Chùa Tây Phương là một điểm đến tâm linh thu hút nhiều khách thập phương ghé thăm. Chùa Tây Phương nổi bật với công trình kiến trúc cùng những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo. Vậy chùa Tây Phương ở đâu? Chùa Tây Phương thờ ai? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về chùa Tây Phương và những kinh nghiệm hữu ích để bạn tham khảo.
Tóm tắt
Chùa Tây Phương ở đâu?
Chùa Tây Phương còn được biết đến với tên gọi là Tây Phương Cổ Tự là ngôi chùa cổ thứ 2 của Việt Nam đứng sau chùa Dâu ở Bắc Ninh. Chùa hiện nằm ở thôn Yên, Thạch Thất, Hà nội.
Vào năm 2014 chùa Tây Phương đã được chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật ở đây.
Chùa Tây Phương thờ ai? Được hình thành từ bao giờ?
Theo truyền thuyết kể lại ngôi chùa ra đời với sự gắn liền với quá trình truyền bá Phật giáo vào Việt Nam. Trước đó, lùi lại sau vài thế kỷ câu chuyện về sự ra đời của ngôi chùa gắn với nhân vật Cao Biền. Đây là một tiết độ sứ thời nhà Đường (864 – 868) đến đây xây dựng một kiến trúc tôn giáo với ý đồ chặn long mạch xứ này.
Theo nhiều thông tin còn lưu trữ lại thì chùa Tây Phương được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ 8 và là ngôi chùa cổ thứ 2 ở Việt Nam.
Năm 1632 vua Lê Thần Tông đã cho xây dựng chùa gồm 3 gian thượng điện và hậu cung 20 gian. Đến năm năm 1657-1682, Tây Đô Vương Trịnh Tạc lúc này lại cho phá chùa cũ và xây lại chùa mới. Cho đến năm 1794 thời vua Tây Sơn chùa đã được đại tu hoàn toàn với tên mới là “Tây Phương Cổ Tự” và cho đến nay hình dáng kiến trúc của chùa vẫn còn như hiện nay.
Chùa Tây Phương hiện nay là một quần thể gồm: Tam quan hạ, Miếu Sơn Thần, Tam Quan thượng, Tiền đường, Trung đường, Thượng điện, Nhà Mẫu, Nhà tổ và nhà khách. Đây là quần thể các đơn nguyên vừa đóng vai trò là nơi thờ thần núi, vừa là nơi thờ Đức Ông có diện tích khiêm tốn.
Phong cảnh, kiến trúc chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương không chỉ nổi tiếng với sự cổ kính trải qua nhiều truyền thuyết và lịch sử mà còn nổi tiếng với cảnh quan mê hồn. Cảnh núi non, sông nước, vùng đồng bằng màu mỡ gắn với quan niệm phong thủy phương Đông. Tây Phương còn nổi tiếng với bộ thờ bằng gỗ sơn son thiếp vàng, hiện tại tượng Phật điện có giá trị tiêu biểu và xuất sắc được công nhận là bảo vật Quốc gia năm 2013.
Chùa Tây Phương nằm trên đỉnh núi Câu Lâu, có kiến trúc chữ công bao gồm các tòa Thượng điện, Trung đường, Tiền đường. Cả ba tòa này đều có kết cấu kiến trúc kiểu chồng diêm với 2 tầng 8 mái. Thượng điền và Tiền đường có 5 gian, 2 chái và 6 bộ nóc, còn Trung đường chiều ngang được thu ngắn hơn chỉ có 3 gian 2 chái, 4 bộ kèo nhưng mái của Trung điền lại vượt cao hơn hẳn.
Điều này là do cổ diêm của Trung đường có kích thước lớn hơn cao hơn là 1m4 còn Tiền đường và Thượng điện chỉ cao 1m. Do đó có thể thấy mái của 3 tòa đều bằng nhau nhưng chúng ta lại thấy Trung đường cao hơn hẳn. Mặt trước tòa Tiền đường gồm 3 gian giữa, 2 bên xây gạch chỉ có trát vôi vữa là tiêu biểu của ba đơn nguyên.
Chùa chính của Tây Phương có rất nhiều sự khác biệt về kết cấu khung gỗ, mái, tàu mái, các mảng đề tài trang trí trên kiến trúc gỗ đi cùng với các mảng đề tài trang trí trên kiến trúc gỗ. Để có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp của chùa, kiến trúc cổ kính đặc biệt nơi đây nhiều du khách đã đến tận nơi để chiêm ngẫm mới cảm nhận hết được vẻ đẹp của hạng mục này.
Ngoài chùa chính nổi bật thì các nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà Khách cùng với bộ nhà chính tạo nên vẻ đẹp uy nghi, quy mô to lớn của quần thể chùa Tây Phương. Nhà Tổ – Nhà Mẫu được thiết kế theo kiểu 3 gian với kết cấu được xây theo kiểu chữ “Nhị”. Nhà khách gồm 7 gian, với kết cấu theo kiểu tường hồi biệt đốc, mái lợp ngói ri.
Điểm nhấn của ngôi chùa Tây Phương mang đến cho du khách đó là hệ thống tượng pháp, đó là những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Tiêu biểu đó là pho Tuyết Sơn, Bát Bộ kim cương, Thập bát vị La Hán, có niên đại từ thế kỷ 18. Ngoài ra, có rất nhiều pho tượng nổi tiếng khác cũng vô cùng ấn tượng thuộc thế kỷ 19.
Có thể nói, chùa Tây Phương là một công trình kiến trúc rất độc đáo được xếp vào hạng nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam. Đó là sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc truyền thống với không gian cảnh tự nhiên giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật của ngôi chùa.
Lễ hội chùa Tây Phương diễn ra khi nào?
Hội chùa Tây Phương diễn ra vào ngày 6/3 m lịch hàng năm và kéo dài cho đến ngày 10/3 m lịch. Lễ hội với nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa mang đậm nhiều chất xứ Đoài đó là: kéo co, đánh cờ, chọi gà, rối nước, vật, hát xứ Đoài…
Bên cạnh đó sẽ có các nghi thức cúng Phật nghiêm trang như lễ lấy nước thiêng để làm lễ Mộc Dục (hay tắm tượng), lễ dâng hương, tụng kinh, kế hạnh, chạy đàn….Tất cả tạo nên không khó, không chỉ quy mô hội làng mà còn mở rộng ra các vùng bên cạnh.
Kinh nghiệm du lịch 1 ngày tới Tây Phương cổ tự
Chùa Tây Phương Thạch Thất nằm ở vùng ngoại ô Hà nội nên nếu xuất phát từ đây bạn có thể chọn lựa nhiều phương thức di chuyển khác nhau như: xe bus, xe máy, ô tô…Dưới đây là một số kinh nghiệm du lịch chùa Tây Phương mà chúng tôi sưu tầm bạn có thể tham khảo.
Đồ cần chuẩn bị
Trang phục: Nên mặc quần áo kín đáo, thoải mái, gọn gàng, đi đôi giày mềm để thuận tiện cho việc đi lại, leo núi.
Chuẩn bị đồ ăn nhẹ: Đồ ăn tại chùa thức ăn không phong phú và đắt nên để tiết kiệm bạn có thể chuẩn bị các món ăn nhẹ để đảm bảo sức khỏe.
Bên cạnh đó chuẩn bị các dụng cụ cần thiết khác để mang theo như khăn ướt, giấy ăn, dầu gió, quạt giấy, tiền lẻ, đồ lễ đi chùa…
Di chuyển
Đi bằng xe bus
Nếu muốn tiết kiệm chi phí đi lại bạn có thể lựa chọn xe bus với các tuyến xe đi qua chùa Tây Phương:
- Tuyến số 74: Xuất phát từ bến xe Mỹ Đình – Xuân Khanh đổi tuyến sang xe bus số 89: đi bến xe Yên Nghĩa – đến Thạch Thất – cuối chuyến là bến xe Sơn Tây.
- Đi tuyến xe bus số 02: từ Bác Cổ – Bến xe Yên Nghĩa → đổi tuyến xe bus số 89
- Tuyến số 19: Xuất phát từ Trần Khánh Dư – đi qua Công viên Thiên Đường Bảo Sơn → đổi tuyến xe bus số 89
Di chuyển phương tiện cá nhân
Chùa Tây Phương nằm cách trung tâm Hà Nội về phía Tây khoảng 45km nên khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân dễ dàng. Bạn có thể đi theo tuyến đường sau: Đi từ Đại Lộ Thăng Long → vào ĐCT08 → ĐT419/ĐT80 tại Thị trấn Quốc Oai → sau đó đi theo lối ra Đường 80 từ ĐCT08 → đi tiếp đến ĐT419/ĐT80 → sau đó đi vào ngõ Chùa Am tại Thạch Xá.
Giá vé vào cửa chùa Tây Phương bao nhiêu?
Giá vé vào cửa của chùa Tây Phương khoảng 10.000đ/người. Đây là mức giá rất rẻ so với giá thị trường.
Tư vấn lộ trình du lịch chùa Tây Phương trong 1 ngày
- 7h00: Bắt đầu xuất phát từ Hà Nội
Trên đường đi qua chùa Tây Phương bạn sẽ đi qua chùa Thầy. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng, đẹp bậc nhất Việt Nam. Bạn có thể tham quan các điểm du lịch của chùa Thầy như: chùa Hạ, chùa Thượng, chùa Trung, động Phật tích, chùa Cao, hang Cắc Cớ, núi Thóc,…
- 11h00: Rời chùa Thầy sau đó xuất phát đến chùa Tây Phương.
Từ chùa Thầy đi đến chùa Tây Phương không quá xa nên bạn có thể quay lại theo hướng về đại lộ Thăng Long. Sau đó nhìn biển chỉ dẫn để đi đến chùa Tây Phương. Khác với chùa Thầy, chùa Tây Phương khá yên tĩnh, đường lên chùa cũng rất thoáng đãng và tách biệt với xung quanh.
Đến chùa Tây Phương bạn sẽ đi thăm quan 3 dãy nhà song song đó là: Chính điện, Bài Đường, Hậu cung…Bên cạnh đó bạn cũng nên thăm quan các bức tượng la hán nổi tiếng của chùa Tây Phương để cảm nhận vẻ đẹp đặc trưng nơi đây nhé.
- 16h: Xuất phát về Hà Nội
Những lưu ý chung cho chuyến đi
- Trước khi mua hàng hay sử dụng dịch vụ nên hỏi giá trước từ trông xe đến ăn uống, mua hương để lễ Phật…
- Nếu đi du lịch và hội chính của chùa thì nên bảo quản hành lý cẩn thận. Tốt nhất những đồ đắt tiền, đồ dùng quan trọng bạn nên cất giữ cẩn thận đừng nên sơ hở để kẻ gian có cơ hội.
- Không đưa đồ cho người lạ xách, tránh bị mất đồ hoặc tính phí xách đồ, chèn ép.
- Nếu bạn kết hợp chuyến đi thăm làng cổ Đường Lâm thì không nên tự ý đi vào nhà người dân khi không được sự cho phép của họ.
Trên đây là bài viết về chùa Tây Phương nằm ở đâu và một số kinh nghiệm du lịch chùa Tây Phương trong 1 ngày. Đừng quên lưu lại và chia sẻ với bạn bè để cùng nhau có những trải nghiệm thú vị, ý nghĩa nhé!