Biển Chết là cái tên không còn quá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên nguồn gốc cái tên Biển Chết là gì, vùng biển này ở đâu thì có lẽ nhiều người vẫn chưa rõ. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu về nội dung này trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt
Vùng Biển Chết là gì? Ở đâu?
Biển Chết thực ra không phải biển như cái tên của nó. Đây chỉ là một hồ nước mặn giáp với Jordan về phía đông, Israel và Palestine về phía tây. Bờ Biển Chết phía đông thuộc về Jordan, nửa phía nam của bờ tây thuộc về Israel. Vậy vì sao hồ này lại gọi là “Biển Chết” ?
Biển Chết là nơi thấp nhất và là cũng là hồ nước thấp nhất trên bề mặt trái đất. Bề mặt và bờ biển của nó nằm khoảng 430,5 m dưới mực nước biển và cũng là hồ muối sâu nhất trên thế giới.
Sở dĩ có cái tên Biển Chết là do độ mặn quá cao của nó làm cho cá hay các thủy sinh vật lớn khác không thể nào sinh sống trong lòng hồ. Tuy nhiên, một lượng rất nhỏ vi khuẩn hoặc nấm mốc vẫn có thể tồn tại. Cá theo sông Jordan bơi vào Biển Chết sẽ bị chết rất nhanh khi nước ngọt trộn lẫn với nước siêu mặn của Biển Chết. Độ mặn của Biển Chết lên đến 34,2%, có nghĩa là mặn hơn gấp 10 lần so với nước biển bình thường. Bạn có thể tưởng tượng cứ với 5kg nước thì có 1kg muối.
Với một hàm lượng muối quá lớn này ngoài một số loài nấm tảo, nước biển thì cây cỏ ở ven bờ cũng rất hiếm, gần như là không có, xung quanh hồ bao trùm một bầu không khí chết chóc, tĩnh lặng, vô cùng hoang vắng. Đây chính là lý do nó có tên gọi Biển Chết.
Cầu nào cao nhất? Tổng hợp những cây cầu cao nhất trên thế giới
Tại sao Biển Chết lại quá mặn?
Biển Chết nằm trong thung lũng Jordan Rift và là điểm cuối trong dòng chảy của sông Jordan. Nước mưa sẽ hòa tan các khoáng chất có trong đất đá của khu vực rộng lớn xung quanh rồi chảy vào dòng sông Jordan đổ vào Biển Chết.
Tuy nhiên do không có lối thoát nên nước chảy vào đó nhưng không chảy ra. Lượng nước bị kẹt lại và bay hơi để lại muối hòa tan trong hồ. Với điều kiện nhiệt độ mùa hè tăng rất cao và điều kiện khí hậu nóng khô quanh năm dẫn đến sự bốc hơi đáng kể của nước, các khoáng chất càng ngày càng tập trung và độ mặn ngày càng rõ rệt.
So với hàm lượng muối khoảng 3% trong nước biển thông thường, các nhà nghiên cứu cho rằng nước Biển Chết có tới 34,2% muối với 21 khoáng chất như magiê, canxi, bromua, kali… Mười hai trong số những khoáng chất này không hề tìm thấy ở biển hoặc các đại dương khác.
Các nghiên cứu đã chứng minh được khoáng chất ở Biển Chết có hiệu quả cao trong điều trị những bệnh ngoài da như vẩy nến, mụn trứng cá, chàm, thậm chí cả thấp khớp. Sở dĩ các khoáng chất ở Biển Chết chữa được các bệnh về da vì nó tăng cường các mô da, duy trì sự cân bằng hóa học cho da, kích thích tuần hoàn máu và loại bỏ những độc tố ra khỏi da.
Cũng do độ mặn cực kỳ cao này làm cho tỉ trọng của nước Biển Chết cao hơn cả tỉ trọng cơ thể nên chúng ta có thể nổi dễ dàng trên mặt nước như một tấm gỗ. Đây là một trong những đặc điểm khiến cho Biển Chết nổi tiếng, các bạn có thể tìm thấy trên Google rất nhiều tấm ảnh mọi người đang nằm nổi trên biển.
Tuy nhiên có một thực tế là chính phủ Israel đang khuyến cáo Biển Chết đứng thứ 2 trong các nơi nguy hiểm để bơi lội ở Israel. Bạn có thể nổi nhưng vẫn có thể chết đuối ở Biển Chết. Nghe có vẻ phi logic nhưng tất cả là do tỷ trọng cao của nước gây ra.
Nước biển nâng cơ thể lên với một lực đáng kể, giữ cho người nổi đồng thời cũng cản trở việc điều khiển, khi đó điều tồi tệ sẽ xảy ra khi không thể xoay người lại, chúng ta sẽ chìm ngập mặt trong nước.
Do sự khai thác quá mức của các nước xung quanh ảnh hưởng đến lượng nước của sông Jordan đổ vào Biển Chết, ngày nay diện tích Biển Chết đang nhanh chóng co lại, Biển Chết đang bị chết đi theo đúng nghĩa đen của nó.
Tác dụng của muối Biển Chết là gì?
Kể từ thời xa xưa, muối Biển Chết đã trở thành một thành phần được mọi người ca ngợi. Người cổ đại thường ứng dụng muối từ Biển Chết trong việc điều trị các triệu chứng liên quan đến da và xương khớp. Không dừng lại ở đó, thành phần thiên nhiên này còn sở hữu những công dụng làm đẹp da kỳ diệu. Đây là một trong những thành phần chăm sóc da đã được nữ hoàng Cleopatra vô cùng yêu thích. Ngày nay, những thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng thế giới cũng đã cố gắng đưa muối biển chế vào những sản phẩm của mình.
Nữ hoàng Cleopatra tin rằng muối biển sở hữu khả năng chữa lành và làm đẹp thần kỳ. Chính vì thế, nữ hoàng đã thu mua muối ở các khu vực xung quanh Biển Chết để có thể tận dụng tối đa những lợi ích này. Cleopatra thậm chí còn cho xây dựng cả các phòng khám dược phẩm và mỹ phẩm xung quanh khu vực. Đây là nơi những vị khách quý được trải nghiệm những liệu pháp tuyệt vời từ muối biển.
Thành phần của muối Biển Chết là gì?
Nghiên cứu cho thấy khoáng chất trong muối Biển Chết cao gấp 10 lần muối biển thông thường. Những khoáng chất này mang đến rất nhiều lợi ích cho làn da của bạn, có thể kể tới như:
– Magiê: Có tác dụng giải độc và làm sạch lớp biểu bì. Magiê có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tế bào, chữa lành làn da bị viêm hoặc tổn thương.
– Canxi: Thúc đẩy tăng trưởng, tái tạo da và giữ ẩm thông qua việc cân bằng bã nhờn, kích thích sản xuất chất chống oxy hóa.
– Natri: Làm sạch, tẩy tế bào chết cho da, đồng thời giúp trung hòa các gốc tự do.
– Kẽm: Chữa lành và trẻ hóa làn da, có tác dụng điều trị mụn trứng cá. Ngoài ra, natri còn giúp bảo vệ những tế bào lipid và nguyên bào sợi tạo ra collagen.
– Kali: Giữ ẩm và giúp da luôn có vẻ căng tràn sức sống, làm dịu những triệu chứng sưng mặt.
– Lưu huỳnh: Một lượng nhỏ chất này sẽ làm thông thoáng lỗ chân lông, kháng nấm, diệt vi khuẩn gây viêm.
Với lượng khoáng chất dồi dào vừa kể trên, các bạn có thể đưa thành phần muối Biển Chết này vào quá trình chăm sóc da của mình với những công dụng như:
– Tẩy tế bào chết trên da.
– Làm dịu các vấn đề gặp phải về da như dị ứng, bệnh chàm và vảy nến.
– Làm sạch lỗ chân lông.
– Làm dịu bớt triệu chứng đau khớp và đau cơ bắp.
Bí quyết làm đẹp với muối Biển Chết
Muối là một thành phần dưỡng da vô cùng rẻ tiền mà lại có nhiều ứng dụng. Những mẹo nhỏ dưới đây không chỉ với muối đến từ Biển Chết mà ngay cả muối thông thường cũng có thể làm được.
– Cách tẩy tế bào chết cho da mặt: Hòa tan một nắm muối vào nước ấm. Sau đó các bạn nhẹ nhàng chà muối lên da mặt để loại bỏ lượng bụi bẩn, dầu nhờn và da chết.
– Làm da chân mịn màng: Các bạn ngâm chân vào bồn nước ấm pha muối. Sau đó sử dụng các dụng cụ chà chân để tẩy đi lớp da chết trên bàn chân.
– Thư giãn với bồn tắm muối: Nếu nhà các nàng có bồn tắm, hãy thử ngâm mình trong nước tắm có chứa muối biển. Phương pháp này không những giúp bạn thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhọc mà còn giúp da được mịn màng hơn.
Trên đây là chi tiết thông tin về vùng Biển Chết là gì cùng những mẹo làm đẹp bằng muối Biển Chết. Chúc các bạn áp dụng thành công và đừng quên tiếp tục đón đọc những bài viết mới của chúng mình nhé.