gian và chính sách bảo hành của từng loại UPS. Thông thường sẽ là 12 – 36 tháng tùy từng thương hiệu và đơn vị cung cấp.

Trên đây bạn đã hiểu bộ lưu điện UPS là gì. Giờ đây bạn đã biết UPS là gì và cách lựa chọn được bộ lưu điện phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *