Hộp đen máy bay là gì? Tác dụng của hộp đen máy bay

Mỗi khi có sự cố về hàng không, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của đội điều tra tai nạn là tìm ra máy bay. Chiếc hộp nhỏ chỉ dài khoảng nửa mét này lưu giữ những thông tin cuối cùng trước khi chiếc máy bay gặp nạn, là bằng chứng trực tiếp nhất để xác định được nguyên nhân vụ tai nạn. Vậy hãy cùng Palada.vn tìm hiểu hộp đen máy bay là gì và tác dụng của hộp đen máy bay trong bài viết dưới đây nhé.

Hộp đen máy bay là gì?

Hộp đen là thiết bị không thể thiếu trên máy bay. Bộ phận hộp đen máy bay có tác dụng gì? Công dụng của hộp đen máy bay là lưu trữ những thông tin quan trọng về dữ liệu của cả chuyến bay từ khi máy bay bắt đầu cất cánh như tốc độ, độ cao… Nó gồm hai thiết bị nhỏ là Máy ghi âm buồng lái (CVR) và Máy ghi dữ liệu của chuyến bay (FDR). Chúng được hoạt động liên tục nhờ sử dụng điện từ động cơ máy bay. Thậm chí nhằm đảm bảo duy trì hoạt động phát tín hiệu khi bị tách ra khỏi máy bay, hộp đen máy bay còn được trang bị thêm nguồn năng lượng phụ.

Hộp đen máy bay
Hộp đen máy bay

Với tầm quan trọng của mình, hộp đen được thiết kế cực kỳ an toàn và có thể chịu lực tác động lên tới 3.400 lần so với khối lượng. Có thể thấy là nó có thể chịu được sự phá hủy khủng khiếp từ bất kỳ vụ nổ hay rơi máy bay nào.

Hộp đen máy bay để làm gì? Với trọng lượng khoảng 4,5kg, hộp đen máy bay cấu tạo chứa bốn thành phần chính:

– Khung cứng hay là lớp vỏ hộp được thiết kế đặc biệt để bảo vệ thiết bị bên trong, tạo điều kiện ghi và phát lại.

– Một đèn hiệu giúp định vị dưới nước.

– Hộp đen máy bay có bộ nhớ với khả năng chịu lực cao được làm bằng thép không gỉ hoặc bằng titan.

– Các bản ghi âm trong mỗi hộp đen được lưu thẳng trên chip hoặc bằng các định dạng cũ hơn.

Hộp đen máy bay làm bằng gì?

Hộp đen máy bay làm bằng chất liệu gì? Theo quy chuẩn, hộp đen trên máy bay thường bọc 2 lớp bằng titan hoặc bằng thép không gỉ, nhằm chịu đựng được cả những điều kiện tàn khốc nhất. Về mặt lý thuyết thì hộp đen hoàn toàn chống nước, có thể chịu được áp lực gấp 3.400 lần so với khối lượng, nghĩa là nó hoàn toàn sống sót được kể cả khi máy bay bị phá hủy.

Công dụng hộp đen máy bay là ghi lại dữ liệu
Công dụng hộp đen máy bay là ghi lại dữ liệu

Ngoài ra trong những lần thử nghiệm, hộp đen của máy bay vẫn vô sự dù bị quăng vào lửa ở nhiệt độ tới 1.100 độ C.

Hộp đen máy bay màu gì?

Hộp đen máy bay có màu gì? Mặc dù có tên gọi là hộp đen, nhưng thực tế nó không có màu đen mà thường có màu cam sáng nổi bật và được trang bị dải phản quang để các nhân viên tìm kiếm cứu nạn có thể phát hiện ra dễ dàng. Để đảm bảo an toàn dữ liệu, ngành hàng không có những quy định chi tiết về vị trí lắp đặt, chế độ cấp điện, khả năng chống sốc và khả năng chịu nhiệt độ cao của hộp đen.

Vị trí hộp đen là ở đuôi máy bay
Vị trí hộp đen là ở đuôi máy bay

Hộp đen thường được lắp ở đuôi của máy bay, bởi theo thống kê thì đây là bộ phận ít bị hư hỏng nhất sau các vụ tai nạn. Lớp ngoài của nó được bọc bằng một tấm thép không gỉ dày cùng lớp cách nhiệt, để có thể chịu được tác động của lực va đập cực mạnh cũng như nhiệt độ cao hàng nghìn độ C, áp suất nước ở độ sâu 6.000 mét, trong khi vẫn bảo vệ các dữ liệu ghi được khỏi hư hỏng.

Để dễ tìm kiếm hơn sau khi rơi xuống nước, hộp đen còn được trang bị thêm dải phản quang và đèn hiệu định vị dưới nước. Đèn hiệu định vị dưới nước này cũng có thể phát sóng siêu âm liên tục và hoạt động liên tục trong ít nhất 30 ngày, thuận tiện cho nhân viên tìm kiếm cứu nạn xác định vị trí của nó dưới nước. Nhưng trong một số trường hợp thì đèn hiệu định vị có thể hư hỏng do tác động của vụ va chạm.

Bị tê tay khi lái xe máy có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách trị

Lịch sử ra đời của hộp đen

Đã biết hộp đen của máy bay là gì rồi thì chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu nguồn gốc ra đời của bộ phận này nhé. Việc phát minh ra hộp đen bắt nguồn từ hàng loạt tai nạn thương tâm trong thời kỳ sơ khai của ngành hàng không dân dụng.

Máy bay De Havilland Comet
Máy bay De Havilland Comet

Năm 1949, một hãng hàng không của Anh đã cho ra mắt chiếc máy bay phản lực chở khách thương mại đầu tiên trên thế giới tên De Havilland Comet. Nhưng sau đó, từ năm 1952 đến năm 1954, có tới bảy vụ tai nạn máy bay đã liên tục xảy ra, làm 110 người tử vong.

Để điều tra nguyên nhân các vụ tai nạn, Cơ quan Hàng không Dân dụng Anh đã tập hợp một nhóm chuyên gia ở Australia (lúc này vẫn còn là thuộc địa của Anh), trong đó có David Warren, 28 tuổi, một nhà hóa học chuyên nghiên cứu về nhiên liệu máy bay. Trong quá trình điều tra, Warren đã gặp phải một khó khăn lớn đó là có quá ít dữ liệu để làm việc.

Vào thời điểm đó, một số máy bay thử nghiệm trong quân sự được trang bị bộ ghi dữ liệu chuyến bay, nhưng những thiết bị này không được sử dụng trong ngành hàng không dân dụng. Các nhân chứng đôi khi cũng chỉ có thể cung cấp thông tin quan trọng và không thể thay thế được, nhưng thường là có rất ít người sống sót sau các vụ rơi máy bay. 

Để biết được những gì mà phi công và hành khách đã phải trải qua trong những giây phút cuối cùng trước khi vụ tai nạn xảy ra thì cần phải có máy ghi âm trong cabin. Vì vậy, Warren đã kết hợp hai bộ phận máy ghi dữ liệu chuyến bay với máy ghi âm buồng lái, bọc nó trong một lớp vỏ chắc chắn, hy vọng rằng bằng cách này thì nó sẽ cung cấp các thông tin có giá trị cho các cuộc điều tra về vụ tai nạn.

Lúc đầu, cấp trên của Warren không hứng thú lắm với ý tưởng này, vì vậy Warren đã dành những ngày cuối tuần để làm việc trên một mẫu thử nghiệm ngay trong nhà để xe của mình. Nhưng cùng với thời gian thì giá trị của hộp đen đã được công nhận, nó dần được đưa vào ứng dụng. Hộp đen hiện đại phần lớn vẫn giữ nguyên thiết kế ban đầu của Warren, mặc dù có một số nâng cấp kỹ thuật cao cấp hơn.

Với sự trợ giúp của hộp đen, ngành hàng không rút kinh nghiệm tốt hơn trong mọi vụ tai nạn và ngày càng trở nên an toàn hơn. Nhưng vấn đề là trong một số vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, lại không thể tìm thấy hộp đen, chẳng hạn như vụ rơi máy bay MH370 của hãng Malaysia Airlines. Hy vọng rằng sự phát triển của công nghệ hiện nay có thể mang đến sự hoàn thiện hơn nữa của hộp đen, giúp mọi tai nạn đều có thể tìm ra lời giải đáp, để các thảm kịch sẽ không bao giờ lặp lại.

Trên đây là những nội dung cơ bản giúp các bạn hiểu hơn hộp đen máy bay là gì, hộp đen máy bay màu gì và tác dụng của hộp đen máy bay. Nếu còn gì băn khoăn về vấn đề này, các bạn hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng mình biết nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *