Tự luyến là gì? Dấu hiệu của bệnh tự luyến

Hòa vào dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện nay thì ngày càng xuất hiện nhiều căn bệnh về tâm lý. Tuy được các chuyên gia đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng nghiêm trọng không thua gì so với các bệnh về thể chất nhưng rõ ràng mọi người vẫn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe tâm lý. Một trong những căn bệnh tâm lý mà nhiều người thường mắc phải đó là bệnh tự luyến. Hãy cùng Palada.vn tìm hiểu xem tự luyến nghĩa là gì và dấu hiệu của người tự luyến là gì nhé.

Tự luyến là gì?

Bệnh tự luyến trong tiếng Anh là Narcissistic Personality Disorder hay còn được biết đến với cái tên khác là “rối loạn nhân cách ái kỷ”.

Tự luyến là một dạng rối loạn nhân cách, những người mắc căn bệnh này thường thổi phồng tầm quan trọng của bản thân với xung quanh. Họ tự coi mình là một người hoàn hảo và xứng đáng nhận được sự ngưỡng mộ, quan tâm của tất cả mọi người.

Người tự luyến cho rằng họ tốt hơn những người khác về mọi mặt và rằng những ai hơn họ thì đều không xứng đáng. Đặc điểm dễ nhận biết của những người mắc bệnh này đó là họ thường nói quá nhiều về bản thân chứ không quan tâm hay lắng nghe những người xung quanh.

Những hội chứng của tự luyến được biểu hiện qua hầu hết các mối quan hệ xã hội, từ công việc, tình bạn tới các mối quan hệ gia đình, thậm chí cả trong tình yêu. Người mắc bệnh tự luyến cho rằng mình hoàn hảo mặc dù thật sự thì họ khiếm khuyết nghiêm trọng về mặt tính cách.

Ấu trĩ là gì? Tính cách, biểu hiện của người có suy nghĩ ấu trĩ

Tự luyến là gì?

Nguyên nhân của bệnh tự luyến là gì?

Những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra 3 nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh tự luyến này.

Đầu tiên, nguyên nhân quan trọng nhất gây ra những chứng tự luyến đó là do môi trường sống tác động. Phương pháp nuôi dạy con bằng cách nuông chiều quá mức của các bậc cha mẹ đã làm hình thành nên những mầm mống của căn bệnh tự luyến. Không ít những gia đình yêu thương con cái không đúng cách, đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ khiến cho chúng lớn lên với suy nghĩ mọi thứ xung quanh cũng phải tuân theo ý của mình.

Nguyên nhân của bệnh tự luyến là gì?

Bên cạnh đó, sự phổ biến của mạng xã hội cũng là một yếu tố tác động khiến nhiều người mắc bệnh tự luyến. Một số người coi các mạng xã hội là sân khấu để họ tỏa sáng bằng những tấm hình selfie, thông tin về những chuyến du lịch sang chảnh hay thành tựu họ đạt được trong cuộc sống.

Những tấm ảnh hàng trăm, ngàn like và những lời tán dương ảo khiến cho người tự luyến cảm thấy thỏa mãn với bản thân mình. Từ đó, họ tự huyễn hoặc giá trị bản thân và bị cuốn vào sự phô trương ảo vô cùng phù phiếm trên mạng xã hội. Những giá trị ảo này trở nên quan trọng và trở thành một phần trong đời sống thực của những người tự luyến.

Thứ hai, yếu tố di truyền cũng có thể là một nguyên nhân gây ra bệnh tự luyến. Những nghiên cứu gần đây chứng minh rằng các căn bệnh về tâm lý, trong đó có cả tự luyến có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái. Nghiên cứu chỉ ra trường hợp các bậc cha mẹ mắc chứng tự luyến thì khả năng con của họ có thể mắc chứng bệnh này lên tới 40%.

Cuối cùng, tính tự luyến cũng có thể xuất phát từ chính ý thức của con người. Những kết nối giữa não bộ và hành vi của người mắc bệnh này cũng có thể hình thành nên hội chứng ái kỷ. Bệnh tự luyến sẽ xuất hiện qua những lần họ nói dối hoặc thổi phồng sự thật về bản thân mình. Dần dần người tự luyến sa vào một vòng xoáy của sự ảo tưởng về chính họ.

Tự ái là gì? Biểu hiện của người có tính tự ái cao

Dấu hiệu của bệnh tự luyến trong tình yêu là gì?

Chứng bệnh tự luyến này có thể gây ra rất nhiều tác hại trong các mối quan hệ. Nhất là với mối quan hệ thân mật và có tác động lớn như quan hệ tình cảm thì mức độ của nó càng nghiêm trọng. Nếu bạn đang nghi ngờ mình trót ở trong mối quan hệ với một người mắc bệnh tự luyến, hãy thử xem đối phương có những biểu hiện nào trong 5 biểu hiện dưới đây không nhé.

Đổ lỗi cho người khác

Tự luyến trong tình yêu là gì?

Ngoài tuyệt chiêu chặn họng người khác thì người tự luyến cũng là những kẻ chuyên đổ lỗi. Nếu bạn đang hẹn hò với một người mắc chứng này, bạn luôn cảm thấy mình sai. Không có gì là đủ tốt với người tự luyến. Mọi hành động của bạn đều được coi là có mục đích tấn công, làm đau họ và dựa vào đó, họ đổ lỗi cho mọi vấn đề phát sinh trong mối quan hệ là do bạn.

Luôn cảm thấy bất an

Chúng ta đã biết rằng người tự luyến chỉ quan tâm đến bản thân mình, chỉ yêu bản thân mình. Tuy nhiên, các bệnh nhân của bệnh này được nghiên cứu đa phần lại mắc chứng lo âu, luôn cảm thấy thiếu an toàn với những thứ mà một người trưởng thành bình thường không bao giờ để tâm đến mức như vậy. Có thể nói là người tự luyến thường vô cùng nhạy cảm.

Nếu có thể chứng kiến cơn giận của người tự luyến thì mới gọi là kinh khủng. Giả sử người yêu của bạn là người tự luyến, chỉ cần bạn hơi tỏ ra vui vẻ khi khen ngợi một anh bạn đồng nghiệp thôi thì anh người yêu của bạn cũng có thể nhảy dựng lên buộc tội bạn không chung thủy, lăng nhăng, đò đưa với trai…

Trong những môi trường đội nhóm, nếu người bị bệnh tự luyến không được chú ý theo cái cách mà họ muốn, họ sẽ nhanh chóng nghĩ cách hạ gục, bôi xấu người nào đang đứng đầu để thu hút sự chú ý của mọi người vào mình.

LGBT là gì? Cộng đồng LGBT là gì?

Người tự luyến bị ảo tưởng sức mạnh

Nếu bạn chẳng may phải chung sống cả đời với một người bị tự luyến, nhiều khả năng là bạn sẽ có lúc hối hận khi phát hiện ra đối phương luôn ảo tưởng về sức ảnh hưởng của mình đối với xung quanh và hoàn toàn phớt lờ quan điểm cũng như nhu cầu của người yêu/vợ/chồng, thậm chí là cả con cái của mình.

Người tự luyến luôn cho rằng mình phải được ưu tiên, nhu cầu của mình phải được đặt lên hàng đầu. Họ tự đặt ra tiêu chuẩn sống cho mình nhưng lại thoải mái chà đạp lên giới hạn, ranh giới chịu đựng của người khác.

Tranh cãi không cần lý lẽ

Dấu hiệu rõ ràng nhất của người mắc bệnh tự luyến đố tranh cãi mà không cần có lý lẽ gì. Các phương pháp tranh biện của một người tự luyến không quá đa dạng.

Họ thích dùng từ ngữ khẳng định kiểu như: “Bạn để im cho mình nói có được không” hay “Bạn khó chịu vì mình không nói những lời mà bạn muốn nghe chứ gì?”, “Tôi chưa thấy ai trên đời này ngoài bạn phàn nàn về cách sống của tôi”. Không hề có chút lý lẽ hay cơ sở nào trong những câu nói này nhưng nó khiến cho đối phương cảm thấy hốt hoảng và không biết phải nói gì tiếp theo.

Trước khi bạn đủ tỉnh táo nhận ra nửa kia của mình là một kẻ tự luyến, bạn sẽ bị những lời nói hùng hồn của họ làm cho lú lẫn và cảm thấy cực kì lo lắng, sợ hãi, không biết liệu mình có nghĩ xấu hay làm người ta khó chịu. Nhưng khi bình tĩnh suy nghĩ lại bạn sẽ thấy là vấn đề không phải nằm ở bạn.

Bạn sẽ thấy hoàn toàn thất vọng khi cần phải cãi nhau với người chẳng có chút lí lẽ nào để khuất phục được người khác. Người này sẽ không bao giờ tập trung vào đề tài đang tranh luận, thay vào đó họ sẽ lôi những chuyện từ 10 năm trước ra để hạ bệ bạn, khiến cho bạn nghĩ mình không đủ tư cách để mà tranh luận.

Toxic là gì? Toxic là gì trong game? Biểu hiện của người bị toxic

Nói dối

Trong sự nhận thức của người tự luyến, họ coi việc sống hai mặt và dối trá là điều bình thường, thậm chí còn là đỉnh cao của phản xạ trong giao tiếp. Người tự luyến thường bắt đầu một mối quan hệ tình cảm bằng việc nói dối, diễn một vai không phải con người thật của họ.

Họ thích khoe khoang về những thành tựu, tẩy trắng quá khứ, lải nhải về việc từng bị đối xử tệ để làm nổi bật những gì họ có, chứng minh rằng mình là người vượt khó. Nhiều khi những thành tựu này hoàn toàn không có thật mà chỉ là câu chuyện tưởng tượng của người tự luyến vẽ ra để có được tình cảm của người họ thích.

Không những thế, chứng bệnh tự luyến còn phát triển một cách tiêu cực đến nỗi người tự luyến thậm chí tin luôn vào những lời bịa đặt của mình và cố gắng xây dựng một cộng đồng fan trung thành tin vào những lời dối trá của họ.

Những người này không nhận thức được là mình đang lừa dối, trong tâm trí họ thì bản thân họ là hoàn hảo nhất, là phiên bản tốt đẹp nhất mà ai cũng mong có được.

Vừa rồi Palada.vn đã chia sẻ cùng các bạn về chủ đề tự luyến nghĩa là gì và các dấu hiệu của người tự luyến trong tình yêu là gì. Nếu chẳng may sống trong mối quan hệ độc hại như thế này, lời khuyên dành cho các bạn là hãy cố gắng nhìn ra bộ mặt thật của người yêu và rút chân ra ngay khi còn kịp. Chúc các bạn luôn sáng suốt và hạnh phúc với những mối quan hệ của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *