Việt Nam là 1 quốc gia có nền văn hóa đa dạng về tín ngưỡng. Tín ngưỡng phồn thực là một trong số đó. Vậy tín ngưỡng phồn thực là gì? Hãy cùng Palada.vn tìm hiểu về biểu hiện, những đặc trưng của tín ngưỡng phồn thực qua bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt
Phồn thực là gì?
Phồn thực là loại hình tín ngưỡng dân gian lâu đời ở Việt Nam. Tín ngưỡng này cũng tồn tại ở rất nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Phồn thực là tín ngưỡng thờ các cơ quan sinh dục và thờ hành vi giao phối.
Tín ngưỡng phồn thực là gì?
Có nhiều cách giải thích khác nhau về “Phồn thực”, nhưng đều có chung một định nghĩa chung là: Phồn có nghĩa là nhiều; Thực có nghĩa là nảy nở. Phồn thực là tín ngưỡng thờ cơ quan sinh dục của nam nữ hoặc thờ hành vi giao phối để nói về ước vọng phát triển, sinh sôi nảy nở.
Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực là một trong những tín ngưỡng lâu đời, bắt nguồn từ nền kinh tế nông nghiệp lúa nước để đề cao sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật.
Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam như đã nói, đây là tín ngưỡng thờ cơ quan sinh dục của nam, nữ và hành vi giao phối.
Nguồn gốc của tín ngưỡng phồn thực
Sự phát triển của đất nước Việt Nam gắn liền với nền văn hóa lúa nước. Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam gắn liền với nghề nông trồng lúa nước thuở sơ khai.
Các hình tượng âm – dương, non – nước, đất – trời hòa quyện và sinh trưởng cùng nhau. Từ đó, hình thành hệ thống tín ngưỡng phong phú và ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Trong đó, tín ngưỡng phồn thực đóng vai trò quan trọng trong niềm tin con người vào sinh sôi, nảy nở.
Ý nghĩa của tín ngưỡng phồn thực là gì?
Ý nghĩa của tín ngưỡng văn hóa phồn thực là cầu mong cho mùa màng tươi tốt, con người sinh sôi nảy nở.
Tín ngưỡng phồn thực là một tín ngưỡng dân gian thể hiện ước vọng của người dân về sự sinh sôi nảy nở của thiên nhiên và con người, về cuộc sống ấm no và đủ đầy. Nó được thể hiện dưới các hình thức phô diễn dưới dạng âm dương, đực cái.
Các lễ hội phồn thực ở Việt Nam
Những lễ hội mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt hiện vẫn được lưu giữ ở nhiều làng quê và thu hút sự quan tâm đông đảo người dân.
Lễ hội Linh Tinh Tình Phộc Phú Thọ
Lễ hội “Linh tinh tình phộc” hay còn gọi là lễ hội Trò Trám diễn ra vào ngày 11, 12 tháng Giêng ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ là lễ hội mang đậm tín ngưỡng phồn thực cổ xưa của người Việt.
Tâm điểm của lễ hội Linh Tinh Tình Phộc là lễ mật diễn ra lúc sang canh đêm 11 rạng ngày 12 tháng Giêng âm lịch, khoảng thời gian giao hòa giữa trời và đất, ngày cũ qua đi và ngày mới bắt đầu.
Sau phần lễ, ánh sáng trong đền sẽ tắt, chủ tế hô “linh tinh tình phộc”, hai nhân vật chính (là cặp vợ chồng đã được lựa chọn kỹ càng) với người nam cởi trần đóng khố cầm nõ – tượng trưng cho sinh thực khí nam; người nữ mặc váy, đeo yếm đào cầm nường – tượng trưng cho sinh thực khí nữ làm các động tác tượng trưng hoạt động tính giao. 3 lần đâm trúng – mùa màng tươi tốt, bội thu; 2 lần – được mùa; 1 lần là làm ăn kém….
Lễ hội rước “của quý” ở Lạng Sơn
Lễ hội Ná Nhèm (tiếng Tày nghĩa là “bôi nhọ mặt”) là lễ hội truyền thống của người Tày đình Làng Mỏ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội thường diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng.
Lễ hội Ná Nhèm nhằm tưởng niệm vua Mạc Thái tổ – Mạc Đăng Dung. Trong số các lễ vật dâng vua có 2 vật tế gây chú ý là mặt nguyệt và tàng thinh (sinh thực khí nam và nữ) tượng trưng cho mong muốn sinh con đàn cháu đống, duy trì nòi giống, dòng họ.
Lễ hội “Ông Đùng Bà Đà” ở Thái Bình
Lễ hội Ông Đùng Bà Đà diễn ra vào ngày 14 tháng 4 âm lịch hàng năm tại Đền thờ bà chúa Muối ở làng Quang Lang, xã Thụy Vân, huyện Thái Thụy, Thái Bình. Lễ hội là nơi gửi gắm ước vọng của người dân làng muối về sự sinh sôi, phát triển.
Hội làng Đồng Kỵ Bắc Ninh
Lễ hội làng Đồng Kỵ diễn ra ngày 6 tháng giêng hàng năm
Phần hội có tục rước sinh thực khí (làm bằng gỗ), cuối lễ hội, 2 sinh thực khí được đốt đi và tro đem chia cho người tham gia mang ra rắc ngoài đồng để mùa màng tốt tươi. Theo các cụ thì năm nào bỏ qua tục lệ này, trong làng sẽ xảy ra nhiều chuyện chẳng lành.
Những đặc trưng của tín ngưỡng phồn thực
Trên thực tế, tín ngưỡng phồn thực rất phổ biến và xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống chúng ta.
Vật dụng hàng ngày tôn thờ tín ngưỡng phồn thực
Tín ngưỡng phồn thực thể hiện qua những vật dụng hàng ngày như bộ chày, cối. Đây đều là bộ công cụ quen thuộc trong lĩnh vực nông nghiệp của người dân Việt Nam.
Nếu nhìn nhận theo góc độ phồn thực thì đây là biểu tượng của thực khí nam và nữ. Hành động giã chày chính là tượng trưng cho hành động giao phối.
Ngoài ra, có thể bắt gặp vẻ đẹp phồn thực ở các bức tranh Đông Hồ. Sắc thái phồn thực được thể hiện chi tiết qua bức tranh Đông hồ Đàn lợn âm dương. Bức tranh này thể hiện ước mong của người dân về cuộc sống viên mãn như các bầy gia súc luôn no đầy.
Các trò chơi liên quan đến tín ngưỡng phồn thực
Có không ít trò chơi dân gian cũng thể hiện tín ngưỡng phồn thực rõ nét. Ở Vĩnh Phú có trò chơi dân gian đó là cướp quả cầu màu đỏ và thả vào hố. Có 2 đội chơi cùng tranh giành quả cầu. Quả cầu là biểu tượng cho dương còn hố là biểu tượng cho âm.
Hoặc trò chơi đấu vật cũng chính là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của tín ngưỡng phồn thực. Sới vật hình tròn đặt trước sân đình vuông vức. Vuông và tròn là 2 hình thái trọn vẹn và vun đầy, trong đó, tính dương – trời là hình tròn còn hình vuông tính âm là đất. Đặt chúng cạnh nhau thể hiện sự hòa hợp mỹ mãn, đầy đủ và mang lại điềm lành. Bởi vậy, người Việt xưa thông qua trò đấu vật để thể hiện mong cầu mưa thuận gió hòa, cây cối và mùa màng tốt tươi.
Tín ngưỡng phồn thực trong kiến trúc tại các ngôi chùa
Tại các ngôi chùa ở Việt Nam, đôi khi bạn có thể bắt gặp những bức tượng có hình bộ phận sinh dục nam, nữ được phóng đại, bài trí ở chùa, nhà mồ hay thung lũng ở Sa Pa. Một số nơi còn thờ cúng những bức tượng này để mong những điều tốt đẹp đến với gia đình cũng như giữ gìn nét tín ngưỡng văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực
Bản chất của tín ngưỡng phồn thực là tôn thờ hành vi giao phối và các cơ quan sinh dục. Nếu bạn gặp bất cứ hình tượng nào liên quan đến bộ phận sinh dục nam nữ và hành vi giao phối thì nơi đó có tín ngưỡng phồn thực.
Lưu ý, tuyệt đối không đánh đồng hình tượng phồn thực với các khái niệm đồi trụy khác.
Tín ngưỡng phồn thực là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, nó thể hiện nguyện của người dân về một cuộc sống ấm no, đủ đầy và con đàn cháu đống. Bởi vậy, chúng ta cần biết trân trọng, bảo tồn cho nét đẹp phi vật thể của dân tộc này.