Đơn vị đo diện tích được ứng dụng phổ biến trong đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Chúng ta được học cách đổi đơn vị đo diện tích từ lớp 4 và tiếp tục mở rộng ở lớp 5. Bài viết sau đây, Palada.vn sẽ tổng kết lại những kiến thức cơ bản về bảng đơn vị đo diện tích cách đổi đơn vị đo diện tích Toán, cùng tham khảo nhé!
Tóm tắt
- 1 Đơn vị đo diện tích là gì?
- 2 Héc-tô-mét vuông (hm2).
- 3 Đề-ca-mét vuông (dam2).
- 4 Đề-xi-mét vuông (dm2)
- 5 Xen-ti-mét vuông (cm2)
- 6 Mi-li-mét vuông (mm2)
- 7 Đơn vị đo diện tích ha (héc-tô-mét vuông) thường được sử dụng để đo diện tích đất.
- 8 Bảng đơn vị đo diện tích là gì?
- 9 Cách đổi đơn vị đo diện tích cực đơn giản
- 10 Bảng đơn vị đo lường của Mỹ có gì đặc biệt?
- 11 Bài tập về bảng đơn vị đo diện tích
Đơn vị đo diện tích là gì?
Diện tích của một hình được đo bằng cách so sánh hình đó với các hình vuông có kích thước cố định (theo tiêu chuẩn của hệ thống đo lường quốc tế SI, hình vuông có độ dài cạnh là 1 đơn vị).
Để xác định diện tích của hình, ta phân chia hình đó thành các hình vuông với các cạnh có số đo cố định. Diện tích của hình đó bằng diện tích của các hình vuông cộng lại.
Có 7 đơn vị đo độ dài gồm:
- Ki-lô-mét vuông (km2).
-
Héc-tô-mét vuông (hm2).
-
Đề-ca-mét vuông (dam2).
- Mét vuông (m2)
-
Đề-xi-mét vuông (dm2)
-
Xen-ti-mét vuông (cm2)
-
Mi-li-mét vuông (mm2)
Đơn vị đo diện tích ha (héc-tô-mét vuông) thường được sử dụng để đo diện tích đất.
Bảng đơn vị đo diện tích là gì?
Ở lớp 4, chúng ta đã được học về 2 đơn vị đo diện tích là mét vuông và milimet vuông trong bảng đơn vị đo diện tích. Trong chương trình toán lớp 5, bảng đơn vị đo độ dài diện tích được mở rộng gồm đầy đủ cả 7 đơn vị đo diện tích gồm: km2, hm2, dam2,m2, dm2,cm2, mm2
Cách đổi đơn vị đo diện tích cực đơn giản
Trong bảng đơn vị đo diện tích:
Mỗi đơn vị lớn gấp 100 lần đơn vị liền sau. Mỗi đơn vị chỉ bằng 1/100 đơn vị liền trước. |
Theo đó, ta xác định được cách đổi đơn vị đo diện tích theo 2 nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1
Khi đổi từ đơn vị đo diện tích lớn hơn sang đơn vị nhỏ hơn liền kề, thì nhân với 100. |
Ví dụ: 1 m2 = 1*100 = 100 dm2
1 m2 = 1*10000 = 10.000 cm2
Ta có: 1 m2 = 100 dm2 = 10.000 cm2
Hay 1 km2 = 100 hm2 = 10.000 dam2
- Nguyên tắc 2
Muốn đổi từ đơn vị đo diện tích nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, ta chia cho 100. |
Ví dụ: 500cm2 = 500 : 100 = 5 dm2 hay 1m2 = 1 * 100 = 100m2
Bảng đơn vị đo lường của Mỹ có gì đặc biệt?
Mỹ là quốc gia không hề sử dụng hệ đo lường SI như đại đa số các quốc gia trên thế giới hiện nay. Thay vào đó, Mỹ sử dụng hệ đo lường mà rất ít các quốc gia trên thế giới sử dụng.
Các đơn vị đo chiều dài của Mỹ
Hiện nay, Mỹ sử dụng các đơn vị đo chiều dài không thuộc hệ đo lường quốc tế SI như:
- inches (Ký hiệu: in)
- feet (Ký hiệu: ft)
- yard (Ký hiệu: yd)
- chain (Ký hiệu: ch)
- furlong (Ký hiệu: fur)
- mile
- league
Cách đổi đơn vị đo chiều dài của Mỹ
Cách đổi từ đơn vị đo chiều dài này sang đơn vị đo chiều dài khác của Mỹ như sau:
- 1 foot = 12 inches
- 1 yard = 3 feet
- 1 chain = 22 yards
- 1 furlong = 220 yards
- 1 mile = 8 furlongs
- 1 mile = 1760 yards
- 1 league = 3 miles
Để dễ dàng chuyển đổi đơn vị feet sang các đơn vị đo chiều dài phổ biến tại Việt Nam, các bạn có thể chuyển đổi đơn giản theo cách sau:
- 1 feet = 0.3048 meters (m)
- 1 feet = 30.48 centimeters (cm)
- 1 feet = 304.8 millimeters (mm)
- 1 feet = 12 inches (inch)
Bài tập về bảng đơn vị đo diện tích
Dạng 1: Đổi các đơn vị đo diện tích
Phương pháp: Dựa vào bảng đơn vị đo diện tích, bạn có thể dễ dàng thực hiện chuyển đổi giữa các đơn vị do diện tích
Ví dụ: Điền đáp án đúng vào chỗ chấm.
12dm2 = … cm2
3km2 = … m2
45m2 = … cm2
Lời giải
12dm2 = 1200cm2
3km2 = 3000 000m2
45m2 = 450 000cm2
Dạng 2: Thực hiện phép so sánh
Phương pháp:
Khi so sánh các đơn vị đo diện tích giống nhau, ta so sánh như so sánh như so sánh hai số tự nhiên.
Khi so sánh các đơn vị đo diện tích khác nhau, trước tiên phải đổi về cùng một đơn vị đo diện tích, sau đó thực hiện phép so sánh bình thường.
Ví dụ : So sánh 790ha và 79km²
Đổi 790 ha = 790hm² = 7,9km²
Vậy 7,9km² < 79km² => 790ha < 79km²
Dạng 3: Dạng bài toán có lời văn
Người ta trồng ngô trên mảnh ruộng HCN có chiều rộng 60m, chiều dài bằng 5/3 chiều rộng.
a, Tính diện tích cả thửa ruộng đó.
b, Biết, trung bình cứ 100 m² thu hoạch được 30kg ngô. Hỏi trên thửa ruộng này, người ta đã thu hoạch được bao nhiêu tạ ngô?
Lời giải
a, Chiều dài của cả mảnh ruộng là:
60 * 53 = 100 (m)
Diện tích của mảnh ruộng là:
100 * 60 = 6000 (m²)
b, Số ngô thu hoạch tính trên 1m² là:
30/100 = 310 (kg)
Số ngô thu được trên mảnh ruộng đó là:
310 * 6000 = 1800kg = 18 (tạ)
Hy vọng, với những thông tin về bảng đơn vị đo diện tích và cách đổi đơn vị đo diện tích trên đây sẽ giúp bạn đọc ghi nhớ và đổi chính xác các đơn vị đo diện tích. Từ đó, ứng dụng vào giải các bài tập và thực hành đo diện tích trong thực tế chính xác nhất.