Đại sứ thương hiệu là gì? Các tố chất cần có của đại sứ thương hiệu

Đại sứ thương hiệu có vai trò quan trọng giúp quảng bá hình ảnh thương hiệu và sản phẩm đến gần với khách hàng. Vậy đại sứ thương hiệu là gì? Các nhãn hàng tìm kiếm đại sứ thương hiệu thường chú trọng những nhân tố nào? Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá và giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Đại sứ thương hiệu là gì?

Đại sứ thương hiệu tiếng Anh là Brand Ambassador. Đây là gương mặt “đại diện” của một thương hiệu, luôn đồng hành cùng nhãn hàng trong một chiến dịch quảng cáo truyền thông nhất định.  

Thông thường, các doanh nghiệp hay nhãn hàng sẽ lựa chọn các ngôi sao nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn đến công chúng và có những tiêu chí phù hợp với thương hiệu để mang sản phẩm, hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. Từ đó, khiến khách hàng có thể tin tưởng, yêu quý và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy rằng đại sứ thương hiệu giữ vai trò vô cùng quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đến hành vi mua của người dùng. 

Các đại sứ thương hiệu hot nhất hiện nay phải kể đến như: Jennie Kim (Chanel), Lisa (Céline), Rosé (Saint Laurent), Jisoo (Dior), IU (Gucci), Jung Ho Yeon (Louis Vuitton),…

Đại sứ thương hiệu là gì? 
Đại sứ thương hiệu là gì?

Công việc và vai trò của đại sứ thương hiệu là gì?

Thông thường, đại sứ thương hiệu sẽ đảm nhận các công việc và vai trò sau: 

  • Phát ngôn và chia sẻ những thông điệp mà nhãn hàng muốn gửi gắm đến người dùng. 
  • Tích cực review, giới thiệu sản phẩm của thương hiệu đến với khách hàng. 
  • Mở rộng mạng lưới và thiết lập các mối quan hệ “chất lượng” cho doanh nghiệp. 
  • Tham gia các sự kiện liên quan với vai trò là đại sứ thương hiệu để gia tăng hiệu quả truyền thông của doanh nghiệp.

Tầm ảnh hưởng của đại sứ thương hiệu đối với nhãn hàng

Đại sứ thương hiệu là gì? Đó là bộ mặt, là gương mặt của một nhãn hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp thường lựa chọn các nhân vật nổi tiếng để tận dụng sức ảnh hưởng của họ đối với công chúng nhằm thu hút sự quan tâm của giới truyền thông và khách hàng. Thông qua đó, khách hàng sẽ biết nhiều hơn về sản phẩm và hình ảnh thương hiệu. Từ đó, nâng cao số lượng khách hàng và mang lại lợi nhuận tốt cho doanh nghiệp. 

Không chỉ tác động đến doanh thu, đại sứ thương hiệu còn có khả năng vực dậy cả một thương hiệu sau một thời gian dài bị bão hòa. Điển hình nhất là phải kể đến trường hợp của Bitis. MV Lạc Trôi và tầm ảnh hưởng của Sơn Tùng MTP đã giúp cho Bitis Hunter trở thành “cơn sốt” trong năm 2017. Hay Soobin Hoàng Sơn cũng là nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn giúp Bitis có độ phủ sóng rộng rãi và được nhiều bạn trẻ yêu thích. 

Đại sứ thương hiệu giúp quảng bá hình ảnh sản phẩm của thương hiệu đến gần hơn với khán giả
Đại sứ thương hiệu giúp quảng bá hình ảnh sản phẩm của thương hiệu đến gần hơn với khán giả

Hay như câu chuyện của Nike – một thương hiệu giày thể thao vô cùng nổi tiếng hiện nay. Trước khi trở thành “ông trùm” trong ngành, Nike đã từng lao đao và có khả năng “biến mất” khỏi ngành khi thị trường bão hòa vào năm 1983. Sau đó, Nike đã lựa chọn Michael Jordan làm gương mặt đại diện trong mùa giải 1984 – 1985. Tầm ảnh hưởng của Michael Jordan đã giúp doanh số của Nike tăng lên nhanh chóng và hiện nay, Nike cũng trở thành một trong số ít các thương hiệu giày thể thao được yêu thích trên toàn thế giới. 

Những yêu cầu của nhãn hàng đối với đại sứ thương hiệu

Khi đã hiểu rõ đại sứ thương hiệu là gì, vậy bạn có biết các doanh nghiệp đưa ra yêu cầu và tiêu chuẩn như thế nào đối với gương mặt đại diện cho nhãn hàng của mình? Thực tế, mỗi doanh nghiệp đều có các yêu cầu riêng đối với đại sứ thương hiệu nhưng nhìn chung đều có các tiêu chí cơ bản sau:

Độ nổi tiếng

Người nổi tiếng luôn là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp khi lựa chọn đại sứ thương hiệu. Bởi họ có tầm ảnh hưởng lớn và có một lượng fans hâm mộ hùng hậu. Điều này sẽ giúp cho quá trình tiếp cận và quảng bá của thương hiệu diễn ra hiệu quả hơn. Đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động và kéo thêm nhiều khách hàng tiềm năng.  

Khả năng ngôn từ

Một đại sứ thương hiệu có ngôn từ tốt sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải và lan tỏa các thông điệp ý nghĩa đến với khách hàng. Vì vậy, người đảm nhận vị trí này phải có khả năng ăn nói lưu loát, dễ nghe và có khả năng truyền tải để thông điệp truyền đi càng trở nên sâu sắc và có giá trị hơn. 

Các tiêu chí lựa chọn đại sứ thương hiệu là gì? 
Các tiêu chí lựa chọn đại sứ thương hiệu là gì?

Sự phù hợp

Dù ngôi sao có nổi tiếng và hấp dẫn đến đâu thì sự phù hợp luôn là yếu tố then chốt để doanh nghiệp lựa chọn. Thực tế có nhiều trường hợp, doanh nghiệp chọn người nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu nhưng không thành công như mong đợi. 

Vì vậy, để đảm bảo tiêu chí này, doanh nghiệp thường chú trọng đến các yếu tố sau: 

  • Sự tương quan giữa ngôi sao và hình ảnh sản phẩm: Người nổi tiếng cần phải có sự liên quan đến hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp thì mới có thể lấy được lòng tin của khách hàng. Ví dụ, doanh nghiệp không thể lựa chọn một ngôi sao trẻ theo đuổi phong cách ngọt ngào, đáng yêu để làm đại sứ cho nhãn hàng thời trang mang phong cách cá tính, phóng khoáng và sang trọng. 
  • Thương hiệu cá nhân: Quan niệm sống, phát ngôn, phong cách thời trang của đại sự phải phù hợp với hình ảnh mà thương hiệu đang xây dựng. 
  • Lượng fans theo dõi: Lượng người theo dõi cho thấy mức độ ảnh hưởng của người nổi tiếng đối với công chúng. Vậy nên doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến yếu tố này khi lựa chọn.

Đỉnh lưu là gì? Phái đỉnh lưu là gì? Những đỉnh lưu Cbiz 2024

Trên đây là bài viết giải thích đại sứ thương hiệu là gì và một số tiêu chí lựa chọn gương mặt đại diện cho nhãn hàng. Hy vọng qua bài viết trên sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *