Con xén tóc ăn gì? Con xén tóc có độc không?

Con xén tóc ăn gì? Con xén tóc có độc không? Để giúp bạn hiểu rõ hơn về loài động vật này thì hãy cùng palada.vn tìm hiểu toàn bộ thông tin chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu con xén tóc là con gì?

Ở Việt Nam xén tóc là loài côn trùng phổ biến, xuất hiện nhiều trên cây cối ở các vùng quê. Dưới đây là những đặc điểm của xén tóc, bạn có thể tham khảo:

Đặc điểm

Con xén tóc là loài côn trùng, thuộc vào họ bọ cánh cứng, thân dài, dẹt, với đôi râu dài đặc trưng, có 3 chân chia đều 2 bên.

Con xén tóc là loài côn trùng thuộc họ bọ cánh cứng
Con xén tóc là loài côn trùng thuộc họ bọ cánh cứng

Tùy vào từng điều kiện môi trường sống mà màu sắc của xén tóc sẽ biến đổi khác nhau để ngụy trang như: nâu, đốm vàng, đen…Mắt của chúng màu đen, có miệng rộng, hàm phát triển, ngực trước và sau của con xén tóc có các đường ngang song song. Chúng có bộ cánh dài, cứng và sáng bóng, ở bụng dưới có 5 đốt.

Giao phối

Bọ xén tóc thường giao phối vào buổi tối ở trên các cành cây, thời gian cho hoạt động này thường giao động từ 300 tới 600 giây. Trước khi giao phối con xén đực sẽ đi tìm kiếm bạn tình bằng cách cọ râu của mình lên mặt lưng của con cái để thu hút sự chú ý của con cái. Nếu con cái không muốn giao phối sẽ nhanh chóng rời đi, còn không sẽ đừng yêu để chờ đợi.

Tiếp đó, con đực sẽ leo lên trên mình con cái và dùng 2 chân trước quặp lấy con cái. Trong nhiều trường hợp, con đực và con cái vừa giao phối vừa đi kiếm ăn. Khi quá trình này kết thúc, con xén tóc đực và cái sẽ đường ai nấy đi. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp được ghi nhận xén tóc đực không muốn bỏ đi và cứ bám chặt trên lưng con cái.

Sinh sản

Ấu trùng của bọ xén tóc thường có màu trắng đục, hình dáng dài, chân ngực chưa phát triển. Ở Nam Phi người ta đã tìm thấy con xén tóc có khổng lồ có chiều dài lên đến 17 cm.

Mỗi năm trung bình con xén tóc đẻ khoảng 300 trứng
Mỗi năm trung bình con xén tóc đẻ khoảng 300 trứng

Trung bình một cặp xén tóc mỗi năm có thể đẻ khoảng 300 trứng. Vì vậy, nếu không có các biện pháp diệt trừ sớm chúng có thể bùng phát thành đại dịch như châu chấu, gây ảnh hưởng đến mùa màng, cây cối.

Con xén tóc ăn gì?

Xén tóc là một loài côn trùng sống phổ biến ở các vùng quê ở Việt  Nam, chúng thường sống ở nơi có cây cối rậm rạp, ít người qua lại. Con xén tóc thường thích ăn các loại cây thân gỗ và cây ăn quả. Theo các nhà nghiên cứu, thức ăn của xén tóc sẽ chia thành các giai đoạn sau:

Con xén tóc ăn gì giai đoạn ấu trùng

Sau khi trứng của xén tóc sinh ra, đẻ trong các vết nứt của cây, ấu trúng con sẽ tiếp tục công việc gặm nhấm, tàn phá cây. Chúng chủ yếu ăn gỗ trong thân cây, hút các chất dinh dưỡng để cơ thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Trung bình khi sống trong một thân cây chúng sẽ ăn liên tục từ 1 đến 3 năm.

Giai đoạn ấu trùng xén tóc tương đối dài. Khi chúng đủ lớn sẽ chui ra vỏ cây và làm thành nhộng. Nhộng ở giai đoạn này sẽ được bao bọc bằng một cái kén trắng có kết cấu calcium nên vô cùng cứng.

Các con ấu trùng xén tóc sẽ ở trên thân và cành cây, liên tục đục, gặm nhấm, thậm chí chúng có thể làm cây trở nên suy yếu dần và chết đi. Thường những con xén tóc sẽ chọn đậu trên những cây lớn hơn 10 năm tuổi để đẻ trứng và có rất nhiều con trên một cành cây.

Ấu trùng của xén tóc ăn gỗ ở thân cây
Ấu trùng của xén tóc ăn gỗ ở thân cây

Con xén tóc ăn gì giai đoạn trưởng thành

Cũng giống như đa số loài côn trùng khác thì món ăn khoái khẩu của xén tóc đó là gặm vỏ cây, hút chất dinh dưỡng, đụ lỗ ở các thân và cành cây non. Theo các kỹ sư nông nghiệp, loài công trùng này thường đậu trên các loại cây ăn quả thân gỗ như cây táo, đào, cam, sầu riêng…. Sau khi bị xén tóc định cư và tấn công, các loại cây này này sẽ bị héo dần và chết đi.

Xén tóc thường kiếm ăn vào tất cả các khung giờ trong ngày, khoảng từ 6h – 22h. Thường, xén tóc sẽ ăn nhiều hơn khi Mặt trời mới mọc và có nhiều sương sớm, bởi thời điểm này cành và cây còn rất non nên dễ hơn trong việc đục khoét.

Tập tính ăn bổ sung của loài xén tóc

Tập tính này thường xuất hiện vào giai đoạn xén tóc trưởng thành, Khi đó chúng sẽ lấy thức ăn là vỏ cây, cành của các loại cây thân gỗ khác và chúng thường xuất hiện trên các cành bánh tẻ.

Theo các nhà khoa học, xén tóc có thể ăn từ 2 – 5 đám vỏ cây. Theo quan sát thì trên thân cây sẽ có một đám rất lớn, điều này thể hiện việc con xén tóc có tập tính lựa chọn vị trí thức ăn. Ban đầu chúng sẽ thử ăn ở một số vị trí khác nhau, khi đã tìm được chỗ nào ngon, tốt thì chúng sẽ quyết định lấy thức ăn từ chỗ đó.

Xén tóc thường để lại mùn gỗ sau khi ăn
Xén tóc thường để lại mùn gỗ sau khi ăn

Con xén tóc thường bổ sung thức ăn vào buổi sáng sớm trong khoảng thời gian từ 6h – 8h trong ngày. Đối với loài xén tóc cái thường sẽ ăn nhiều hơn các con đực, có khoảng thời gian con cái ăn lượng thức ăn gấp đôi con đực. Điều này được giải thích là do con cái có kích thước lớn hơn hoặc chúng cần nhiều chất dinh dưỡng hơn con đực để phục vụ cho quá trình sinh sản, đẻ trứng của mình.

Con xén tóc thích ăn các loại cây nào?

Giống cây đào tiên

Cây đào tiên là cây thân gỗ, là loại cây yêu thích thường được xén tóc lựa chọn làm nơi trú ngụ, đẻ trứng và sinh sôi trên đó. Mặc dù chúng có thân hình nhỏ bé nhưng trên mỗi cành, thân cây có thể có đến hàng vạn con sinh sống.

Với những giá trị về dinh dưỡng mà cây mang lại, giúp cho xén tóc phát triển rất nhanh, chỉ cần một thời gian ngắn sẽ khiến cây đào tiên đang  khỏe mạnh trở nên héo úa. Do đó, với những người trồng cây đào tiên cần chú ý phòng tránh để bảo vệ cây trước sự tấn công từ loài côn trùng này.

Giống cây khế

Cây khế cũng là loại cây yêu thích được loài xén tóc lựa chọn làm nơi phát triển của chúng Thời điểm chúng tấn công mạnh nhất ở cây khế là vào mùa hè. Đây cũng là thời điểm xén tóc tích cực gặm nhấm, đục lỗ trên thân cây để chuẩn bị  cho quá trình giao phối và sinh sản. Với những chất dinh dưỡng đặc biệt của cây khế, loài xén tóc sẽ mau chóng hoàn thành chu trình sinh trưởng của mình với tốc độ phát triển cao hơn hẳn khi sinh sống trên các loài cây khác.

Xén tóc rất thích nhựa của cây khế
Xén tóc rất thích nhựa của cây khế

Giống cây đào

Cũng như các loài cây trên thì cây đào là lựa chọn lý tưởng của con xén tóc. Trên thân của cây đào chúng ta thường bắt gặp các lỗ nhỏ, thậm chí cả nhựa cây chảy ra, đó là dấu vết của các con xén tóc đang ăn. Chất dinh dưỡng từ cây đào rất phù hợp khiến cho loài côn trùng này phát triển khỏe mạnh, nhanh chóng, sinh sản tốt. Con xén tóc đục thân cây đào rất mạnh, chính vì lẽ đó có nhiều gốc cây đã bị mục ruỗng bởi sự phá hoại của chúng.

Thân cây sầu riêng

Cây sầu riêng cũng là một trong những món ăn cực kỳ yêu thích của con xén tóc. Nhìn qua bề ngoài có thể sẽ không thấy gì nhưng nếu quan sát kỹ bạn sẽ phát hiện ra. Trên thân cây có các lỗ nhỏ, ở miệng các lỗ đó có một lớp bột nhỏ màu nâu như mùn. Đó là vết tích của loài xén tóc để lại trên thân cây khi đang hút chất dinh dưỡng của cây. Con xén tóc cực kỳ thích hút nhựa của cây sầu riêng, nếu có nhiều con bọ xén tóc sinh sống trên cây có thể khiến cho cây bị héo khô và gãy vụn.

Xén tóc thường xuyên ăn vỏ của cây sầu riêng
Xén tóc thường xuyên ăn vỏ của cây sầu riêng

Con xén tóc có hại không?

Mùa hè là thời điểm xén tóc xuất hiện nhiều nhất, thời gian này chúng sẽ tiến hành giao phối, sinh sản và đẻ trứng trên các vết nứt của thân cây. Khi ấu trùng nở thành xén tóc con chúng tiếp tục duy trì công việc gặm nhấm, tàn phá thân cây như những loài xén tóc trưởng thành khác. Thời gian phá hoại của xén tóc trung bình kéo dài từ  1 tới 3 năm.

Loài xén tóc thường đục trên thân chính, nhánh cây nên sẽ làm suy yếu hoặc chết cả cây. Khi trứng nở, ấu trùng chui qua vỏ, đục thành đường hầm bên trong thân cây, cành cây, và ăn, phá ở đó. Giai đoạn ấu trùng của xén tóc kéo dài, do đó làm tăng sức phá hoại cho các loài cây rất lớn.

Ấu trùng đủ lớn chui ra sẽ làm nhộng dưới vỏ cây, vẫn tiếp tục hút dinh dưỡng của cây. Trong một cây có thể có nhiều con xén tóc gây hại cùng lúc và chúng thường chọn những cây to lớn, khoảng 10 năm tuổi để sinh sống.

Con xén tóc gây hại trên các thân cây làm cây suy yếu
Con xén tóc gây hại trên các thân cây làm cây suy yếu

Việc phát hiện ra những dấu hiệu xén tóc đục thân cây, sinh sống trên cây rất khó vì loài này sau khi ăn không thải phân ra ngoài. Chỉ có thể phát hiện khi ấu trùng đã vũ hoa và qua sự hiện diện của các lỗ đục trên thân cây. Khi trên cành bị đục sẽ có nhiều lỗ nhỏ, nếu cây có nhiều nhựa thì từ lỗ đó sẽ chảy ra mủ cây.

Xén tóc có cắn người không?

Mặc dù bề ngoài của xén tóc khá hung dữ, với bộ răng sắc nhọn có thể cắn nát bất cứ thân cây nào. Thế nhưng, bất ngờ rằng xén tóc không gây hại cho con người. Ngay cả khi chúng bị phá tổ thì con xén tóc cũng không gây nguy hiểm hay làm ảnh hưởng đến con người mà chúng chỉ bỏ đi chứ không cắn.

Xén tóc không gây bất kỳ nguy hại nào cho con người
Xén tóc không gây bất kỳ nguy hại nào cho con người

Phòng trừ xén tóc thế nào?

Tuyệt đối không chặt, lột vỏ ở thân cây bởi điều đó có thể sẽ thu hút xén tóc cái bay đến làm tổ và đẻ trứng.

  • Nếu phát hiện thân cây bị làm tổ thì bạn nên chặt bỏ hoặc đốt tại chỗ. Ngoài ra, bạn có thể đặt một số bẫy bằng đèn để tiêu diệt loài xén tóc này nhanh hơn.
  • Thường xuyên theo dõi để phát hiện sớm các thân cây bị phá hoại. Nếu cây bị hại nhẹ có thể xử lý bằng cách bôi thuốc trừ sâu dạng hạt lên thân cây rồi đắp đất vào.
  • Trong vụ mùa thu hoạch trái cây như: cây xoài, sầu riêng mà thân cây bị hư hại nặng nề thì bạn nên dùng dao để rạch những vỏ cây đã bị xén tóc ăn. Tiếp đó để thuốc vào trong tấm vải mỏng rồi cho vào những chỗ xén tóc đã phá hoại, cuối cùng dùng đất bôi lên để giữ kín.
  • Để giúp cây phục hồi nhanh, nâng cao hiệu quả bạn nên sử dụng các loại thuốc có khả năng thẩm thấu tốt phun lên cây nhằm tiêu diệt ấu trùng xén tóc đang còn sót lại, tiến hành định kỳ 1 tháng 2 lần.

Như vậy qua những phân tích trong bài viết về con xén tóc ăn gì? xén tóc có độc không và những thông tin liên quan. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về loài xén tóc này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *