Bị liệu là gì? Những người bị liệu có chữa được không? Cùng Palada.vn tìm hiểu về căn bệnh “kỳ lạ” này nhé.
Bị liệu là gì?
Bị liệu là như thế nào? Bị liệu hay bị lịu thực chất là phản xạ có điều kiện do 1 hành động được lặp lại nhiều lần trong quá khứ gây ra. Nói cách khác, đây là những hành động phản xạ lại khi nghe thấy những lời nói. Những lời nói này giống như ám thị khiến bộ não gặp phải các kích thích sẽ thực hiện các hành động đó.
Sở dĩ căn bệnh này được coi là kỳ lạ bởi trước đây, khi chưa có nhiều trường hợp bị liệu đc phát hiện ra. Nhiều người mê tín cho rằng những người bị liệu là đang bị “ma ám”. Dù không ai thúc giục hay bắt ép họ làm những hành động đó nhưng chỉ cần nghe đến các từ ngữ nào đó là họ sẽ đột nhiên thực hiện theo.
Nguyên nhân bị liệu là gì?
Theo định nghĩa của tâm thần học thì bị liệu là một trạng thái của tâm thức. Biểu hiện bằng sự kích thích thái quá và không thể điều khiển được cảm xúc. Người bị liệu là những người bị ám ảnh bởi một nỗi sợ nào đó trong quá khứ hoặc sau một tổn thương tâm lý. Ví dụ khi còn, một người hay bị bố mẹ phạt quỳ gối, hành vi này sẽ in sâu vào tiềm thức của họ. Khi lớn lên, nếu là người có nhân cách yếu thì chỉ cần ai nhắc đến chữ “quỳ” là họ sẽ tự động quỳ xuống.
Tuy nhiên đa phần các hành vi của của người bị liệu chỉ dừng lại ở các hoạt động đơn giản như ngồi, đi, ngã, chạy,…Còn với những trường hợp có biểu hiện như cầm dao chém người, phóng hỏa đốt nhà thì lại là dạng tâm thần thể kích động mạnh.
Bị liệu có chữa được không?
Để điều trị chứng bệnh bị liệu kỳ lạ, thoạt đầu, người ta áp dụng phương pháp thôi miên. Đây là một quá trình mà các chức năng suy nghĩ có ý thức của não bộ đã bị bỏ qua, và một dạng suy nghĩ theo cảm nhận có chọn lọc được thiết lập. Người ta áp dụng phương pháp chữa cho người bị liệu như vậy bởi lẽ không thể cho bệnh nhân uống các loại thuốc hướng thần kinh vì cơn “bị liệu” chỉ xảy ra khi có tác động của điều kiện ngoại cảnh – khác với các bệnh tâm thần khác là bệnh nhân có thể “lên cơn” bất cứ lúc nào.
Khi đưa bệnh nhân vào trạng thái thôi miên, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân lặp lại nhiều lần, chẳng hạn như câu nói: “Tôi không thể ngã” – nếu bệnh nhân là người chịu tác động của việc bị té ngã, rồi đo cảm xúc của họ. Tuy nhiên sau một thời gian thử nghiệm, các nghiên cứu từ việc đo cảm xúc đã chỉ ra rằng với những người bị liệu, vì nhân cách yếu nên việc lặp đi lặp lại nhiều lần câu “tôi không thể ngã” chỉ làm cho tình hình bệnh tật của họ trầm trọng hơn vì thuật thôi miên sẽ có người đáp ứng tốt, có người không.
Các chuyên gia tâm lý đã giải thích rằng: Câu thần chú “tôi không thể ngã” chỉ là cách ru ngủ tạm thời với những người bị liệu, rồi khi qua cơn buồn ngủ, họ sẽ càng lệ thuộc vào những thông điệp mà tâm trí họ nhận được. Vì thế, theo các chuyên gia tâm lý thì gia đình chính là nơi chữa trị tốt nhất cho những người “bị liệu”, bằng những bài tập đơn giản, lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm làm tăng khả năng mạnh mẽ về nhân cách, giúp não bộ kiểm soát được những “mệnh lệnh” trong vô thức.
Trên đây là những giải đáp về căn bệnh bị liệu là gì, nguyên nhân bị liệu cũng như cách chữa bệnh cho người bị liệu. Đây không phải loại triệu chứng và có thể khắc phục được. Vì thế xã hội cần có cái nhìn cảm thông hơn với những người bị liệu, cũng không nên đem họ ra làm trò vui, trò giải trí vì rằng điều đó chỉ mang lại cái cười trong chốc lát nhưng để lại di chứng lâu dài cho người.