Cấu tạo, vai trò, phân loại & công thức tính thể tích bình khí nén

Lượng khí nén được tạo ra bởi máy nén khí sẽ được chuyển trực tiếp đến bình khí nén, nhằm phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Vậy bình chứa khí nén là gì, chúng có công dụng như thế nào, có bao nhiêu loại bình chứa khí nén trên thị trường và làm sao để tính được thể tích bình phù hợp với hệ thống nén khí? Hãy cùng PALADA tìm hiểu nhé!

Bình khí nén là gì?

Bình khí nén hay còn được gọi với những cái tên khác như: bình chứa khí, bình tích áp khí nén, bình chứa hơi máy nén khí,… Đây đều là những sản phẩm được trang bị cùng máy nén khí trong một hệ thống khí nén và có nhiệm vụ chính là tích trữ lượng khí nén. 

Khí nén khi được lưu trữ trong bình vẫn sẽ giữ nguyên được giá trị áp suất, đáp ứng được nhu cầu sử dụng đột xuất của xưởng mà máy nén khí thông thường không có khả năng cung cấp kịp thời.

Bình chứa hơi máy nén khí được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp
Bình chứa hơi máy nén khí được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp

Vai trò và nhiệm vụ của bình chứa khí nén

  • Lưu trữ khí nén và duy trì hoạt động sản xuất: Do loại bình này có nhiệm vụ dự trữ khí nén từ máy nén khí tạo ra, nên chúng có thể giúp cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục và ổn định, ngay cả khi máy nén khí xảy ra vấn đề trong thời gian vận hành hay bị mất điện đột ngột.
  • Tách nước trong khí nén: Khí nén khi đi vào bình tích khí sẽ bị giảm nhiệt xuống, đồng thời kết hợp với lực ly tâm của dòng khí chuyển động dạng xoắn ốc, khiến cho hơi nước ngưng tụ lại ở dưới đáy bình, từ đó giúp khí nén khô hơn. Sau một khoảng thời gian dài sử dụng, bạn nên mở van xả dưới đáy bình và sẽ thấy có một lượng nước chảy ra.
  • Bảo vệ máy sấy khí: Ở hệ thống nén khí, bình tích áp khí nén sẽ được lắp sau máy nén khí và trước máy sấy khí để bảo vệ cho máy sấy khí. Nguyên nhân là bởi, khi khí nén được tạo ra từ máy nén khí, chúng có nhiệt độ cao và khi đi qua bình chứa thì sẽ giảm bớt nhiệt độ xuống, khiến máy sấy khí vận hành được ổn định và hiệu quả hơn.
  • Duy trì sự ổn định của hệ thống: Như đã nhắc đến ở trên, khí nén khi được lưu trữ trong bình sẽ vẫn giữ nguyên được giá trị áp suất ban đầu, đảm bảo khả năng vận hành ổn định cho những hệ thống có sử dụng khí nén và tránh khỏi tình trạng máy nén khí bị đột ngột tụt áp.
Tác dụng của bình tích áp khí nén
Tác dụng của bình tích áp khí nén

Phân biệt các loại bình chứa khí nén cao áp

Có rất nhiều cách để có thể phân chia và nhận diện bình chứa hơi khác nhau. Nếu dựa vào dung tích của bình chứa, chúng ta sẽ có các loại bình tích áp khí nén như sau: bình chứa khí nén 50 lít, bình chứa khí nén 500l, bình chứa khí nén 1000 lít, bình chứa khí nén 200l,…

Còn nếu dựa vào nguyên lý và quy trình vận hành của bình chứa khí nén thì chúng ta có thể chia bình tích khí thành những loại như:

  • Bình khí nén dùng trọng tải: Loại bình chứa khí nén này có cấu trúc rất đơn giản, có quán tính lớn, tuy nhiên khả năng tích trữ năng lượng của chúng lại không quá cao.
  • Bình khí nén lò xo: Cấu tạo của bình chứa khí này cũng vô cùng đơn giản. Đồng thời, dung tích của loại bình này cũng tương đối nhỏ. Chính vì thế, nó còn được gọi với cái tên khác như bình nén khí mini và được sử dụng với những loại máy nén khí có công suất không lớn. 
  • Bình khí nén dùng thủy khí: Khác với 2 loại bình kể trên, đây là loại bình chứa có khả năng lưu trữ cao, nên thường được sử dụng trong hệ thống khí nén của nhiều lĩnh vực. Song, áp suất của bình khi tạo ra sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình đa biến khí nén giãn trong hệ thống. 
Các loại bình chứa hơi phục vụ máy nén khí
Các loại bình chứa hơi phục vụ máy nén khí

Cấu tạo bình chứa khí nén

Vỏ bình khí nén

Đây được coi là bộ phận quan trọng nhất của bình chứa khí. Nhờ được gia công từ kim loại cao cấp nền vỏ của bình có độ bền cao và khả năng chịu được áp lực của khí nén trong bình rất tốt.

Thông thường, vỏ ngoài của bình sẽ được nhà sản xuất phủ thêm một lớp sơn tĩnh điện giúp bảo vệ thiết bị, chống gỉ sét, chống ăn mòn, giúp bình luôn bền đẹp theo thời gian dù được lắp đặt trong môi trường ẩm ướt hay nắng ráo.

Lõi bình

Đây chính là nơi mà lượng khí nén được dự trữ. Lõi bình được thiết kế với 2 đầu (đầu ra, đầu vào của dòng khí). Ngoài ra, trong lõi bình còn có chứa khí Nito, giúp duy trì ổn định được áp lực của khí nén trong bình.

Các phụ kiện kèm theo

Đi kèm với bình chứa khí nén còn có một số phụ kiện khác như: đồng hồ áp suất, rơle, van xả,… để đảm bảo an toàn khi sử dụng, hơn nữa còn giúp cho thiết bị vận hành ổn định và hiệu quả nhất.

Cấu tạo của bình chứa khí nén
Cấu tạo của bình chứa khí nén

Công thức tính thể tích bình chứa khí nén phù hợp với máy nén khí

Việc chọn được một loại bình chứa hơi khí nén phù hợp với công suất máy nén khí là vô cùng quan trọng và mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu ngay từ đầu, bạn chọn bình có dung tích quá lớn, điều này sẽ rất lãng phí vì bạn sẽ phải đầu tư nhiều chi phí mà lại không thực sự sử dụng hết công dụng của chúng.

Ngược lại, nếu bạn chọn phải những loại bình có dung tích nhỏ hơn công suất của máy nén sẽ khiến máy nén khí ra tải, vào tải liên tục, làm giảm đáng kể tuổi thọ của máy. Hơn nữa, do lưu lượng khí nén được tích trữ quá ít nên sẽ không thể đáp ứng được hết nhu cầu sử dụng, gây ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất.

Công thức tính thể tích bình chứa khí nén phù hợp với máy nén khí
Công thức tính thể tích bình chứa khí nén phù hợp với máy nén khí

Để khắc phục được tình trạng trên, rất nhiều nhà khoa học đã cùng nhau nghiên cứu và cho ra đời nhiều cách tính thể tích bình chứa khí nén. Trong đó phổ biến nhất vẫn là 2 cách tính sau:

Cách tính số 1

V = CS * 40

Trong đó:

  • V là thể tích bình chứa cần tính (lít)
  • CS là công suất hoạt động của máy nén khí (HP)

Dưới đây, Thợ Sửa Xe chúng tôi đã tính toán sẵn các thể tích bình tích chứa khí nén đối với một số dòng máy, xin mời bạn tham khảo!

Bảng tham khảo về thể tích bình chứa khí nén thông dụng
Bảng tham khảo về thể tích bình chứa khí nén thông dụng

Cách tính số 2

VR = [(t1 + t2 ) * Qs * Pa] * [(1 – x)D]

Trong đó:

  • VR là thể tích của bình chứa khí cần tính (lít)
  • t1 là thời gian tải (phút)
  • t2 là thời gian không tải (t1+ t2 ≥ 0.5 phút) (phút)
  • Qs là lưu lượng khí nén (m3/ phút)
  • Pa là Áp suất của khí quyển (bar)
  • D là độ chênh lệch giữa áp suất có tải và áp suất không tải (bar)
  • x là tỷ lệ (lưu ý: thể tích bình khí nén lớn nhất khi và chỉ khi x = 0.5).

Tóm lại, để có thể lựa chọn được những loại bình tích áp khí nén có dung tích phù hợp nhất, bạn nên vận dụng cả hai cách trên để cho ra kết quả chính xác nhất nhé! 

XEM THÊM: Máy nén khí là gì? Cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động

Trên đây là toàn bộ thông tin PALADA chia sẻ về bình khí nén, hy vọng bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích giúp cho quý khách hàng lựa chọn được sản phẩm thích hợp. Nếu bạn còn đang băn khoăn, đắn đo hay có những thắc mắc chưa được giải đáp, hãy để lại bình luận phía dưới, hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số 0967 998 982 – 0987 661 782 để được giải đáp chính xác, miễn phí và nhanh nhất nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *