Chân thiện mỹ là gì? Ý nghĩa, giá trị của Chân Thiện Mỹ

Chúng ta ai cũng muốn cuộc sống hướng đến sự chân thiện mỹ. Đó là những lý tưởng tốt đẹp, nhân văn. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ ý nghĩa thực sự của chân thiện mỹ là gì chưa? Làm sao để có được một cuộc sống chân – thiện – mỹ? Cùng Palada.vn tìm hiểu về ý nghĩa, giá trị của chân thiện mỹ qua bài viết sau nhé.

Vẻ đẹp chân thiện mỹ là gì?

Chân thiện mỹ trong cuộc sống

Chân thiện mỹ chính vốn là 3 phạm trù của triết học. Chúng ta có thể lý giải Chân thiện mỹ trong cuộc sống theo cách dễ hiểu như sau: 

  • Chân được hiểu là chân thật, chân thực, đối lập với cái giả – cái không thật. Song, chân còn được hiểu là chân lý – tức là cái đúng, là “sự phản ánh chính xác sự vật khách quan và quy luật của chúng đến ý thức con người.
  • Thiện theo có nghĩa là tốt, lòng tốt, lương thiện, đối lập với cái ác. Thuật ngữ Thiện cũng được bàn đến nhiều trong giáo lý nhà Phật, khuyên răn con người tu nhân, tích đức, tích thiện, từ bi hỉ xả. Trong tư tưởng của các nhà triết học cổ phương Đông (như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử…), thiện cùng với nhân, đức, lễ, nghĩa là 4 phẩm chất quan trọng của con người.
  • Mỹ là phạm trù thẩm mỹ, hiểu một cách thông dụng và dễ hiểu nhất là cái đẹp, cái đẹp trong cuộc sống và trong con người.
Chân - thiện - mỹ là những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống
Chân – thiện – mỹ là những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống

Chân thiện mỹ trong văn chương

Trong văn chương, chân – thiện – mỹ chính là những giá trị cốt lõi của văn chương. Văn chương hướng tới giá trị chân – thiện – mỹ bao giờ cũng là văn chương cho mọi người và mang giá trị muôn đời. Văn chương chân thiện mỹ phản ánh hiện thực khách quan, hướng đến chân lý, đưa ra những bài học từ cuộc sống và có giá trị đến muốn đời.

Chân thiện mỹ trong Phật giáo

Chân thiện mỹ trong giáo dục đạo lý nhà Phật luôn nhắc nhở bất cứ ai trên cuộc đời này đều phải sống tử tế, biết cách cư xử đúng mực, để đạt được những giá trị chân thiện mỹ. Giá trị chân thiện mỹ trong Giáo lý nhà Phật khuyên chúng ta nên tu tâm dưỡng tính. Người đạt được 3 giá trị đó sẽ là người hạnh phúc nhất trần gian.

Chân thiện mỹ trong Phật giáo
Chân thiện mỹ trong Phật giáo

Đây là 3 yếu tố toàn vẹn, có mối tương quan mật thiết với nhau. Hướng tới đạo Phật, văn hóa phương Đông khuyến khích mọi người biết ăn ở, sống có đức, sao cho đạt đích đến cuối cùng là cuộc sống hoàn mỹ. Còn giáo lý nhà Phật thì khuyên chúng ta sống an nhiên, tự tại, không nên bon chen, để ý những chuyện nhỏ nhặt, thoải mái thân tâm, có như vậy mới hạnh phúc vẹn toàn.

Thánh thiện là gì? Sự thánh thiện là gì? Nghĩa của thánh thiện

Chấp niệm là gì? Buông bỏ chấp niệm trong tình yêu, Phật giáo

Ý nghĩa của chân thiện mỹ

Giá trị chân thiện mỹ đã được khẳng định trong cuộc sống. Con người khi sống theo hướng đến chân thiện mỹ sẽ thoải mái, an yên cả về thể xác và tâm hồn. Nếu các mối quan hệ xung quanh mà thiếu mất sự chân thật thì niềm tin sẽ chẳng còn, tình người, lẽ sống cũng dần dần phai mờ và tan biến.

Không chỉ trong giao tiếp, ngay trong cách hành xử, bạn cũng cần đề cao sự chân thật, không nên giả tạo bởi sự chân thật chính là sợi dây vô hình kéo con người đến gần nhau hơn.

Chân thiện mỹ mang đến cuộc sống an yên cho mỗi người
Chân thiện mỹ mang đến cuộc sống an yên cho mỗi người

Bạn hãy nhớ rằng cuộc sống luôn vận hành theo quy luật nhân quả. Chính vì thế, nếu chúng ta luôn làm những việc thiện, tích phúc đức thì sẽ nhận được “trái ngọt”. Cần biết sống hiền lành, yêu thương, san sẻ với những hoàn cảnh khó khăn. Kể cả trong tâm thức cũng không để những ý nghĩ xấu gây ảnh hưởng tới người khác.

Chân – thiện – mỹ chẳng hề có sẵn trong mỗi người từ khi vừa sinh ra. Nó được hình thành trong quá trình sống và trải nghiệm. Việc bạn cần làm là sống tốt với đời, làm những việc có ích ngay từ những hành động nhỏ thì chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều đấy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *