BTU và Hp là 2 đơn vị được sử dụng khá quen thuộc hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về 2 đơn vị đo lường này. Nếu băn khoăn với những câu hỏi về BTU và Hp thì các bạn hãy tham khảo ngay những thông tin được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.
Tóm tắt
BTU là gì?
BTU là chữ viết tắt của British Thermal Unit là một đơn vị năng lượng được sử dụng ở Hoa Kỳ.
Chỉ số BTU là gì có ý nghĩa gì đối với thiết bị làm lạnh?
BTU được sử dụng để mô tả công suất của các hệ thống làm lạnh, sưởi ấm như: điều hòa nhiệt độ, lò sưởi, lò nướng… Hoặc bạn cũng có thể hiểu là BTU hay BTU/h được hiểu được đơn giản là lượng năng lượng cần thiết để 1 pound (454gram) nước tăng lên 1 độ F(Fahrenheit) và khi đó 143 BTU có thể làm tan chảy 1 pound băng.
Hiện nay, người ta quy ước:
+ 1BTU ≈ 1055 J = 0,293 Wh
+ W = 3,41214 Btu/h
=> Vậy 1kW = 3412,14 Btu/h
Chỉ số BTU trên điều hòa có ý nghĩa gì?
9000 BTU, 12000 BTU là những chỉ số khá phổ biến cũng là vấn đề mà khách hàng quan tâm hàng đầu khi muốn mua một thiết bị máy lạnh. Vậy 12000BTU hay 9000BTU là gì?
Rất nhiều khách hàng có suy nghĩ BTU là công suất tiêu thụ điện của máy điều hòa nhưng thực tế đây là chỉ số phản ánh công suất làm lạnh của điều hòa. Theo đó với 1 thiết bị máy lạnh 9000BTU/h thì ta có thể hiểu trong 1 giờ thì năng lượng sinh ra là: 9000 x 0.293 = 2637 kW.
Với các quy ước như này thì người dùng có thể dễ dàng tính được công suất của điều hòa, cụ thể là:
+ 9.000BTU ~ 2637,639kW
+ 10.000BTU ~ 2930,71kW
+12.000BTU ~ 3516,852kW
+ 15.000BTU ~ 4396,065kW
+ 18.000BTU ~ 5275,278kW
+ 24.000BTU ~ 7033,704kW
Đơn vị Hp là gì?
HP (horse power) hay còn có tên gọi là là mã lực hoặc là ngựa. Đây là đơn vị đo lường được sử dụng để đo công suất – tốc độ hoàn thành một công việc.
Thuật ngữ này được đề cập bởi kỹ sư người là Scotland James Watt được sử dụng để so sánh sức mạnh của động cơ hơi nước với sức ngựa. Sau này, nó Hp lại tiếp tục được sử dụng rộng hơn để đo sức mạnh đầu ra của các động cơ piston dùng cho xe hơi, động cơ turbines, motor điện hay nhiều loại máy móc khác…
Hp hay còn gọi là mã lực
Hp là công cần thiết để thực hiện nâng một vật có khối lượng 75kg lên cao 1m trong thời gian 1 giây (1HP = 75kgm/s). Bởi vậy, 1HP ~ 746W
Ý nghĩa của công suất hp trong máy nén khí
Trong một thiết bị nén khí thì công suất làm việc của máy sẽ được đo bằng Kw hoặc HP (sức ngựa) với công thức quy đổi như sau:
+ 1kw = 1,35HP
+ 1HP = 0.746Kw
Theo đó những sản phẩm có công suất nhỏ hơn <5Hp sẽ được đánh giá là sản phẩm máy nén khí mini và thường được sử dụng để phục vụ cho những công việc không đòi hỏi đến nguồn khí nén hơn.
Trong khí đó, các sản phẩm bơm nén khí có công suất 5HP hoặc lớn hơn thì là các sản phẩm máy nén khí công nghiệp sẽ được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu sử dụng nguồn khí nén lớn tại các xưởng công nghiệp hay trạm rửa xe quy mô lớn…
Hướng dẫn cách quy đổi BTU sang Hp và ngược lại
Sau khi đã hiểu rõ về 2 đơn vị này cũng như cách quy đổi về 2 đơn vị này thì người dùng có thể dễ dàng quy đổi từ BTU sang Hp và ngược lại.
Cách quy đổi như sau:
+ 1W = 3,41214 BTU/h
+ 1KW =3412,14 BTU/h)
+ 1000BTU =0,293KW
+ 1HP =9000 BTU
Trong đó:
+ Việc quy đổi từ BTU sang Hp và từ HP quy đổi thành kW là để tính công suất tiêu thụ của máy
+ Và quy đổi từ BTU sang W, kW là quy đổi của công suất làm lạnh của máy.
Ví dụ: Máy điều hòa có công suất 9000BTU/h tương đương với 1HP có năng lượng sinh ra trong 1 giờ là 9000 X 0.293 = 2637 W.
=> Công suất làm lạnh định mức của điều hòa có công suất 9000BTU hay 1 HP là 2637 W.
Trên đây là một số thông tin về 2 chỉ số BTU và Hp, mong rằng qua những thông tin này các bạn đã có thể hiểu hơn bạn có thể dễ dàng chọn lựa cho gia đình mình một chiếc máy điều hòa hoặc một sản phẩm nén khí phù hợp và ưng ý nhất!