Cây lá cẩm là gì? Cách nấu xôi lá cẩm và hướng dẫn cách trồng

Cây lá cẩm được biết đến là nguyên liệu để tạo ra món xôi lá cẩm đặc trưng của dân tộc Tày, Nùng Xứ Lạng. Bạn có biết cây lá cẩm là gì, có tác dụng gì, trồng cây lá cẩm như thế nào không?. Cùng Palada.vn khám phá về cây lá cẩm và cách nấu xôi lá cẩm dẻo ngon qua bài viết sau nhé.

Cây lá cẩm là gì?

Lá cẩm có tên tiếng Anh là magenta plant, chiều cao khoảng 50 – 100cm, lá cây dài khoảng 2 – 7cm và thuôn nhọn về phía đuôi. Hoa màu tím hoặc màu đỏ tươi, đỏ tím. Lá cẩm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Á.

Cây lá cẩm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Á
Cây lá cẩm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Á

Phân loại cây lá cẩm

Cây lá cẩm có 4 loài khác nhau, bao gồm:

  • Cây Lá cẩm tím: còn gọi là Chằm lai. Lá của nó có màu xanh nhạt, mỏng, không có lông và dạng hình trứng. Vùng có đốm trắng chạy dọc theo đường gân lá rất lớn, dịch tiết có màu tím.
Cây lá cẩm tím
Cây lá cẩm tím
  • Cây Lá cẩm đỏ: còn có tên là “Chằm Thủ” theo dân tộc Nùng. Lá hình bầu dục, gốc thuôn nhọn, màu xanh đậm và có lông. Không có phần dịch trắng ở mặt trên của lá. Khi lá được nghiền nát sẽ có một chất lỏng màu đỏ tiết ra.
  • Cây Lá cẩm tím đậm: còn gọi là cẩm Huế hay Chằm khâu. Nó có lá hình bầu dục, gốc tròn hoặc thuôn nhọn, mặt lá xanh đậm, dày và không có lông. Trên lá cũng ít thấy các đốm trắng dọc theo gân lá. Khi vò nát, lá cẩm tím sẽ tiết ra chất lỏng màu tím sẫm.
  • Cây Lá cẩm vàng: còn gọi cây này là cây hiên. Lá dạng hình trứng, gốc lá thuôn nhọn, đầu lá nhọn. Hai mặt lá đều có lông, mặt lá, mép lá nhăn nheo. Khi lá bị vò sẽ tiết ra chất dịch màu vàng xanh

Cây lá cẩm có tác dụng gì?

Trong y học cổ truyền, lá cẩm là loài cây có vị ngọt, tính mát, sử dụng kết hợp với nhiều loại thuốc khác để giảm ho, cầm máu, điều trị tiêu sưng, bong gân, lao phổi, khái huyết, giảm viêm xương khớp,…Một số vùng núi, người dân tộc còn sử dụng lá cẩm để nấu nước tắm cho trẻ để giảm rôm sảy vào mùa hè.

Nước lá cẩm có nhiều tác dụng trong trị bệnh
Nước lá cẩm có nhiều tác dụng trong trị bệnh

Trong ẩm thực, lá cẩm được sử dụng thay cho màu thực phẩm để tạo màu cho các món bánh, xôi, mứt, kẹo,… đem đến màu sắc bắt mắt cho món ăn

Cách nấu xôi lá cẩm dẻo ngon

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo nếp: 500 gram
  • Lá cẩm: 30 gram
  • Lá dứa: 50 gram
  • Đường cát: 50 gram
  • Nước cốt dừa: 500ml

Các bước nấu xôi lá cẩm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Đãi đậu xanh, cà vỏ và gạo nếp cho sạch với nước.
  • Trộn nguyên liệu cùng với 1 ít muối cho vị xôi thêm đậm đà.
  • Rửa lá dứa với nước, cắt lá thành các khúc dài bằng đáy nồi.

Bước 2: Nấu nước lá cẩm

  • Đun sôi 300ml nước, cho lá cẩm đã sơ chế vào đun với lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút, lọc nước ra rây.
  • Cho phần bã lá cẩm vừa lọc vào nồi cùng 100ml nước lọc, phun 5 phút rồi lọc qua rây thêm lần nữa là có phần nước lá cẩm màu tím.

Bước 3: Ngâm gạo nếp vào nước lá cẩm khoảng 20 phút.

Nước 4: Nấu xôi lá cẩm

  • Xếp lá dứa dưới đáy nồi, đổ gạo nếp đã ngâm và nước lá cẩm vào nồi. Đậy nắp, đun với lửa vừa cho sôi, hạ lửa nhỏ đến khi cạn nước và xôi chín mềm.
  • Cho thêm đường và nước cốt dừa theo khẩu vị vào nấu thêm 5 phút rồi tắt bếp, dùng đũa xới đều xôi lên là hoàn thành.
Nấu xôi chín mềm, hấp dẫn
Nấu xôi chín mềm, hấp dẫn

Bày xôi lá cẩm ra đĩa, rắc thêm vài sợi dừa khô và thưởng thức xôi cùng với đậu xanh. Xôi vừa mềm vừa dẻo cùng vị ngọt thanh và ngậy từ cốt dừa làm nên món xôi lá cẩm đúng chuẩn.

Cách trồng cây lá cẩm tím

Vật dụng cần có

  • 10 – 15 cây lá cẩm tím con
  • Đất trồng cây
  • Mùn dừa
  • Xỉ than
  • Phân bón
  • Chậu trồng cây hoặc thùng xốp

Mẹo hay: Để giúp cây lá cẩm tím được phát triển nhanh, bạn nên chọn loại đất trồng dễ thoát nước, có độ ẩm, mùn và tơi xốp cao, giàu dinh dưỡng.

Để trồng được cây lá cẩm tím tại nhà, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Trộn hỗn hợp đất với tỷ lệ 5 phần đất thường, 3 phần giá thể (gồm mùn dừa, xỉ than) và 2 phần phân bón.
  • Bước 2: Chọn những cây lá cẩm tím giống có khả năng sinh trưởng tốt, không bị mầm bệnh.
  • Bước 3: Cho hỗn hợp đất đã trộn vào chậu và trồng cây lá cẩm.

Cây lá cẩm ưa bóng, ưa ẩm, bạn nên trồng cây lá cẩm ở dưới tán cây hoặc những nơi râm mát. Để giúp cây phát triển nhanh, bạn cần tưới nước cho cây vào mỗi sáng, chiều và bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón thúc khi cây lá cẩm bén rễ.

Cây đắng cảy là gì? Đặc điểm, tác dụng, chế biến cây đắng cảy

Cây ưa sáng là gì? Ưa tối là gì? Đặc điểm và cho ví dụ

Thu hoạch

Lá cẩm tím trồng 30 - 40 ngày là có thể thu hoạch
Lá cẩm tím trồng 30 – 40 ngày là có thể thu hoạch

Sau khoảng 30 – 40 ngày trồng là bạn đã có thể thu hoạch lá cẩm và sử dụng để làm thuốc hoặc chế biến thực phẩm. Lưu ý rằng bạn có thể thu hoạch nguyên cả cây hoặc chừa lại phần gốc từ 10 – 15cm để trồng đợt mới và thu hoạch lứa sau.

Trên đây là những thông tin về loại cây lá cẩm, công dụng, cách trồng và cách nấu món xôi lá cẩm dẻo ngon. Các bà nội trợ có thể tự trồng loại lá này ở nhà và chế biến các món ăn ngon, bắt mắt cho cả gia đình cùng thưởng thức dịp cuối tuần.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *