Việc chuyển đổi giữa các đơn vị đo khối lượng từ trước đến giờ luôn là một kĩ năng rất quan trọng trong học tập cũng như là trong cuộc sống, tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng thực hiện nó một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Hãy theo dõi nội dung dưới đây của Palada.vn để chúng mình giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng và hướng dẫn cách quy đổi chi tiết nhé.
Tóm tắt
- 1 Khái niệm đơn vị
- 2 Khối lượng là gì?
- 3 Đơn vị đo khối lượng là gì?
- 4 Giới thiệu một số đơn vị đo khối lượng
- 5 Một số đơn vị dùng trong tính khối lượng khác
- 6 Bảng đơn vị đo khối lượng
- 7 Cách quy đổi đơn vị đo khối lượng dễ nhớ nhất
- 8 Mối liên hệ trong bảng đơn vị đo khối lượng
- 9 Các dạng bài tập về bảng đơn vị đo khối lượng
- 10 Bài tập áp dụng bảng đơn vị khối lượng
- 11 Lưu ý khi chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng
Khái niệm đơn vị
Đơn vị là một đại lượng dùng trong đo lường, được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực toán học, hóa học, vật lý và cả trong cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ: Đơn vị dùng trong đo độ dài là mét, cen-ti-mét,… Chiều cao của cô ấy là 1,5 mét. Cây thước kia dài 20 cen-ti-mét.
Khối lượng là gì?
Khối lượng chính là lượng chất chứa trong vật thể và thường được đo bằng đơn vị ki lô gam – cân.
Ví dụ: Khối lượng của bao gạo là lượng gạo trong bao bì.
Đơn vị đo khối lượng là gì?
Đơn vị đo khối lượng là một loại đơn vị dùng để cân một thứ cụ thể nào đó. Chúng ta thường sử dụng cân các loại để đo được khối lượng của một vật thể.
Ví dụ: Một con cá nặng 12 kg, đơn vị đo khối lượng ở đây là kg, đọc là ki-lô-gam.
Giới thiệu một số đơn vị đo khối lượng
Tấn
Tấn là một trong những đơn vị đo khối lượng phổ biến nhất. Không có từ viết tắt, chúng ta ghi “tấn” sau số khối lượng.
Tạ
Tạ là một đơn vị đo khối lượng. Không có viết tắt, chúng ta ghi “tạ” sau số khối lượng.
Yến
Yến cũng là một đơn vị đo khối lượng phổ biến. Không có viết tắt, chúng ta ghi “yến” sau số khối lượng.
Ki-lô-gam (kg)
Ki-lô-gam hay thường gọi là cân, là một đơn vị đo khối lượng. Chúng ta có thể viết tắt là kg.
Héc-tô-gam (hg)
Héc- tô-gam là một đơn vị đo khối lượng. Chúng ta có thể viết tắt là hg.
Đề-ca-gam (dag)
Đề-ca-gam là một đơn vị đo khối lượng. Chúng ta có thể viết tắt là dag.
Gam (g)
Gam là đơn vị đo khối lượng có thể viết tắt là g.
Một số đơn vị dùng trong tính khối lượng khác
Ngoài bảng đơn vị đo khối lượng kg thì trên thế giới còn có một số đơn vị tính khối lượng khác nhưng chúng không được sử dụng phổ biến tại nước ta, ví dụ như:
– Đơn vị Pound: 1 pound bằng khoảng 0.45359237 kg hay bằng 453.5 g.
– Đơn vị Ounce: 1 ounce bằng khoảng 0.02835 kg hay bằng 28.350 g.
– Đơn vị Carat: đơn vị này khá đặc biệt bởi vì thường chuyên dùng để đo khối lượng của các loại đá quý như cẩm thạch, kim cương, ruby… Trong đó thì 1 carat bằng 0.2g và bằng 0.0002kg.
– Bảng đơn vị đo khối lượng mg (Milligram), Centigram: đây là những đơn vị dùng để đo khối lượng của vật có kích thước rất nhỏ và thường được dùng phổ biến trong các phòng thí nghiệm. Trong đó: 1gram = 100 centigrams = 1000 milligrams.
– Đơn vị Microgam (µg) và đơn vị Nanogam (ng): đơn vị đo những khối lượng siêu siêu nhỏ. Trong đó, 1 µg = 0.000001g, 1 ng = 0.000000009g.
Bảng đơn vị đo khối lượng
Với môn toán lớp 4 bảng đơn vị đo khối lượng thì các em có thể tham khảo bảng dưới đây để có cách ghi nhớ tổng quát nhất:
Cách quy đổi đơn vị đo khối lượng dễ nhớ nhất
Chúng ta cần phải nắm chắc các nguyên tắc quy đổi cũng như là thứ tự giữa các đơn vị tính khối lượng với nhau trong bảng đơn vị khối lượng để quy đổi được nhanh chóng.
– Mỗi đơn vị sẽ lớn hơn gấp 10 lần so với đơn vị đứng ngay sau nó.
Ví dụ: 1 yến bằng 10kg và bằng 100 hg.
– Mỗi đơn vị nhỏ hơn sẽ bằng 1/10 đơn vị đứng ngay trước nó.
Ví dụ: 1 tạ bằng 0.1 tấn, 1 yến bằng 0.1 tạ.
Cách quy đổi theo bảng đơn vị đo khối lượng đơn giản và dễ nhớ hơn như sau:
– Khi cần đổi từ đơn vị đo lớn sang đơn vị bé liền kề thì nhân số đó với 10.
– Khi cần đổi từ đơn vị đo bé sang đơn vị đo lớn liền kề thì lại chia số đó cho 10.
Ví dụ: 6 kg = 6 * 10 = 60 hg, 6 tạ = 6 / 10 = 0.6 tấn.
Mối liên hệ trong bảng đơn vị đo khối lượng
1 lạng = bao nhiêu cân?
1 lạng = 1/10 kg (tức 1/10 cân).
1 lạng = bao nhiêu gram?
1 lạng = 1/10 cân mà 1 cân = 1000 gram nên 1 lạng = 100 gram.
1 cân = bao nhiêu kg?
Thường thì trong cuộc sống chúng ta sẽ sử dụng đơn vị đo là cân chứ ít khi nói là kilogram.
1 cân = 1 kilogram = 0.1 yến bằng 0.01 tạ bằng 0.001 tấn.
1 cân bằng bao nhiêu lạng?
Cân và lạng là 2 đơn vị đo khối lượng phổ biến nhất ở Việt Nam.
1 kilogram = 10 lạng.
1 cân bằng bao nhiêu gam?
1 cân = 1 kilogram = 1000 gram.
Các dạng bài tập về bảng đơn vị đo khối lượng
Dạng 1: Chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng
Phương pháp: Cần áp dụng những quy tắc chuyển đổi và bảng đơn vị đo khối lượng lớp 4 để có thể giải dạng bài tập dạng này nhanh chóng.
Ví dụ:
3,8 tạ = ? tấn.
⇒ 3,8 tạ = 3,8 /10 = 0,38 tấn.
12 tấn 16 yến = ? kg.
⇒ 12 tấn 16 yến = 12 x 1000 + 16 x 10 = 12160 kg.
Dạng 2: Các phép tính với bảng đơn vị khối lượng lớp 3
Phương pháp:
– Khi các khối lượng đã cùng một đơn vị đo thì ta chỉ cần thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia như một phép tính toán thông thường.
– Khi các khối lượng không cùng đơn vị đo thì ta cần quy đổi về cùng đơn vị, sau đó lại thực hiện phép tính toán thông thường.
– Khi nhân hoặc chia một đơn vị đo khối lượng với một số, thì ta nhân hoặc chia số đó với một số như bình thường, sau đó thêm đơn vị chỉ khối lượng ở kết quả.
Ví dụ:
33kg + 15kg = ?
⇒ 33kg + 15kg = 48 kg.
33kg + 150g = ?
⇒ 33kg + 15g = 33kg + 0,15kg = 35,15 kg.
33kg x 13 = ?
⇒ 33kg x 13 = 429 kg.
Dạng 3: So sánh các đơn vị trong bảng đơn vị đo khối lượng
Phương pháp:
– Nếu các khối lượng cùng đơn vị đo, ta chỉ việc so sánh như 2 số thông thường.
– Nếu các khối lượng không cùng đơn vị đo, ta cần phải quy đổi về cùng một đơn vị theo bảng đơn vị khối lượng lớp 5, sau đó lại so sánh như 2 số thông thường.
Dạng 4: Giải bài toán về bảng đơn vị đo khối lượng có lời văn
Phương pháp:
– Đọc thật kỹ đề và xác định đúng yêu cầu của đề bài.
– Thực hiện phép tính toán bình thường nếu cùng đơn vị, nếu như đề bài cho không cùng đơn vị thì trước tiên phải quy đổi về cùng 1 đơn vị chung rồi mới thực hiện tính toán.
– Kiểm tra lại rồi xác định kết quả.
Ví dụ: Mẹ Linh đi chợ mua thức ăn gồm 1,6kg thịt bò, 700g thịt lợn, và 2kg 500g dưa hấu. Hỏi mẹ Linh phải mang tất cả bao nhiêu gram thức ăn về nhà?
Đổi 1,6kg = 1,6 x 1000 = 1600g, 2kg 500g = 2 x 1000 + 500 = 2500g.
Vậy số gam mẹ Linh phải mang về là: 1600 + 700 + 2500 = 4800g.
Bài tập áp dụng bảng đơn vị khối lượng
Bài tập 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng cho sau:
- a) 5,4 tấn = ? hg
- b) 14698g = ? kg
- c) 2 tạ 44kg = ? dag
- d) 19 yến 83hg = ? tạ
Lời giải:
- a) 5,4 tấn = 5,4 x 10000 = 54000 hg.
- b) 14698g = 14698 / 1000 = 14,698 kg.
- c) 2 yến 44kg = 2 x 1000 + 44 x 100 = 6400 dag.
- d) 19 yến 83hg = 19 / 10 + 83 / 1000 = 1,983 tạ.
Bài tập 2: Thực hiện những phép tính sau:
- a) 590 g + 2000 g = ? g
- b) 10 tấn + 3 tạ + 30 yến = ? kg
- c) 20hg 8g x 7 = ? g
Lời giải:
- a) 590 g + 2000 g = 2590 g.
- b) 10 tấn + 3 tạ + 30 yến = 10 x 1000 + 3 x 100 + 30 x 10 = 10600 kg.
- c) 20hg 8g x 7 = (20 x 100 + 8) x 7 = 14056 g.
Bài tập 3: So sánh:
- a) 3 tạ 60kg và 3 tạ 6 yến.
- b) 8,4 tấn và 8200 kg.
- c) 512 kg 80 dag và 3 tạ 85 kg.
Lời giải:
- a) 3 tạ 60kg và 3 tạ 6 yến.
3 tạ 60kg = 3 x 100 + 60 = 360kg.
3 tạ 6 yến = 3 x 100 + 6 x 10 = 360 kg.
Vậy 3 tạ 50kg bằng 3 tạ 5 yến.
- b) 8,4 tấn và 8200 kg.
8,4 tấn = 8,4 x 1000 = 8400 kg.
Vậy 8,4 tấn > 8200 kg.
- c) 512 kg 80 dag và 3 tạ 85 kg.
512 kg 80 dag = 512 + 80 / 100 = 512,8kg.
6 tạ 85kg = 6 x 100 + 85 = 685 kg.
Vậy 512 kg 80 dag nhỏ hơn 3 tạ 85 kg.
Bài tập 4: Có 20 quyển sách và 15 quyển vở. Trong đó, mỗi quyển sách nặng 500g và mỗi quyển vở nặng 700 g. Hỏi có tất cả mấy ki-lô-gam sách vở?
Lời giải:
Cân nặng của 20 quyển sách là:
20 x 500 = 10000 (g)
Cân nặng của 15 quyển vở là:
15 x 700 = 10500 (g)
Tất cả vở và sách sẽ có cân nặng là:
10000 + 10500 = 20500 (g) = 20500 / 1000 = 20,5 (kg)
Vậy tổng số cân nặng của sách vở là 20,5 ki-lô-gam.
Lưu ý khi chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng
– Cần hết sức cẩn thận khi chuyển đổi trong bảng đơn vị đo khối lượng lớp 2 để tránh viết sai đơn vị hoặc nhầm lẫn giữa các đại lượng đo với nhau.
– Khi đổi đơn vị độ dài thì thừa số và số chia không phải là số đo nên không ghi đơn vị đằng sau thừa số và số chia.
Ví dụ: Đổi 4 ki-lô-gam (kg) ra gam (g) thì chúng ta làm như sau: 4 x 1000 = 4000 g. Trong đó: 1000 gọi là thừa số nên không có đơn vị nào đằng sau nó.
– Nên sử dụng máy tính bỏ túi khi thực hiện chuyển đổi đơn vị khi thực hiện nhân, chia với những bội số 10, 1000, 10000,… để tránh gặp phải sai sót.
Vậy là qua bài viết vừa rồi các bạn đã có thể thực hiện việc quy đổi đơn vị đo theo bảng đơn vị đo khối lượng một cách đơn giản rồi đó. Hi vọng các bạn cảm thấy là bài viết này hữu ích cho mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở những bài viết thú vị tiếp theo trên Palada.vn.