Trộm vía nghĩa là gì mà thường được mọi người sử dụng nhiều đến vậy? Đây là câu cửa miệng của nhiều người nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ trộm vía nghĩa là gì. Nếu bạn cũng đang tò mò về cách gọi này thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Trộm vía là gì?
Trộm vía là từ thường được dùng để khen những đứa trẻ trắng trẻo, bụ bẫm, ngoan ngoãn với hàm ý là do các đấng thần linh, tổ tiên phù hộ. Trộm vía là lối nói quen thuộc mang màu sắc tâm linh của văn hóa Á Đông nói chung và bản sắc của văn hóa Việt Nam nói riêng.
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày những lời khen của các ông bà, cô dì chú bác dành cho những đứa trẻ hàng xóm như: Trộm vía, em bé ngoan quá!, Trộm vía, cháu bụ bẫm quá!, Trộm vía, em bé nhìn cưng quá ta!…
Một hình thức trộm vía cho con quen thuộc từ xa xưa của ông bà ta đó chính là đặt tên xấu cho con để tránh sự chú ý của ma quỷ, cho “dễ nuôi”.
Bên cạnh việc đặt tên, mọi người còn thường xuyên khen các bé bằng những cụm từ bắt đầu bằng từ “Trộm vía”. Đây là cách trộm vía cho trẻ sơ sinh thường được sử dụng ở đầu câu khi muốn khen một đứa trẻ để tránh lời khen trở thành điềm gở, không tốt.
Tại sao người ta hay nói Trộm vía?
Trộm vía có nghĩa là gì mà người ta hay nói, thay vì nói là trộm bóng, trộm hình, trộm hồn, trộm phách.
Vía còn là cách đọc cổ xưa dựa vào hai từ “hồn phách”. Trong đó, hồn là phần tinh thần thiêng liêng của con người; phách là phần tinh khí của con người và thường được gọi là vía. Từ trộm hồn chỉ dành cho người đã khuất, còn trộm vía thì được dùng cho người còn sống, nhất là trẻ em và những điều tốt đẹp.
Ví dụ, một số cách dùng khác của trộm vía như:
- Trộm vía 2 vạch bỏ bụng, trộm vía bỏ bụng là cách nói xin vía, xin lộc từ các bà mẹ mới mang thai để lây “tin vui” cho các cặp vợ chồng đang mong con.
- Trộm vía khi mang thai để cả mẹ và con đều khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông trong suốt thai kỳ.
- Trộm vía bán hàng là cách để buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt, cách trộm vía da đẹp…
Con người có giới tính khác nhau thì có các “vía” khác nhau. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ, “Người miền Bắc quen nói “trộm vía” là vì người xưa quan niệm nam có ba hồn bảy vía, còn nữ có ba hồn chín vía”. Vía ở đây chính là năng lượng tinh thần giúp con người ta có thể sống khỏe mạnh.
Và khi con người bị đau yếu thì người ta tin rằng có một vía nào đó bị phạm. Người Việt tin rằng các tác động bên ngoài vào mắt, mũi miệng lưỡi sẽ khiến cho vía bị lay động và có thể dẫn đến bệnh tật.
Người xưa quan niệm rằng, vía trẻ con còn yếu, chưa vững, cần được bảo vệ, giữ gìn. Chính vì vậy, trước khi khen trẻ nhỏ phải xin phép các vía trước gọi là trộm vía trẻ sơ sinh. Nếu khen những đứa trẻ mà không thêm từ “trộm vía” thì lời khen đó sẽ phản tác dụng, đứa bé đó có thể sẽ không còn xinh xắn, khỏe đẹp như trước nữa.
Ví dụ, “Trộm vía em bé xinh và ngoan quá!”, thì từ “trộm vía” được coi như là một lời xin phép với thần thánh về mặt tín ngưỡng cũng như một lời xin đối với gia chủ.
Một số người khác lại cho rằng, ma quỷ thường hay bắt vía các em bé xinh đẹp, ngoan ngoãn. Cho nên, trước khi khen các bé phải nói thêm từ “trộm vía” để đánh lạc hướng ma quỷ, cho trẻ đỡ “phải vía”…
Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu trộm vía là j đúng không? Người ta thường nói: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vậy thì tội gì mà chúng ta không thêm từ “trộm vía” vào trong những lời khen để thêm may mắn nhỉ?