Đẽ đàng hiện đang là một từ được các bạn trẻ dùng khá thường xuyên trên mạng xã hội một cách hài hước. Thế nhưng bạn cũng như nhiều người khác hẳn đang thắc mắc đẽ đàng là gì? Nguồn gốc của nó là ở đâu? Hãy cùng chúng mình khám phá điều thú vị này ở bài viết dưới đây nhé.
Đẽ đàng là gì?
Trên thực tế thì không có bất kỳ tài liệu, giấy tờ, từ điển nào ghi chép về sự tồn tại của từ “đẽ đàng” trong ngôn ngữ Việt Nam. Nếu như cắt nghĩa của từng từ: đẽ là gì, đàng là gì thì “đẽ” hoàn toàn không hề có nghĩa, còn “đàng” là một từ Hán Việt có nghĩa là đường.
Như vậy có thể đi đến kết luận rằng, từ “đẽ đàng” là vô nghĩa. Thế nhưng, tại sao từ lại này lại xuất hiện, lại còn trở nên phổ biến trên mạng? Nó có nguồn gốc ở đâu?
Thực ra, cụm từ kỳ cục này hoàn toàn đến từ một trò chơi đang nổi lên trong giới trẻ hiện nay, đó là trò chơi nối chữ. Trò chơi này là một trong những trend gây sốt vào năm 2020, đã được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Thậm chí, đã có rất nhiều bức ảnh chế, meme, video hài hước, vui nhộn nói về trò nối chữ này. Đến cả kênh Youtube nổi tiếng SPX Entertainment cũng đăng tải đoạn video thú vị về nó này trên kênh channel của mình.
Từ đâu mà lại có “đẽ đàng”?
Nối chữ là trò chơi được không ít người tham gia với số lượng đông đến mức có thể lập thành các hội nhóm trên mạng xã hội, với luật chơi nghe qua vô cùng đơn giản đó là người trước đưa ra 1 từ gồm có 2 âm tiết, người tiếp theo sẽ phải đáp lại từ khác bắt đầu bằng từ kết thúc của người trước.
Trò chơi kết thúc nếu không ai đưa ra được lời đáp của người trước và người này sẽ chiến thắng. Có lẽ cũng từ đó đẽ đàng được ra đời một cách ngẫu nhiên khi ai đó quá “bí’ từ mà vẫn muốn chiến thắng trò chơi, mặc dù từ này hoàn toàn không có nghĩa, không có trong từ điển tiếng Việt và trở nên phổ biến có lẽ vì sự kỳ cục trong phát âm của nó.
Ta có thể mô phỏng trò chơi như sau: Người A ra từ “người đẹp”. Người B dễ dàng đối lại “đẹp đẽ”, người C lập tức đối tiếp “đẽ đàng”. Như vậy trò chơi lẽ ra đã kết thúc ở đây vì người tiếp theo không có từ đối lại người C và người C chính là người chiến thắng trong ván chơi này
Nhưng mà khoan đã, người C đã đưa ra từ đối là “đẽ đàng” hình như hơi có vấn đề vì từ này không có nghĩa. Nhưng mà người C vẫn bảo từ đó có nghĩa thì làm sao bây giờ?
Một số ý kiến khác cũng ngay lập tức đưa ra một từ ghép với từ đẽ để đối lại từ đẹp đẽ đó là đẽ củi.
Vậy đẽ củi là gì? Đẽ củi chính là những thanh củi gỗ được làm từ vỏ trấu. Chúng được nén lại với nhau thành các khối giống như các loại bàn ghế bây giờ được làm từ gỗ ép. Hiện nay thứ này không còn phổ biến trong các gia đình nên từ này cũng dần khó hiểu với nhiều người.
Có người đề xuất cả từ “đẽ mặt”, nhưng đẽ mặt là gì thì thật sự chẳng ai giải thích nổi.
Một số từ khó nhất khi chơi nối chữ
Muốn giành chiến thắng trong trò chơi nối chữ này, các bạn thử tham khảo một số từ sau nhé, đảm bảo người chơi cùng chỉ có mắt chữ o mồm chữ a mà chào thua.
Vụn (vỡ vụn, sắt vụn, mảnh vụn, xé vụn)
Đợ (ở đợ)
Gú (gái gú)
Rói (tươi rói, roi rói)
Vợi (vời vợi)
Nhòa (nhạt nhòa)
Tể (đồ tể)
Ngoét (chua ngoét)
Rưởi (rác rưởi)
Sệt (đặc sệt)
Tuyền (đen tuyền)
Bời (chơi bời)
Cộ (xe cộ)
Hoắc (thối hoắc)
Bẽo (bạc bẽo)
Hoắm (sâu hoắm)
Nhặn (nhiều nhặn)
Mẽ (mạnh mẽ)
Đẽo (lẽo đẽo)
Hoắt (nhọn hoắt)
Nghẻ (ngon nghẻ)
Ngợm (người ngợm, nghịch ngợm)
Chẻo (bánh chẻo)
Và còn rất nhiều từ nữa mà các bạn có thể comment bên dưới cho chúng mình biết để bổ sung nhé.
Vậy là chỉ từ một trò chơi viral trên mạng mà một từ vô nghĩa như “đẽ đàng” đã trở nên phổ biến. Vậy mới có thể thấy tiếng Việt của chúng ta phong phú đến như thế nào. Chúc các bạn có những phút giây giải trí thật vui vẻ và hãy nhớ đón đọc các bài viết thú vị tiếp theo trên palada.vn.
Xem thêm: Nguyên âm là gì? Phụ âm là gì? Phân biệt nguyên âm và phụ âm