Dì hay gì là đúng? Phân biệt và cách sử dụng “d” và “gi”

Trong cách xưng hô cô dì chú bác, dì hay gì mới đúng? Cách phân biệt và sử dụng “d” và “gi” như thế nào? Cùng Palada.vn tìm hiểu qua bà viết này nhé.

Dì là gì?

“Dì” là một thuật ngữ thể hiện mối quan hệ họ hàng và tình thân trong một gia đình. Thông thường, thuật ngữ này được sử dụng để chỉ chị hoặc em gái của mẹ. Những người cháu sinh ra thường gọi chị hoặc em gái của mẹ là gì thì tùy thuộc vào từng gia đình. Chức danh này thường chỉ tồn tại trong họ bên ngoại.

Người xưa có câu: “Sẩy cha thì còn chú, sẩy mẹ bú dì.” Thuật ngữ “dì” cũng có thể được sử dụng bởi chị hoặc anh rể để gọi em gái hoặc em gái vợ đã lớn, theo cách gọi của con cái mình.

Dì là chị hoặc em gái của mẹ
Dì là chị hoặc em gái của mẹ

Ngoài ra, “dì” còn có thể là vợ lẽ hoặc vợ kế của cha.

Ví dụ, chúng ta thường nghe đến thuật ngữ “dì ghẻ” để chỉ vợ lẽ hoặc vợ kế của cha.

Ở Huế, trong thực tế, người ta thường sử dụng từ “dì” để gọi những người phụ nữ lớn tuổi hơn mình, nhằm thể hiện sự tôn trọng và thân quen. 

Gì là gì?

Từ “gì” thường được sử dụng trong câu hỏi để đề cập đến một sự vật, hiện tượng hoặc người nào đó. Nó thường được sử dụng khi chúng ta không biết hoặc chưa rõ về đối tượng được đề cập trong câu.

Một cách sử dụng khác của từ “gì” là khi nó được sử dụng như một danh từ để diễn tả tính chất của đối tượng. Trong trường hợp này, người nói thường ám chỉ một sự đánh giá rõ rệt với sự ngụ ý, ví dụ như: “Mẫu mã gì mà xấu thế?”. Ngoài ra, từ này cũng có ý nghĩa phủ định và được sử dụng để nhấn mạnh trong câu bác bỏ.

Từ “GÌ” có nhiều ý nghĩa tùy vào ngữ cảnh
Từ “GÌ” có nhiều ý nghĩa tùy vào ngữ cảnh

Từ “gì” cũng có thể là một đại từ và thường được sử dụng trong câu hỏi để chỉ đến một sự vật hoặc hiện tượng cụ thể, ví dụ như: “Cái gì vậy?”, “Tên là gì?”, “Cái gì cơ?”.

Ngoài ra, từ “gì” cũng có thể được sử dụng như một đại từ để chỉ đến một sự vật hoặc hiện tượng trong câu phủ định hoặc kết hợp với từ “cũng”, ví dụ như: “Cái gì cũng hỏi”, “Muốn gì cũng có”, “Không gì đẹp bằng”, “Gì cũng đã kết thúc rồi”.

Ngoài ra, “gì” cũng có thể được sử dụng như một tính từ sau danh từ để diễn tả một loại hoặc một tính chất cụ thể, thường đi kèm với ý khen ngợi, chê bai hoặc phủ định, ví dụ như: “Người gì mà đẹp thế”, “Hàng gì mà kém chất lượng vậy”, “Làm ăn kiểu gì thế này?”

Từ “gì” cũng có thể được sử dụng như một phó từ sau tính từ để biểu thị ý phủ định hoặc nghi vấn, yêu cầu không cần câu trả lời vì ý định bác bỏ đã được đề cập trước đó, ví dụ như: “Việc này thì cần gì hắn phải nhúng tay vào”, “Như thế đã ăn thua gì”.

Cuối cùng, từ “gì” cũng có thể được sử dụng như một phó từ để nhấn mạnh ý phủ định trong câu nói, ví dụ như: “Anh ta thì hiểu gì”.

Dì hay gì mới đúng?

Qua những phân tích trên, có thể thấy dì hay gì là đúng còn phụ thuộc vào mục đích  và nội dung câu nói.

Dì hay gì mới đúng
Dì hay gì mới đúng

Một số ví dụ về cách dùng “dì” và “gì”:

  • Chú dì hay chú gì? Chú dì là đáp án đúng
  • Dì cháu hay gì cháu? Dì cháu là đáp án đúng
  • Dì ruột hay gì ruột? Dì ruột là đáp án đúng
  • Cậu dì hay cậu gì? Cậu dì là đáp án đúng

Cách phân biệt “d” và “gi”

Dựa theo các nghiên cứu ngôn ngữ học gần đây đã đề xuất một số cách để khắc phục sự nhầm lẫn giữa “d” và “gi”. Dưới đây là một số gợi ý:

  1. “Gi” không bao giờ ghép với âm đệm và không đứng trước các vần oa, oă, uâ, uy, uê. Vì vậy, khi gặp các vần này, người ta có thể chọn “d” là đúng nhất. Ví dụ: doạ nạt, duy trì, hậu duệ mặt trời, duyệt đơn,…
  2. “D” thường thay đổi khi kết hợp với L, Đ, D. Ví dụ: Đạo diễn.
  3. “Gi” thường thay đổi khi kết hợp với CH, Th, T. Ví dụ: Thời gian.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, vẫn có những từ có thể thay thế nhau. Quan trọng nhất là bạn phải sử dụng thường xuyên để có thể làm quen và ghi nhớ các từ một cách đầy đủ.

Trở nên hay trở lên là đúng chính tả Tiếng Việt? Đáp án

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi dì hay gì là đúng và cách phân biệt “d” và “gi”. Hãy lưu ý để sử dụng sao cho chính xác nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *