Bạn đã rất nhiều lần thấy hoặc nghe đến cây thảo dược diệp hạ châu, nhưng lại chưa hiểu rõ về loại cây này? Cùng Palada.vn theo dõi bài viết dưới đây để biết được uống diệp hạ châu nhiều có tốt không và những tác dụng phụ của diệp hạ châu. Mời các bạn cùng theo dõi!
Tóm tắt
Tìm hiểu về diệp hạ châu
Diệp hạ châu là một loại thảo dược xuất hiện ở rất nhiều nơi. Chúng ta thường biết đến cây thảo dược này với những tên gọi dân dã khác như là cây chó đẻ, diệp hòe thái, lão nha châu, cây chó đẻ răng cưa, cỏ trân châu,…
Đặc điểm cây diệp hạ châu
Thực tế tên cây diệp hạ châu được xuất phát chính từ đặc điểm của loại cây này. Cụ thể mỗi lá của cây đều có một hàng hạt hình cầu như hạt châu mọc ở dưới lá. Tên khoa học của cây là Herba Phyllanthi Urinariae, thuộc vào họ Thầu dầu.
Diệp hạ châu thường sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng 30cm, thậm chí có những cây lên đến 60-70cm. Thân cây nhẵn, mọc thẳng đứng và có màu hồng đỏ.
Lá cây mọc so le với nhau, gồm nhiều lá nhỏ có hình bầu dục xếp thành hai hàng hai bên. Phần mặt lá bên trên có màu xanh lục còn mặt dưới của lá có màu hơi xám và cuống lá ngắn.
Hoa cây thường mọc ở kẻ lá. Trên cùng một cành đều có hoa đực và hoa cái riêng. Những hoa đực mọc thành cụm, cuống ngắn hoặc một số hoa đực còn không có cuống, dính với nhau ở gốc. Hoa cái mọc đơn độc phía dưới của các cành có hình bầu dục hoặc hình mũi mác. Thông thường cây ra hoa vào giữa tháng 4 cho tới tháng 6 hàng năm.
Phân loại diệp hạ châu
Trong tự nhiên có tới hơn 40 loại diệp hạ châu. Tại Việt Nam người ta chỉ mới phát hiện ra 3 loại diệp hạ châu đó là diệp hạ châu ngọt, diệp hạ châu đắng và diệp hạ châu thân xám. Trong đó có diệp hạ châu thân xanh đậm không được sử dụng để làm thuốc nên cần phải lưu ý tránh nhầm lẫn.
Một số đặc điểm của 3 loại diệp hạ châu để bạn dễ dàng phân biệt như sau:
– Diệp hạ châu ngọt: có thân màu đỏ, sát gốc cành có màu đỏ đậm hơn và phân nhánh nhiều. Phiến lá cây có màu xanh đậm, dai và dày. Khi nhai lá hoặc thân cây sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, nhẹ. Đây là cây trồng đại trà, có dược tính không mạnh so với diệp hạ châu đắng.
– Diệp hạ châu đắng: thân cây có màu xanh tươi, cành ngắn, phiến lá nhạt mỏng và phân nhánh ít. Khi nhai lá hay thân cây có vị đắng. Nhờ dược tính mạnh mà đây là loại thảo dược sử dụng rất nhiều để làm thuốc.
– Diệp hạ châu thân xanh đậm: thân cây có màu xanh đậm hơn nhiều so với diệp hạ châu đắng. Lá cây rời rạc, phiến lá gọn hẹp và nhọn.
Uống diệp hạ châu có tốt không? Tác dụng diệp hạ châu
Diệp hạ châu là một loại dược liệu mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Điều này được chứng minh qua cả Đông y và qua y học hiện đại.
Theo Đông y
Trong Đông y có rất nhiều ghi chép về thảo dược diệp hạ châu. Cụ thể loài cây này có tính hàn, vị hơi đắng và được quy vào 2 kinh Can, Phế. Do đó mà tác dụng chính của diệp hạ châu là thanh can, lương huyết, giải độc, thẩm thấp, tán ứ, tiêu viêm, sát trùng, thống sữa, điều kinh, trị mụn nhọt.
Không những là một loại thảo dược chữa bệnh ở Việt Nam mà tại Trung Quốc hay Ấn Độ đều sử dụng diệp hạ châu từ rất lâu trước đây và coi nó như một vị thuốc bình dân đơn giản mà hữu hiệu.
Theo y học hiện đại
Theo y học hiện đại uống diệp hạ châu đem đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Cụ thể diệp hạ châu có một số tác dụng như sau:
– Điều trị viêm gan. Tác dụng chống vi rút viêm gan B của diệp hạ châu đã được nghiên cứu vào năm 1982. Theo nghiên cứu của Ấn Độ và Nhật Bản đã cho thấy được công dụng điều trị viêm gan của diệp hạ châu chủ yếu là nhờ vào các hoạt chất có chứa trong cây như triacontanal, phyllanthin và hypophyllanthin.
– Giải độc, chống viêm, diệt khuẩn. Không chỉ đối với người Việt Nam sử dụng diệp hạ châu để điều trị mụn nhọt, rắn cắn, giun mà ở Trung Quốc và Ấn Độ cũng sử dụng. Theo nhiều nghiên cứu diệp hạ châu có tác dụng trong việc chữa viêm âm đạo, giang mai và còn điều trị hiệu quả chứng viêm đường tiết niệu.
– Giảm đau. Diệp hạ châu có tác dụng giảm đau mạnh gấp 3 lần morphin và 4 lần indomethacin nhờ có chứa các hoạt chất gallic, hỗn hợp steroid và ester ethyl.
– Lợi tiểu, điều trị sỏi mật, sỏi thận. Hoạt chất alkaloid có trong diệp hạ châu có tác dụng lớn trong việc chống co thắt cơ trơn và cơ vân, hỗ trợ điều trị sỏi thận và sỏi mật.
– Cải thiện hệ miễn dịch. Trong diệp hạ châu được nghiên cứu có chứa hoạt chất Phyllanthus niruri giúp kìm hãm sự phát triển của vi rút HIV, cải thiện hệ miễn dịch.
– Ngoài ra diệp hạ châu còn có những tác dụng khác như điều trị đường tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng và giúp giảm đường huyết,..
Tác dụng phụ của diệp hạ châu
Cây diệp hạ châu có rất nhiều tác dụng và là một thảo được được sử dụng nhiều để làm thuốc. Tuy nhiên bên cạnh những tác dụng chữa bệnh thì diệp hạ châu cũng có một số tác dụng phụ khi sử dụng không đúng cách như sau:
Nguy hiểm cho người bị huyết áp thấp
Việc chỉ uống diệp hạ châu mà không kết hợp với những vị thuốc khác hay không theo chỉ định của bác sĩ là vô cùng nguy hại bởi tính phá huyết của nó có thể gây hạ huyết áp, suy giảm khả năng miễn dịch, giảm hồng huyết cầu. Đối với những người có tiền sử huyết áp thấp khi uống dễ bị hạ áp và nguy hiểm đến tính mạng.
Dễ gây teo gan, xơ gan
Mặc dù là một trong những vị thuốc điều trị viêm gan, thế nhưng dùng không đúng cách hoặc dùng ngay cả khi không có bệnh có thể gây ra hậu quả xấu. Khi không bị bệnh mà uống hàng ngày, quá liều khiến cho gan và mật dù không có nhu cầu cũng phải làm việc nhiều hơn và dễ bị tổn thương, sinh ra bệnh về gan.
Gây vô sinh
Khi cơ thể đang mất cân bằng, trong người có tính hàn sẽ mang đến nhiều bệnh tật. Đối với phụ nữ điều này làm giảm khả năng thụ thai và gây vô sinh đối với đàn ông.
Đặc biệt sẽ rất nguy hiểm khi sử dụng diệp hạ châu cho phụ nữ mang thai bởi đặc tính thảo dược này gây co mạch máu và tử cung.
Những lưu ý khi sử dụng diệp hạ châu
Có thể thấy diệp hạ châu mang những tác dụng tốt cho sức khỏe con người nhất định, tuy nhiên bên cạnh đó còn những tác dụng phụ khác nữa. Do đó sử dụng diệp hạ châu đúng cách là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng diệp hạ châu.
Xem thêm:
– Không lạm dụng diệp hạ châu để giải nhiệt. Mặc dù là loại cây có tính hàn, có thể giải nhiệt, nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây mất cân bằng cho cơ thể.
– Lưu ý tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ và loại cây diệp hạ châu trước khi sử dụng. Bởi không phải loại diệp hạ châu nào cũng có thể làm thuốc và có tác dụng chữa bệnh.
– Không nên uống phòng bệnh. Bởi không có bệnh mà uống sẽ gây ra nhiều nguy hiểm.
– Nếu được bác sĩ có chuyên môn chỉ định thì uống đúng liều lượng và thời gian như bác sĩ kê đơn.
Tóm lại, diệp hạ châu là loại thảo dược rất tốt khi sử dụng đúng cách. Hy vọng thông qua bài viết trên các bạn đã hiểu rõ về loại thảo dược này và sử dụng một cách hợp lý để đạt được hiệu quả tốt nhất.