Taluy hay mái taluy thường được nhắc nhiều trong ngành xây dựng. Ai trong chúng ta cũng từng nhìn thấy mái taluy trong thực tế, tuy nhiên không phải ai cũng biết mái taluy là gì, Cách tính độ dốc mái taluy đạt chuẩn và Cách gia cố mái taluy ra sao? Cùng Palada.vn khám phá qua bài viết sau nhé!
Tóm tắt
Taluy là gì?
Taluy là một thuật ngữ bắt nguồn từ “Talus” của tiếng Pháp. Khi dịch sang tiếng Việt có nghĩa là sườn dốc hay mái dốc. Đại loại, taluy chỉ những con dốc nghiêng so với một mặt phẳng ngang. Taluy được sử dụng nhiều trong ngành xây dựng cầu đường.
Taluy là một bộ phận vô cùng quan trọng trên các đoạn đường đèo. Chính vì thế, bạn có thể bắt gặp biển báo “Nguy cơ sạt lở taluy” ở những đoạn đường đèo.
Có những loại taluy nào?
Ta luy âm là gì
Taluy âm là thuật ngữ chỉ phần dốc mái tính từ mặt đường trở xuống.
Ta luy dương là gì
Đây là thuật ngữ chỉ phần mái dốc tính từ mặt đường trở lên
Cụ thể, khi bạn đang đi trên cung đường đèo thì taluy âm chính là phần sườn dốc từ mặt đường xuống vực sâu, còn taluy dương chính là phần sườn dốc từ mặt đường lên đỉnh núi.
Mái taluy là gì?
Mái taluy là độ dốc quy định mái của đường đào (nếu cao độ mặt đường thấp hơn cao độ tự nhiên của mặt ngoài đường) và mái đường đắp (nếu cao độ nền đường bề mặt cao hơn cao độ tự nhiên) đều được gọi chung là mái taluy nền đường
Chức năng chính của mái taluy là giúp cho vai đường không bị trượt hoặc sạt lở.
Cách tính độ dốc mái taluy
Độ dốc hay hệ số taluy thường được xác định bằng hai loại ký hiệu: “%” và “1: n”.
- Trường hợp 1: Nếu loại đơn vị là %, độ dốc của taluy được xác định theo công thức sau:
i (%) = (Độ cao : Khoảng cách nằm ngang) x 100
- Trường hợp 2: Loại ký hiệu 1:n thì có nghĩa nếu chiều cao taluy là 1 mét thì khoảng cách nằm ngang tương ứng sẽ là n mét.
Trong thiết kế, cần phải giới hạn hệ số taluy hoặc thực hiện các biện pháp gia cố taluy bởi nếu độ dốc của taluy càng lớn sẽ càng dễ gây nguy hiểm.
Cách gia cố mái taluy
Để gia cố mái taluy có rất nhiều phương pháp khác nhau, dưới đây là một số biện pháp gia cố mái taluy được sử dụng phổ biến nhất
Biện pháp gia cố mái taluy bằng cách trồng cỏ trên mái taluy
Trồng cỏ trực tiếp trên mái taluy chính là một trong các cách gia cố taluy đơn giản. Loại cỏ được trồng nhiều là cỏ vetiver, đây là giống cỏ Vetiver Zizanioides. Đặc điểm của loại cỏ này là cỏ không sinh ra hạt cũng không thụ phấn sinh học nên rất sạch, có tuổi thọ cao, bám chắc vào đất, tạo nên sự chắc chắn cho mái taluy.
Đặc biệt cỏ vetiver thường mọc thành từng khóm, sinh trưởng thành các nhánh trồng, có khả năng tạo thành thảm thực vật tốt, bao trùm hết mái. Nhờ đó mà không lo mái taluy bị tác động bởi nước mưa, giúp gia cố cho mái taluy hiệu quả. Tuy nhiên, cỏ vetiver có phát triển tốt không còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu các địa phương nên cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Biện pháp gia cố mái taluy bằng các đá hộc
Cách gia cố mái taluy này dùng kè đá, tạo các lỗ ở mái taluy rồi chèn đá vào đó, tạo thành những hộc đá. Cách làm này sẽ giúp mái taluy chặt hơn, hạn chế được tình trạng sạt lở đất, cuốn trôi đáy, tạo sự vững chãi cho mái taluy.
Biện pháp thi công gia cố mái taluy bằng vật liệu neoweb
Neoweb là các ô địa kỹ thuật, là cách gia cố mái taluy bằng cách làm các ô địa kỹ thuật. Chúng có tác dụng phân tách, ổn định và gia cố nền đất rất hiệu quả. Một hệ thống Neoweb đầy đủ sẽ bao gồm mạng lưới nhiều ô ngăn có hình dạng tổ ong được đục lỗ tạo nhám. Đồng thời thông qua liên kết các tấm nhựa HDPE mà tạo thành.
Ưu điểm của phương pháp gia cố mái taluy bằng neoweb là gia cố hiệu quả các mái taluy có độ dốc lớn, độ bền cao, = không sợ bị ăn mòn do thời tiết và ngoại cảnh lại dễ dàng thi công. Hơn nữa chi phí cho cách gia cố taluy này cũng thấp, thấp hơn 10 – 20% chi phí so với trồng cỏ hoặc bê tông lắp ghép. Ngoài ra cách làm này cũng giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho sức khỏe.
Đề pa là gì? Cách đề pa lên dốc b2 chuẩn nhất cho các loại xe
Quy định về độ dốc mái taluy
Bộ luật dân cư quốc tế (IRC) đã quy định các yêu cầu tối thiểu về độ dốc mái taluy. Cụ thể như sau:
- Tấm lợp nhựa đường cần phải lắp đặt trên mái dốc 2:12 hoặc lớn hơn (2015 IRC R905.2.2).
- Mái ngói bằng đất sét và bê tông cần phải lắp đặt trên mái dốc 2,5: 12 hoặc lớn hơn (2015 IRC R905.3.2).
- Tấm lợp kim loại cần phải lắp đặt trên mái dốc 3:12 hoặc lớn hơn (2015 IRC R905.4.2).
- Tấm lợp dạng cuộn có bề mặt khoáng chất phải được lắp đặt trên mái dốc 1:12 hoặc lớn hơn (2015 IRC R905.4.2).
- Tấm lợp bằng đá phiến cần phải lắp đặt trên mái dốc 4:12 hoặc lớn hơn (2015 IRC R905.6.2).
- Ván lợp gỗ cần phải lắp đặt trên mái dốc 3:12 hoặc lớn hơn (2015 IRC R905.7.2).
- Rung gỗ cần phải lắp đặt trên mái dốc 3:12 hoặc lớn hơn (2015 IRC R905.8.2).
- Các mái xây dựng cần phải lắp đặt trên độ dốc mái 0,25: 12 hoặc lớn hơn (2015 IRC R905.9.1), ngoại trừ các mái xây bằng nhựa than đá có độ dốc mái tối thiểu là 1/8 đơn vị chiều dọc trong 12 đơn vị chiều ngang (1 % dốc).
- Các tấm mái kim loại cần phải lắp đặt trên mái dốc theo các đường nối cụ thể (2015 IRC R905.10.2):
- Tấm lợp sử dụng chất lỏng cần phải lắp đặt trên mái dốc 0,25: 12 hoặc lớn hơn (2015 IRC R905.15.1).
- Tấm lợp quang điện cần phải lắp đặt trên mái dốc 2:12 trở lên (2015 IRC R905.16.2).
Trên đây là những thông tin về mái taluy là gì, cách tính độ dốc mái taluy cũng như quy định về độ dốc mái taluy. Khi xây dựng hay gia cố mái taluy, cần chú ý kỹ thuật cũng như đảm bảo quy định an toàn xây dựng để mỗi công trình đều hoàn thành trọn vẹn nhé!