Cây rêu là một loại cây mà chúng ta dễ dàng bắt gặp ở những khu vực ẩm ướt, chúng mọc nhiều trong tự nhiên. Vậy, cây rêu là cây gì? Đặc điểm, vai trò của cây rêu là gì? Cùng Palada.vn tìm hiểu về các loại cây rêu qua bài viết sau đây nhé.
Tóm tắt
Cây rêu là cây gì?
Cây rêu hay còn gọi là cây rêu tường, có cấu trúc nhỏ, bên ngoài giống như rễ cây nên còn được gọi là cây thân rễ.
Cây rêu có nhiều chủng loại và màu sắc từ hơi vàng đến màu xanh lục tươi. Một số loài rêu thông dụng: rêu nhung, rêu bèo, rêu nhún,…
Cấu tạo, đặc điểm của cây rêu
Cây rêu có cấu tạo gồm đủ cả rễ, thân, lá. Cấu tạo của các bộ phận của loài này còn đơn giản.
Trong đó, lá của cây rêu nhỏ và mỏng. Thân cây ngắn, không phân nhánh. Cá lá và thân rêu đều chưa có mạch dẫn. Rễ của cây rêu chưa có chức năng hút nước. Đây là loài cây có cấu tạo đa bào.
- Cây rêu có hoa không? Rêu không có hoa và cũng không sản sinh ra hạt
- Cây rêu sinh sản bằng gì? Cây rêu có các mô và hệ thống sinh sản bằng bào tử, thụ tinh nhờ nước
- Cây rêu sống ở đâu? Môi trường sống của cây rêu là trên cạn, ở những nơi ẩm ướt, như chân tường, bờ tường, đất ẩm, thân cây to,…
Rêu là thực vật bậc cao vì sống ở môi trường trên cạn, có cấu tạo đa bào và đã phát triển đủ rễ, thân, lá dù cấu tạo còn đơn giản; Cơ quan sinh sản của cây rêu là túi bào tử và bắt đầu có sự phân hóa giữa cơ quan sinh sản với cơ quan sinh dưỡng.
Các loại cây rêu đặc biệt
Cây rêu đá
Rêu đá thường sinh sôi tại các gờ đá lòng suối. Cây rêu đá được chia thành 3 nhóm là cui, cay, tau. Cụ thể:
- Cui là loại rêu mọc như sợi tóc và sẫm màu.
- Cay là loại rêu mọc rời rạc, màu xanh tự nhiên
- Tau là rêu mọc thành từng mảnh, mọc nhiều ở ao hoặc khe suối.
Rêu đá là một trong những đặc sản nổi tiếng vùng Tây Bắc, đặc biệt là người Thái. Rêu đá là món ăn thường dùng để tiếp khách quý hoặc dùng vào những dịp quan trọng như lễ, Tết.
Rêu đá chỉ sinh sống ở những khu vực có nguồn nước sạch chưa bị ô nhiễm và được thu hoạch vào giữa đông, đầu xuân.
Cây rêu tiên
Cây rêu tiên có thân cứng, có chiều cao trung bình từ 15-20cm, với thân hình trụ, mọc đứng hoặc nằm. Cây phân nhánh chẻ đôi. Lá cây nhỏ, không đều, mọc dày.
Mặt trên lá màu xanh, mặt dưới có màu bạc trắng. Hoa thường mọc ở cuối các cành nhỏ; lá mang bào tử hình trái xoan, có răng, bào tử lớn có màu nâu, bào tử nhỏ màu cam. Rễ cây rêu tiên dày, đan xen với nhau tạo thành khối hình trụ, cao khoảng 10cm.
Cây rêu tiên là loại rêu cảnh được nhiều người ưa chuộng bởi chúng có màu xanh mướt dễ chịu, tạo cảm giác thư thái. Loại cây này chủ yếu được trồng để trang trí nội, ngoại thất. Cây mang ý nghĩa về sự may mắn nên cũng thường được dùng làm quà tặng người thân, bạn bè.
Cây đắng cảy là gì? Đặc điểm, tác dụng, chế biến cây đắng cảy
Cây lá cẩm là gì? Cách nấu xôi lá cẩm và hướng dẫn cách trồng
Vai trò của cây rêu
Cây rêu tường góp phần hình thành chất mùn, thường được sử dụng để làm phân bón, chất đốt.
Rêu được sử dụng làm vật liệu cách nhiệt trong các ứng dụng hấp thụ chất lỏng. Bởi vì khả năng hấp thụ của nó có thể lên tới 20 lần so với trọng lượng của chính mình.
Tại một số nước như châu Âu như Đức, Pháp, Mỹ,…cây rêu được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Nhờ khả năng hấp thụ tốt các chất độc hại và hút nước tốt nên cây rêu được dùng để làm thành phần chính của than bùn. Than được làm từ cây rêu có thể sử dụng như một chất lọc, dùng để xử lý các chất thải có chứa nhiều kim loại nặng. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để giải quyết các sự cố về tràn dầu.
Cây rêu còn là một nguồn nhiên liệu sản xuất các khí đốt như etylen, hidro, gas tự nhiên,..
Trong rêu có chứa các chất có hoạt tính sinh hóa cao, được ứng dụng nhiều trong y dược. Ở Trung Quốc, có đến khoảng 30 – 40 loài rêu được sử dụng làm thuốc để điều trị các bệnh về thần kinh, tim mạch, làm giảm viêm, hạ sốt và điều trị sỏi thận hiệu quả.
Trên đây là những thông tin về cây rêu là gì, đặc điểm và vai trò của các loại rêu. Thật ngạc nhiên khi cây rêu quen thuộc mọc dại ở những nơi ẩm ướt mà chúng ta vẫn thấy hàng ngày lại có nhiều công dụng tuyệt vời đến thế.