Xôi gấc là một trong các món ăn không thể thiếu vào những ngày trọng đại của người Việt Nam. Không chỉ thơm ngon, món xôi này còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng; giúp nâng cao đề kháng, hỗ trợ phòng chống ung thư, tốt cho mắt, tim mạch,… Do đó, hãy vào bếp và tham khảo ngay 3 cách làm xôi gấc cực thơm, cực ngon ngay sau đây!
Tóm tắt
Xôi gấc truyền thống
Theo quan niệm của ông cha ta, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn, vì thế, hãy thử nghiệm ngay công thức làm xôi gấc truyền thống dưới đây để tô điểm cho mâm cơm cúng gia tiên dịp đầu năm bạn nhé!
Nguyên liệu
- 200g quả gấc
- 2 bát nếp
- 1 thìa đường
- 150ml nước cốt dừa
- ½ thìa muối
- 5ml rượu trắng
Cách làm xôi gấc truyền thống
- Bước 1: Ngâm nếp qua đêm cùng một chút muối
- Bước 2: Bổ đôi quả gấc để lấy phần thịt gấc
- Bước 3: Bóp đều hoặc tách thịt gấc ra khỏi hạt, sau đó đem trộn cùng ½ rượu trắng
- Bước 4: Lấy phần thịt gấc đã tách hạt trộn với ½ rượu trắng, nước cốt dừa, nếp và một chút muối
- Bước 5: Hấp hỗn hợp thịt gấc vừa trộn bằng nồi cơm điện hoặc nồi hấp trong 40 phút
- Bước 6: Đeo găng tay và trộn xôi cùng 1 thìa đường đã chuẩn bị để món ăn trở nên dễ ăn hơn
- Bước 7: Bài trí và thưởng thức món ăn
Xôi gấc đậu xanh 3 tầng
Nếu bạn đang không biết làm xôi gấc như thế nào để vừa ngon, vừa hấp dẫn mà ai cũng có thể ăn được, hãy thử ngay món xôi gấc đậu xanh 3 tầng ngay sau đây. Với phần xôi thơm dẻo hòa quyện cùng phần đậu xanh beo béo tự nhiên, đảm bảo ai ăn xong cũng sẽ hài lòng, tấm tắc khen ngon.
Nguyên liệu
- 500g gấc chín
- 1kg nếp
- 100g đường trắng
- 20ml rượu trắng
- 20ml dầu ăn
- 1 thìa cà phê
- 200g đậu xanh đã cà vỏ
Cách làm xôi gấc đậu xanh
- Bước 1: Rửa sạch và ngâm nếp qua đêm
- Bước 2: Tiếp tục rửa sạch, để ráo nước và trộn đều nếp với dầu ăn và muối đã chuẩn bị
- Bước 3: Cắt đôi gấc để lấy phần thịt gấc bên trong
- Bước 4: Bóp đều hoặc tách thịt gấc ra khỏi hạt, sau đó đem trộn cùng ½ rượu trắng và nếp đã sơ chế
- Bước 5: Hấp hỗn hợp xôi trên khoảng 40 phút, sau đó trộn cùng một chút đường và ½ rượu trắng
- Bước 6: Rửa sạch và nấu chín phần đậu xanh đã cà vỏ, sau đó để riêng đậu ra một cái bát, dầm nhuyễn, trộn cùng 20g đường và hấp khoảng 5 phút
- Bước 7: Quét dầu ăn lên một khuôn làm bánh bất kỳ, sau đó múc xôi vào khuôn, dàn đều và ép chặt sao cho xôi bằng ⅓ khuôn. Kế tiếp, bạn cho thêm 1 lớp đậu xanh và một lớp xôi theo cách làm tương tự
- Bước 8: Đậy nắp khuôn lại, ép thật chặt, úp khuôn vào một chiếc đĩa và mở khuôn ra từ từ
- Bước 9: Bài trí và thưởng thức
Xôi gấc dừa
Đậu xanh, gấc và dừa là những nguyên liệu dễ tìm nhưng chứa cực kỳ nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như: làm đẹp da, chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư, tốt cho tim mạch và còn nhiều hơn nữa. Do đó, còn chần chờ gì mà không thử làm ngay món xôi gấc dừa cực thơm ngon, độc đáo ngay sau đây.
Nguyên liệu
- 2kg gạo nếp
- 1 quả dừa xiêm
- 1 quả gấc chín
- 2 thìa rượu trắng
- 1 thìa muối
- 1 thìa đường
- 1 thìa bột ngọt
- 2 thìa dầu ăn
Cách làm xôi gấc dừa
- Bước 1: Vo sạch và ngâm nếp vào một thao nhỏ qua đêm, sau đó vớt ra, xả lại và để ráo nước
- Bước 2: Bổ đôi quả gấc để tách và lấy phần thịt gấc
- Bước 3: Trộn ½ thìa rượu trắng, thịt gấc cùng một chút muối và để yên khoảng 6 tiếng
- Bước 4: Bổ đôi quả dừa xiêm để lấy nước dừa
- Bước 5: Chia thịt dừa thành 2 phần: 1 phần cắt sợi mỏng dài, 1 phần xay nhuyễn
- Bước 6: Đun sôi nước cốt dừa và phần dừa được xay nhuyễn trong 20 phút để tăng độ béo, đậm đà cho món ăn
- Bước 7: Đổ hỗn hợp trên qua 1 cái rây sau đó hòa cùng 3 thìa dầu ăn
- Bước 8: Trộn đều thịt gấc với gạo nếp, 1 xíu muối và ½ nước cốt dừa
- Bước 9: Hấp hỗn hợp thịt gấc, gạo nếp trong khoảng 40 phút nhưng cứ 20 phút bạn cần mở nồi hấp ra và lau sạch phần nước tụ trên nắp, dùng đũa xới tơi xôi và rưới toàn bộ nước cốt dừa vào gạo nếp
- Bước 10: Bài trí và thưởng thức kèm một chút dừa nạo/thái sợi
Lưu ý quan trọng khi làm xôi gấc
- Trong bước sơ chế, bạn không nên bỏ lớp mảng đỏ xung quanh hạt gấc đi vì chúng chứa rất nhiều chất dầu tương tự như vitamin A, rất tốt cho sức khỏe
- Để xôi gấc được chín đều, thay vì đồ toàn bộ xôi trong một lần vào chõ xôi, bạn nên cho từng nắm vào chõ xôi sao cho khoảng cách giữa mối nắm xôi sẽ cách nhau 4 – 5 lỗ
- Khi cho nước vào để hấp xôi, bạn cần đảm bảo lượng nước chỉ cao bằng ⅓ nồi. Tuy nhiên, trong trường hợp nước đã cạn nhưng xôi vẫn chưa chín hẳn, bạn có thể cho thêm khoảng 2 bát nước to vào nồi
- Nếu nấu xôi bằng nồi cơm điện, bạn không nên đảo xôi nhiều lần; tránh làm xôi bị nát
- Trong trường hợp xôi nấu xong quá khô, bạn có để vẩy một chút nước ấm lên trên bề mặt xôi rồi dùng một chiếc khăn mỏng, sạch để thêm bớt nước đi. Sau đó, bạn chỉ cần hấp lại xôi thêm 5 phút là được
- Nếu muốn xôi mềm, dẻo hơn, bạn nên đồ xôi thành 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 phút
- Nếu phần cuống gấc có màu xanh, chứng tỏ đó là quả gấc được hái chưa lâu; vẫn còn tươi, ngon và khi đồ xôi sẽ cho màu chuẩn thịt gấc. Ngược lại, bạn không nên mua những quả gấc có cuống héo, khô vì đó là quả gấc đã được hái lâu, chất lượng và màu sắc sẽ không còn tốt
- Không nên chọn những quả gấc có giá thành quá rẻ hoặc bị dập nát
- Ngoài ra, bạn nên chọn mua những quả gấc có trọng lượng trung bình khoảng 1kg vì phần thịt gấc sẽ vừa đủ cho 1 lần đồ xôi
Trên đây là toàn bộ thông tin về xôi gấc mà thosuaxe.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm một vài ý tưởng mỗi khi không biết làm xôi gấc như thế nào vừa thơm, vừa dẻo mà không bị nát.
Ngoài ra, nếu bạn có đóng góp hay thắc mắc nào về 3 công thức làm xôi gấc trên, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể!