Giờ cao điểm là gì? Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng là gì?

Giờ cao điểm dùng điện trong ngày từ lâu đã trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm. Để kiểm soát việc tiêu thụ điện mỗi tháng tốt hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Giờ cao điểm là gì?

Theo Tập đoàn điện lực Việt Nam, việc đưa ra quy định về giá bán điện theo hình thức ba giá đưa ra quy định về khung giờ gồm: Khung giờ thông thường, khung giờ cao điểm và khung giờ thấp điểm. Nếu chúng ta sử dụng điện vào từng thời điểm sẽ được mua điện với giá khác nhau. Vậy giờ cao điểm tiêu thụ điện năng là gì?

Tìm hiểu về giờ cao điểm dùng điện trong ngày
Tìm hiểu về giờ cao điểm dùng điện trong ngày

Khung giờ thông thường: là khoảng thời gian nhu cầu sử dụng điện bình thường.

Quy định khung giờ này gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy:

Từ 4 giờ 00 cho đến 9 giờ 30 (5 giờ 30 phút)

Từ 11 giờ 30 cho đến 17 giờ 00 (5 giờ 30 phút)

Từ 20 giờ 00 cho đến 22 giờ 00 (2 giờ)

Riêng ngày chủ nhật sẽ là từ 4 giờ 00 cho đến 22 giờ (18 giờ).

Khung giờ cao điểm: là khoảng thời gian tiêu thụ và sử dụng điện nhiều nhất trong ngày. Đặc điểm của giờ cao điểm là điện năng tiêu thụ lớn trong khi khả năng cung cấp điện của các nhà máy điện lại không đáp ứng đủ. 

Đồng thời điện áp mạng điện bị giảm xuống nên có thể ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của các đồ dùng điện.

Giờ cao điểm dùng điện gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy:

Từ 9 giờ 30 cho đến 11 giờ 30 (2 giờ)

Từ 17 giờ 00 cho đến 20 giờ 00 (3 giờ)

Khung giờ thấp điểm: chính là khoảng thời gian nhu cầu sử dụng điện thấp nhất.

Quy định tất cả các ngày trong tuần từ 22 giờ 00 cho đến 4 giờ 00 sáng ngày hôm sau (6 giờ).

Giá khung giờ cao điểm của điện lực

Theo quy định các đối tượng sẽ mua điện theo hình thức ba giá:

Giá điện giờ cao điểm
Giá điện giờ cao điểm

Khách hàng sử dụng cho những mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được cấp điện qua máy biến áp chuyên dùng từ 25 kVA trở lên hoặc là có sản lượng điện sử dụng trung bình từ 2.000 kWh/ tháng trở lên.

Đơn vị mua điện bán lẻ ngoài mục đích sinh hoạt tại các tổ hợp thương mại – dịch vụ – sinh hoạt.

Bảng giá bán lẻ điện được phân ra cụ thể cho từng đối tượng và khung giờ như sau:

Các ngành sản xuất

Giá điện cho nhóm đối tượng khách hàng có những điều kiện sau: 

Cấp điện áp từ 110kV trở lên

Giờ bình thường có giá 1.536 (đồng/kWh)

Giờ thấp điểm có giá 970 (đồng/kWh)

Giờ cao điểm có giá 2.759 (đồng/kWh)

Cấp điện áp từ 22 kV cho đến dưới 110 kV:

Giờ bình thường có giá 1.555 (đồng/kWh)

Giờ thấp điểm có giá 1.007 (đồng/kWh)

Giờ cao điểm có giá 2.871 (đồng/kWh)

Cấp điện áp từ 6kV cho đến dưới 22 kV:

Giờ bình thường có giá 1.611 (đồng/kWh)

Giờ thấp điểm có giá 1.044 (đồng/kWh)

Giờ cao điểm có giá 2.964 (đồng/kWh)

Cấp điện áp mức dưới 6 kV:

Giờ bình thường có giá 1685 (đồng/kWh)

Giờ thấp điểm có giá 1.100 (đồng/kWh)

Giờ cao điểm có giá 3.076 (đồng/kWh)

Lưu ý: Khách hàng mua điện tại cấp điện áp 20kV được tính theo giá tại cấp điện áp từ 22kV cho đến dưới 110kV

Khối hành chính, sự nghiệp

Nhóm những đối tượng khách hàng cụ thể:

Bệnh viện, lớp nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông:

Cấp điện áp từ 6kV đổ lên giá 1.659 (đồng/kWh)

Cấp điện áp dưới 6kV có giá 1.771 (đồng/kWh)

Mục đích chiếu sáng công cộng; các đơn vị hành chính sự nghiệp

Cấp điện áp từ 6kV đổ lên giá 1.827 (đồng/kWh)

Cấp điện áp dưới 6kV có giá 1.902 (đồng/kWh)

Kinh doanh

Nhóm những đối tượng khách hàng cụ thể:

Cấp điện áp từ 22kV trở lên:

Giờ bình thường có giá 2.442 (đồng/kWh)

Giờ thấp điểm có giá 1.361 (đồng/kWh)

Giờ cao điểm có giá 4. 251 (đồng/kWh)

Cấp điện áp từ 6 kV cho đến dưới 22 kV:

Giờ bình thường có giá 2.629 (đồng/kWh)

Giờ thấp điểm có giá 1.547(đồng/kWh)

Giờ cao điểm có giá 4.400 (đồng/kWh)

Cấp điện áp dưới 6 kV

Giờ bình thường có giá 2.666 (đồng/kWh)

Giờ thấp điểm có giá 1.622(đồng/kWh)

Giờ cao điểm có giá 4.587 (đồng/kWh)

Sinh hoạt

Nhóm những đối tượng khách hàng cụ thể:

Giá bán lẻ cho điện sinh hoạt gồm có 6 bậc:

Bậc 1: Cho kWh từ 0 đến 50 giá 1.678 (đồng/kWh)

Bậc 2: Cho kWh từ 51 đến 100 giá 1.734 (đồng/kWh)

Bậc 3: Cho kWh từ 101 đến 200 giá 2.014 (đồng/kWh)

Bậc 4: Cho kWh từ 201 đến 300 giá 2.536 (đồng/kWh)

Bậc 5: Cho kWh từ 301 đến 400 giá 2.834 (đồng/kWh)

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên có giá 2.927 (đồng/kWh)

Giá bán lẻ điện sinh hoạt có dùng công tơ thẻ trả trước giá 2.461 (đồng/kWh)

Đối với sinh viên và người lao động đang thuê nhà để ở

Nếu thuê nhà dưới 12 tháng, chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì được áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 đến 200 kWh cho toàn bộ lượng điện tiêu thụ đo được tại công tơ.

Nếu chủ nhà kê khai được đầy đủ số người đang sử dụng điện thì bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho căn nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc những giấy tờ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn, thì cứ 4 người được tính một hộ sử dụng điện để tính số cho mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt.

Giờ G là gì? Trước giờ G là gì? Định nghĩa giờ G các lĩnh vực

Cách tiết kiệm vào khung giờ cao điểm dùng điện trong ngày

Sau khi đã biết thế nào là giờ cao điểm thì chúng ta có thể thấy sử dụng điện vào giờ cao điểm cũng sẽ không tốn điện năng hơn ở những khung giờ khác nhưng với nhóm khách hàng sản xuất kinh doanh sẽ phải tốn chi phí tiền điện hơn mức bình thường. 

Tuy nhiên nếu có thể lên kế hoạch để hạn chế sử dụng điện trong khung giờ cao điểm sẽ đảm bảo được hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiết kiệm rất nhiều chi phí tiền điện. Đồng thời cũng nâng cao độ tin cậy trong việc cung cấp điện, giữ an toàn cho thiết bị điện.

Cách tiết kiệm vào giờ cao điểm dùng điện
Cách tiết kiệm vào giờ cao điểm dùng điện

Các bạn hãy lưu ý một số cách sau để tiết kiệm điện vào giờ cao điểm đạt hiệu quả:

– Sử dụng những thiết bị tiết kiệm điện, đặc biệt là những thiết bị có chức năng làm mát.

– Điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa thật hợp lý, ban ngày nên để từ 25 đến 26 độ và ban đêm để 27 đến 29 độ C.

– Tủ lạnh không điều chỉnh quá lạnh, chỉ nên mở tủ lạnh khi cần thiết, đảm bảo cửa tủ luôn được đóng kín.

– Lựa chọn những thiết bị điện có dán nhiều ngôi sao năng lượng hoặc nhãn năng lượng.

– Nên sử dụng bóng đèn LED thay thế cho loại bóng đèn huỳnh quang.

– Tránh sử dụng cùng một lúc quá nhiều thiết bị điện.

– Dùng nồi, chảo có tiết diện phù hợp với mặt bếp từ để hấp thụ đủ độ nóng.

– Tắt và rút ổ cắm điện khi không sử dụng thiết bị.

Qua những thông tin vừa rồi trong bài, Palada.vn mong có thể giúp bạn hiểu thêm về giờ cao điểm dùng điện trong ngày. Từ đó chúng ta có thể lên kế hoạch tiết kiệm điện và giúp giảm phần nào chi phí tiền điện hàng tháng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *