Con người ai cũng mong muốn có một cuộc sống “thân tâm an lạc”, thân có an thì tâm mới lạc. An lạc là gì? Làm thế nào để sống an lạc? Khám phá về cách sống an lạc theo Phật giáo cùng Palada.vn qua bài viết sau nhé!
Tóm tắt
An lạc là gì?
An lạc ở đây hiểu là an vui. Trong đó,
- “An” có nghĩa là tâm luôn bình thản, không sợ hãi và không bị khuấy động.
- “Lạc” là lạc quan, vui vẻ, đây là một trạng thái cảm giác an nhiên, thỏa mái, tự tại bên trong mỗi người.
An lạc là một trạng thái nhẹ nhàng nhưng rất bền bỉ, mang tới sự bình an cho cả thân và tâm con người. Thậm chí, trạng thái an lạc còn có thể lan tỏa đến mọi người xung quanh.
Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn an lạc với vui vẻ. Trong khi vui vẻ đến từ bên ngoài, trạng thái cảm xúc nhất thời còn an lạc đến từ bên trong và nó là vĩnh viễn.
Vậy, an lạc nghĩa là bản thân cảm thấy hạnh phúc và đang thưởng thức những cái thật, cái lành, cái đẹp, trong cuộc đời. Nhưng tâm vẫn không bị ràng buộc, không bị vướng bận bởi những cái thật, cái đẹp…kia hay bị nó chi phối và làm chủ.
An lạc trong Phật giáo là gì?
Tâm an lạc theo Phật giáo là trạng thái bình yên, tự do, được giải thoát và không bị ràng buộc bởi bất kỳ điều gì. Trạng thái an lạc có thể đạt được thông qua việc giải thoát khỏi sự gắn bó với khổ đau, ham muốn và khao khát. Có thể kết hợp thực hành các bài thiền cùng các phương pháp tâm linh khác để giảm bớt căng thẳng và lo lắng trong tâm trí.
An lạc là trạng thái tâm linh mà những người tu tập Phật pháp, những người hành thiền hay tu tập hay bất kỳ ai tìm kiếm sự yên bình trong cuộc sống đều mong muốn đạt được.
Việc tìm kiếm tâm an lạc không chỉ là mục tiêu của riêng đạo Phật mà còn là mong muốn của rất nhiều người trong cuộc sống hiện đại. Trong một thế giới phức tạp và đầy áp lực, tâm an lạc giúp con người giảm bớt căng thẳng, lo âu, tăng cường sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Để đạt được tâm an lạc, ngoài việc thực hành thiền và các phương pháp tâm linh khác, con người còn cần phải tập trung vào các giá trị cốt lõi như lòng biết ơn, tình yêu thương, lòng từ bi và lòng nhân ái. Khi bạn có trái tim từ bi, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và an lạc.
Thân tâm an lạc là gì?
Không phải ngẫu nhiên ông bà ta vẫn thường chúc nhau “Thân tâm an lạc”. Câu chúc này có ý nghĩa là chúc nhau khỏe mạnh, tâm trí an lành để luôn luôn có được niềm vui sống.
- Thân là cơ thể, là tấm thân cha mẹ ban cho mình
- Tâm là trái tim, là tình cảm, tình yêu, là nếp nghĩ
- An là bình an, là trạng thái không vướng bận
- Lạc có nghĩa là vui vẻ, lạc quan
Thân tâm an lạc là luôn vui vẻ, yêu đời, không lo âu, suy nghĩ, biết yêu thương bản thân và yêu thương mọi người.
Sống an lạc là sống như thế nào?
Giữ thái độ khiêm nhường
Khiêm nhường là đức tính thiện lành của con người. Khiêm nhường là đúng chừng mực, biết đúng sai phải trái. Đây là một trong những đức tính, lối sống tốt đẹp, một tâm tính thiện của con người, là đức tính mà ai ai cũng nên học trong cách đối nhân xử thế.
Người có tính khiêm nhường thường không quá quan tâm đến “chuyện thiên hạ”. Họ là người biết lắng nghe, học hỏi, vượt lên trong nghịch cảnh, biết kiềm chế cơn nóng giận, không nghĩ đến việc báo oán trả thù. Người khiêm nhường luôn giữ cho mình sự bình tĩnh, điều này sẽ giúp cho họ vượt qua được mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Cũng từ đó mà bản thân sẽ giữ được sự an lạc trong tâm.
Biết hài lòng với những gì mình có
Để có cuộc sống an lạc, bản thân an lạc thì cần phải biết hài lòng, biết đủ và thỏa mãn với những gì mình đang có ở hiện tại. Khi biết đủ, bạn sẽ có hạnh phúc, điều này giúp chúng ta tìm được niềm vui dù đang ở trong hoàn cảnh khó khăn.
Không phải ai cũng biết thế nào là đủ. Để học được điều này, gạt bỏ sự tham sân si, chúng ta cần phải trau dồi và giác ngộ. Thông qua sự bền bỉ, dũng cảm đối mặt và quyết tâm kiểm soát tư tưởng bất thiện, biết chấp nhận hiện thực thì chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc với những gì mình đang có. Người sống biết đủ tháo vát, biết ứng biến, khéo léo,…chắc chắn dù trong hoàn cảnh nào cũng sẽ tìm đến sự an lạc và bình thản.
Sống theo Tứ vô lượng
Tứ vô lượng là thuật ngữ dùng để chỉ đức tính cao thượng của con người gồm có Từ, Bi, Hỷ và Xả. Bất kỳ ai học được đức tính này trong tâm thức thì đều sẽ tìm đến sự an lạc.
- Từ vô lượng
Từ vô lượng còn gọi là Tâm từ có nghĩa là tâm từ trầm tĩnh, bi mẫn và khoan dung. Sống tâm từ để lòng luôn bình yên, trấn tĩnh. Biết khoan dung để không uất hận và giày vò. Sống với tình yêu thương to lớn, bình đẳng với mọi chúng sinh, vạn vật, không thành kiến hay phân biệt. Từ vô lượng giúp cho tâm ta yên bình, chân thành, thiện ý thiện chí và có những hành vi đúng mực.
- Bi vô lượng
Bi vô lượng là sự thương xót, thấu hiểu và cảm thông. Bi vô lượng được coi là liều thuốc giúp chữa lành chứng b.ệ.n.h hung dữ, ngang tàng, độc ác bên trong mỗi người. Lòng thấu hiểu, sự thương xót chúng sinh là động lực giúp tâm con người thiện lành, biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau để cùng vượt qua khó khăn, thử thách; biết lắng nghe và xoa dịu nỗi đau.
- Hỷ vô lượng
Hỷ vô lượng được dùng để chỉ những người biết vui mừng với những thành tựu mà bản thân đạt được. Cho ta biết cách sống sao cho chân thành giữa người với người. Trái ngược với sự ưu lo, phiền não. Sống với tâm hoan hỷ giúp con người ngăn cản được đứng tính xấu như đố kỵ hay ghen ghét.
- Xả vô lượng
Xả vô lượng là người có lòng buông xả, không cố chấp bám vào bất kỳ điều gì. Là người nhận ra hiện thực cuộc sống, biết từ bỏ dã tâm, sự kiêu ngạo của bản thân. Xả vô lượng không có nghĩa là người sống không có mục đích mà nó dạy cho ta biết sống không dục vọng, biết buông những điều không thể, hay lòng tham, sự ích kỷ của bản thân. Đồng thời, dạy ta cách sống không kiêu ngạo, đừng bao giờ coi mình là “trung tâm của vũ trụ”.
Làm thế nào để sống an lạc?
Thiền giúp thân an lạc
Có thể bạn chưa biết, thiền là một trong những phương pháp hóa giải những lo âu, phiền muộn, tĩnh tâm. Là con đường ngắn nhất để tìm thấy sự an lạc. Thiền luôn là một cách hay từ cổ chí kim, mà người phương Đông thường sử dụng để tâm tĩnh lặng trở lại, tâm trạng thỏa mái, đưa cơ thể trở về trạng thái thả lỏng và phục hồi.
Nếu “thất tình – lục – dục” mang đến những lo âu và phiền muộn thì thiền sẽ giúp bạn thoát khỏi những điều đó. Nhờ thiền, bạn có thể buông bỏ sợ hãi, uất hận hay loại bỏ những xung đột rối loạn trong tâm lý. Nếu phiền muộn tạo ra sự bức bối cho cuộc sống thì thiền chính là sự im lặng để bạn khám phá bản thân, giúp bạn thấy được bản ngã, cuộc sống tràn đầy sự an lạc.
Nghe nhạc truyền cảm hứng
Giai điệu của những bản nhạc truyền cảm hứng rất nhẹ nhàng, dễ đi vào lòng người, giúp khơi gợi cảm xúc nên chúng sẽ giúp bạn giữ được tinh thần vui vẻ, lạc quan. Khi nghe những bài hát, giai điệu hay những câu chuyện truyền cảm hứng sẽ giúp bạn có thêm động lực sống, tiếp tục cố gắng để vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống. Mỗi người nên lên sẵn cho mình một danh sách những bài hát truyền cảm hứng của riêng mình để khi gặp khó khăn, tuyệt vọng thì dành chút thời gian nghe nhạc sẽ giúp bạn vực dậy tinh thần, an lạc trong cuộc sống.
Tham gia các hoạt động thiện nguyện
Cho đi để nhận lại nhiều hơn, đúng vậy. Các hoạt động từ thiện bắt nguồn từ tấm lòng và trái tim của bản thân sẽ giúp bạn hiểu được rằng cuộc sống này còn rất nhiều điều ý nghĩa. Đi thiện nguyện giúp bạn có cơ hội trải nghiệm, gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đi để thấy biết ơn vì những điều bản thân đang có nhiều hơn so với các mảnh đời bất hạnh trong xã hội. Thiện nguyện là hành động cho đi vô tư mà không mong cầu lợi ích. Theo Phật pháp, cho đi chính là đang ươm mầm cho tương lai, người cho đi chắc chắn sẽ được hưởng hạnh phúc.
Sống gần gũi với thiên nhiên
Hòa mình sống gần gũi với thiên nhiên không những giúp bạn giảm được căng thẳng mà còn có ích với sức khỏe. Tinh thần và thể chất đều được giải tỏa, cân bằng chính là cách mang tới sự an lạc. Với cách này, bạn có thể lắng nghe được âm thanh từ thiên nhiên khi ngồi trên ban công hay cửa sổ, giúp đầu óc bạn được thư giãn. Bạn có đi dạo sáng sớm để quan sát sự thay đổi của vạn vật, giúp nâng cao sức khỏe, thư giãn đầu óc.
Đi chùa và nghe giảng pháp
Chỉ cần đến cổng chùa là bạn đã có thể cảm nhận được sự thành kính, linh thiêng nơi cửa Phật, giúp tâm bình lặng, nhận ra điều đúng, điều sai trong suy nghĩ và hành động. Đại đức Thích Minh Thái từng khẳng định rằng : “Nghe Pháp được là phúc báu, nghe Pháp được là công đức, nghe Pháp có thể được tiêu tội, chuyển hóa nghiệp, thậm chí còn có thể đắc đạo”.
Kiến thức là vô tận, khi nghe giảng pháp hay bất kỳ điều gì cũng đều mang tới tri thức, nâng cao hiểu biết. Phật pháp còn hướng con người đến nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống nên các khóa tu mùa hè, hoạt động giảng phật pháp luôn thu hút rất đông Phật tử.
An nhiên, an yên là gì? Làm sao để cuộc sống an nhiên?
An nhiên tự tại là gì? Cách sống an nhiên tự tại đời thong dong
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu được an lạc là gì. Cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên nhẹ nhàng, an nhiên, an lạc nếu như bạn biết cách buông bỏ, bớt tham sân si; lạc quan trước mọi khó khăn, thử thách; suy nghĩ tích cực và luôn hướng đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.