Hạnh phúc là gì? Đặc điểm, ý nghĩa của cuộc sống hạnh phúc

Có người hỏi tôi hạnh phúc là gì nhưng thực sự để có câu trả lời thật thỏa đáng thì không hề dễ. Vậy thì trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ quan điểm về hạnh phúc để biết được hạnh phúc là gì nhé.

Hạnh phúc là gì?

Hạnh phúc có thể hiểu đơn giản là một trạng thái cảm xúc được biểu hiện bởi cảm giác vui vẻ, thoả mãn, hài lòng, đủ đầy. Khi mà hạnh phúc mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau thì nó thường được mô tả với sự liên quan về cảm xúc tích cực cùng sự thỏa mãn trong cuộc sống. 

Hạnh phúc

Khi mọi người nói về hạnh phúc, họ có thể nói về cảm nhận của bản thân trong thời điểm hiện tại, hoặc sự đề cập về cách họ cảm nhận về cuộc sống nói chung.

Vì hạnh phúc thường là một khái niệm được định nghĩa rộng rãi, các nhà tâm lý học và các nhà xã hội học khác thường sử dụng thuật ngữ “hạnh phúc chủ quan” khi nói về cảm xúc này. Đúng như cách gọi, hạnh phúc chủ quan có xu hướng tập trung vào cảm xúc cá nhân nói chung về cuộc sống vào thời điểm hiện tại. 

Hai thành phần của hạnh phúc chủ quan là:

Sự cân bằng của cảm xúc: Mọi người đều sẽ phải trải qua những xúc cảm, tâm trạng tích cực lẫn tiêu cực. Hạnh phúc có liên quan tới trải nghiệm tích cực hơn là cảm giác tiêu cực.

Sự hài lòng trong cuộc sống: Liên quan đến mức độ cảm thấy thỏa mãn của bạn tới đâu trong các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống gồm các mối quan hệ, công việc, thành tích và tất cả những thứ khác bạn cho là quan trọng.

Tiêu chuẩn của hạnh phúc

Mặc dù tiêu chuẩn của hạnh phúc có thể khác nhau ở mỗi con người, có một số dấu hiệu mà các nhà tâm lý học luôn tìm kiếm khi đo lường và đánh giá mức độ hạnh phúc.

Stt hạnh phúc
Stt hạnh phúc

Những dấu hiệu của một người đang hạnh phúc gồm có:

– Cảm giác rằng đang được sống đúng cuộc sống mà mình mong muốn.

– Cảm nhận rằng hoàn cảnh sống của mình có sự tốt đẹp.

– Cảm thấy rằng bạn đã hoàn thành những gì mà bạn mong muốn trong cuộc sống.

– Cảm thấy thật sự thỏa mãn với cuộc sống của mình.

– Có nhiều cảm xúc tích cực hơn là cảm xúc tiêu cực.

Một điều quan trọng đáng nhớ là hạnh phúc hoàn toàn không phải là một trạng thái hưng phấn liên tục. Thay vào đó, hạnh phúc là cảm giác tổng thể sau khi trải qua nhiều cảm xúc tích cực hơn là cảm xúc tiêu cực.

Những người cảm thấy hạnh phúc vẫn có thể cảm nhận được toàn bộ các cung bậc cảm xúc của con người. Thỉnh thoảng họ sẽ tức giận, thất vọng, chán nản, cô đơn và thậm chí là buồn bã. Nhưng kể cả khi đối mặt với sự khó chịu thì họ vẫn có một niềm lạc quan tiềm ẩn rằng mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn, có thể đối diện với những gì đang diễn ra và sẽ cảm thấy vui vẻ hạnh phúc trở lại.

Cách phân loại hạnh phúc

Có rất nhiều cách để phân loại sự hạnh phúc. Ví dụ như, nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristotle đã từng phân biệt giữa hai loại hạnh phúc khác nhau là hedonia và eudaimonia.

Hạnh phúc có nhiều hình dáng khác nhau
Hạnh phúc có nhiều hình dáng khác nhau

Hedonia: Hạnh phúc kiểu Hedonic là hạnh phúc bắt nguồn từ niềm vui. Nó thường được liên tưởng tới việc thực hiện những gì mà bạn cảm thấy tốt đẹp như là tự chăm sóc bản thân, thực hiện những mong muốn, trải nghiệm cảm giác hưởng thụ và cảm giác thỏa mãn.

Eudaimonia: Loại hạnh phúc này được bắt nguồn từ việc tìm kiếm được đức hạnh và ý nghĩa trong cuộc sống. Những thành phần quan trọng của hạnh phúc eudaimonia bao gồm cảm giác rằng cuộc đời bạn thật sự có ý nghĩa, giá trị và mục đích. 

Nó thường liên quan tới việc hoàn thành trách nhiệm, đầu tư vào mục tiêu lâu dài, sự quan tâm tới hạnh phúc của những người xung quanh, sống theo các lý tưởng của cá nhân.

Ngày nay hai kiểu hạnh phúc trên thường được biết đến nhiều hơn trong tâm lý học với cách hiểu là niềm vui (pleasure) cùng với ý nghĩa (meaning). Gần đây, các nhà tâm lý học đã đề xuất việc bổ sung thêm thành phần thứ ba liên quan đến sự hứa hẹn. Đây là cảm giác cam kết và tham gia vào các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. 

Nghiên cứu cho thấy rằng những người cảm thấy mình hạnh phúc thường có xu hướng xếp hạng khá cao về mức độ hài lòng eudaimonic trong cuộc sống, cao hơn mức trung bình về mức độ hài lòng hedonic của cuộc sống.

Tất cả những điều này đều có thể đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm hạnh phúc nói chung, mặc dù giá trị tương đối của mỗi dạng sẽ có thể mang tính chủ quan cao. Một vài hoạt động có thể vừa mang tính thú vị và vừa có ý nghĩa, trong khi những hoạt động khác sẽ có thể nghiêng về một phía thay vì phía còn còn lại.

Ví dụ, hoạt động tình nguyện cho một mục đích tốt đẹp mà bạn tin tưởng có thể sẽ có ý nghĩa hơn là sự hưởng thụ. Mặt khác, xem chương trình truyền hình mà bạn yêu thích có thể xếp hạng thấp hơn về ý nghĩa nhưng cao hơn về sự thoả mãn.

Một vài biểu tượng của hạnh phúc có thể rơi vào trong ba loại trên gồm:

Niềm vui – joy: Một cảm giác thường tương đối chóng vánh được cảm nhận ở thời điểm hiện tại.

Sự hào hứng – excitement: Cảm giác hạnh phúc liên quan tới việc bạn mong đợi một điều gì đó với hy vọng tích cực.

Lòng biết ơn – gratitude: Cảm xúc tích cực có liên quan tới sự biết ơn và khen ngợi.

Niềm tự hào – pride: Cảm giác hài lòng về một điều gì đó mà bạn đã hoàn thành được

Sự lạc quan – optimism: Đây là cách nhìn nhận cuộc sống theo cái nhìn lạc quan và tích cực.

Sự mãn nguyện – contentment: Loại hạnh phúc này có liên quan tới cảm xúc thoả mãn.

Viên mãn là gì? Hạnh phúc viên mãn là gì?

100+ những câu nói làm người yêu vui hạnh phúc xóa tan cơn giận

Cách luyện tập để có được hạnh phúc

Bên cạnh những người có khả năng cảm nhận hạnh phúc hơn một cách tự nhiên, thì có những điều mà bạn nên làm để nâng cao cảm nhận về hạnh phúc của mình trong cuộc sống.

Cách luyện tập để hạnh phúc
Cách luyện tập để hạnh phúc

Theo đuổi mục tiêu nội tại

Đạt được các mục tiêu mà bản thân bạn chú trọng vào sự phát triển cho cá nhân và cộng đồng, điều này có thể góp phần thúc đẩy sự hạnh phúc. Nghiên cứu cho thấy rằng việc theo đuổi các mục tiêu thúc đẩy bản thân tiến về phía trước có thể đem lại hạnh phúc hơn là theo đuổi những mục tiêu bên ngoài như là thu nhập hay địa vị.

Hưởng thụ mọi khoảnh khắc

Các nghiên cứu tìm ra rằng những người kiếm quá nhiều tiền dễ trở nên quá chú trọng vào việc tích luỹ. Từ đó khiến bản thân đánh mất đi việc tận hưởng những gì đang làm. 

Hưởng thụ khoảnh khắc hiện tại để có được hạnh phúc
Hưởng thụ khoảnh khắc hiện tại để có được hạnh phúc

Vì vậy, thay vì rơi vào cái bẫy của việc cố gắng tích lũy vật chất có thể làm tổn hại đến hạnh phúc của chính bạn thì hãy tập trung vào việc luyện tập lòng biết ơn đối với những thứ bản thân mình đang có và hưởng thụ quá trình ấy.

Khắc phục suy nghĩ tiêu cực

Khi mà bạn thấy bản thân đang bị mắc kẹt trong những viễn cảnh bi quan hay trải nghiệm tiêu cực thì hãy tìm cách để bản thân có thể điều chỉnh lại những ý nghĩ của mình theo hướng tích cực hơn.

Chúng ta thường có xu hướng chú ý đến những mặt xấu hơn là những điều tốt. Điều này có thể có tác động tới mọi thứ, từ cách mà bạn đưa ra quyết định đến cách bạn tạo ấn tượng với người khác. Việc giảm đi giá trị tích cực chính là một sự méo mó về nhận thức khi mọi người tập trung vào điều tiêu cực, bỏ qua điều tích cực có thể góp phần tạo nên những suy nghĩ tiêu cực.

Việc khắc phục những nhận thức tiêu cực không phải là bỏ qua những điều xấu. Thay vào đó, nó mang ý nghĩa là cố gắng có một cái nhìn thực tế hơn về các sự kiện.

Hi vọng với những quan điểm về hạnh phúc vừa rồi của Palada.vn đã giúp các bạn hiểu hơn về hạnh phúc là gì, đồng thời gợi mở những cách để có được hạnh phúc trong cuộc sống. Chúc quý độc giả luôn hạnh phúc, bình yên và hãy tiếp tục đón đọc những bài viết mới của chúng mình nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *