Áp thấp nhiệt đới là gì? Nguyên nhân, ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới

Áp thấp nhiệt đới biển Đông là hiện tượng tự nhiên thường xuyên xảy ra, mang đến những đợt mưa to, gió lớn, khí hậu thất thường, lũ lụt… Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu áp thấp nhiệt đới là gì và có khác gì so với bão nhiệt đới. Để biết nguyên nhân, ảnh hưởng và cách ứng phó khi gặp kiểu thời tiết này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Áp thấp nhiệt đới nghĩa là gì?

Thuộc loại xoáy thuận nhiệt đới yếu nhất, áp thấp nhiệt đới là một vùng áp thấp được bao quanh bởi các cơn dông lưu hành. Trong khu vực này sức gió duy trì tối đa là 38 dặm một giờ hoặc có thể ít hơn.

Áp thấp nhiệt đới
Áp thấp nhiệt đới

Sự hình thành của áp thấp nhiệt đới đóng một vai trò quan trọng trong việc theo dõi bão. Áp thấp thường là một trong những dấu hiệu sớm nhất cho thấy một cơn bão đang tràn qua đại dương nhiệt đới. Có hàng chục áp thấp nhiệt đới hình thành mỗi mùa bão. Mặc dù không mạnh như bão nhiệt đới hay cuồng phong, nhưng chúng có thể mang lại lượng mưa lớn, giông bão và những trận lũ lụt tàn khốc.

Bởi vì các cơn bão thường sẽ giảm cấp thành áp thấp nhiệt đới vào cuối vòng đời của chúng nên giai đoạn áp thấp nhiệt đới cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy sự tan biến của bão.

Áp thấp nhiệt đới ở Việt Nam diễn ra khi nào?

Việt Nam nằm trong khu vực chịu tác động lớn của áp thấp nhiệt đới và các cơn bão ở Tây Bắc của Thái Bình Dương. Mùa mưa bão nước ta thường bắt đầu khoảng tháng 5 đến tháng 6 tại miền Bắc, tháng 9 đến tháng 12 ở miền Trung. Trong đó, thời gian các tháng 9, 10, 11 là thường hay xảy ra nhiều cơn bão nhất. Trung bình, hàng năm nước ta có từ 4 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào bờ biển.

Áp thấp nhiệt đới kéo vào đất liền
Áp thấp nhiệt đới kéo vào đất liền

Chính vì vậy Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những đợt áp thấp nhiệt đới. Điển hình trong số đó là gây gió to, sóng lớn, nhiều đợt mưa lớn gây lũ lụt, dông lốc,… Ví dụ gần đây nhất là năm 2020, nước ta phải chịu thiệt hại nặng nề từ nhiều đợt áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão đổ bộ vào miền Trung.

Áp thấp nhiệt đới hình thành thế nào?

Phải có đủ các điều kiện thuận lợi nhất của bề mặt khí quyển mới hình thành được áp thấp nhiệt đới gồm sức gió, áp suất khí quyển, nhiệt độ,… Khi 1 vùng không khí nóng hơn các vùng xung quanh thì áp suất khí quyển sẽ giảm đi dẫn đến hiện tượng hút gió từ các phía có áp suất khí quyển cao hơn và bốc lên cao.

Hình thành áp thấp nhiệt đới
Hình thành áp thấp nhiệt đới

Gió là loại không khí chuyển từ áp cao đến áp thấp, nhưng do ảnh hưởng của lực Coriolis (lực lệch hướng vì Trái Đất tự quay) nên hướng gió hút vào tâm áp thấp sẽ lệch hướng tạo thành hình thế gió xoáy.

Bởi vậy, những vùng có khí hậu nóng ví dụ như ở khu vực nhiệt đới, trên biển hoặc trên đại dương nhiệt đới thường xuất hiện áp thấp nhiệt đới.

Điểm khác biệt giữa bão và áp thấp nhiệt đới là gì?

Áp thấp nhiệt đới và bão đều là những cụm từ khá quen thuộc với người dân nước ta, vì đây là những hiện tượng của thiên nhiên thường xuyên xảy ra hàng năm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa 2 hiện tượng này do đặc điểm của chúng tương đối giống nhau khi vào đất liền. Vậy sự khác biệt của bão, áp thấp nhiệt đới là gì?

Bão nhiệt đới
Bão nhiệt đới

Bão và áp thấp nhiệt đới đều được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới. Xoáy thuận nhiệt đới là một vùng gió xoáy được hình thành trên vùng biển nhiệt đới, đường kính có thể lên tới hàng trăm kilômét.

Áp thấp nhiệt đới hình thành khi có một vùng áp thấp kèm theo giông bão tạo ra luồng gió tròn với sức gió duy trì tối đa khoảng dưới 39 dặm/giờ.

Việc nâng cấp áp thấp thành bão nhiệt đới xảy ra khi hoàn lưu xoáy thuận trở nên có tổ chức hơn và sức gió duy trì tối đa trong khoảng 39 dặm/giờ cho đến 73 dặm/giờ.

Như vậy, sự khác nhau lớn nhất giữa bão và áp thấp nhiệt đới chính là cấp gió. Theo định nghĩa quốc tế thì khi gió xoáy mạnh từ cấp 6 – cấp 7 (từ 10,8 đến 17,2m/s) được gọi là áp thấp nhiệt đới. Gió giật hơn cấp 8 (lớn hơn 64 km/h) gọi là bão nhiệt đới.

Hậu quả của áp thấp nhiệt đới

Mặc dù áp thấp nhiệt đới có thể dự đoán trước khi chúng di chuyển vào bờ, nhưng chúng vẫn gây ra thiệt hại đáng kể cho cả người và tài sản.

Hậu quả của áp thấp nhiệt đới 
Hậu quả của áp thấp nhiệt đới

Thiệt hại về người: Áp thấp nhiệt đới gây ra gió giật mạnh kèm mưa lớn, lốc xoáy có thể gây lũ lụt, đe dọa đến tính mạng con người. Nhất là đối với người sống trên biển, gần biển, người đánh bắt xa bờ… Nhiều loại mầm bệnh sẽ theo nước lũ ra môi trường có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.

Thiệt hại về tài sản: Mưa dông xảy ra khi áp thấp nhiệt đới đi vào gần bờ có thể làm hư hỏng đồ điện tử, nhà cửa, tàu thuyền, giết chết gia súc gia cầm…

Ảnh hưởng đến nông nghiệp: Nước biển dâng làm ngập lụt ven biển, nhiễm mặn đồng ruộng ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất nông nghiệp hoặc nuôi thủy sản.

Ô nhiễm môi trường: Nước lũ dâng kèm rác thải và xác động vật tràn ra môi trường có thể lây lan bệnh truyền nhiễm cho con người.

Thời tiết là gì? Sự khác biệt về thời tiết và khí hậu

Nên làm gì khi áp thấp nhiệt đới xuất hiện?

Khi áp thấp nhiệt đới đến gần sẽ có một cảnh báo sẽ được ban hành cho khu vực. Bạn cần làm theo các hướng dẫn sau để giữ an toàn:

Lưu ý khi có áp thấp nhiệt đới
Lưu ý khi có áp thấp nhiệt đới

Trước khi cơn áp thấp nhiệt đới đến, hãy buộc các đồ vật lỏng lẻo, chẳng hạn như các loại bàn ghế ngoài trời. Hãy có biện pháp phòng tránh cây cối to bị đổ và khả năng mất điện. Nên chuẩn bị phương án sơ tán khi mưa to gây lũ lụt cục bộ. Đừng đi bộ hoặc lái xe qua những khu vực ngập nước. Tránh bơi lội ở các bãi biển trong thời gian này, vì gió của áp thấp nhiệt đới có thể gây nguy hiểm.

Trên đây Palada.vn đã giải thích áp thấp nhiệt đới là gì, đặc điểm hình thành cũng như cách phân biệt bão và áp thấp nhiệt đới là gì. Hãy thường xuyên theo dõi thông tin của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về các hiện tượng thời tiết nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *