Kinh tế tri thức là gì? Đặc điểm và ví dụ về kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức chính là con đường phát triển được rất nhiều quốc gia trên thế giới hướng đến. Vậy kinh tế tri thức là gì, có đặc điểm và vai trò như thế nào đối với sự phát triển của đất nước. Bài viết dưới đây, Palada.vn sẽ giải đáp tường tận về vấn đề này nhé!

Kinh tế tri thức là gì?

Kinh tế tri thức là kiểu kinh tế dựa chủ yếu và tri thức và khoa học, phản ánh sự phát triển ở trình độ cao của lực lượng sản xuất. Trong mô hình kinh tế này, tri thức là nhân tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp chính vào sự phát triển của xã hội.

Kinh tế tri thức là xu hướng phát triển của nền kinh tế hiện đại. Trong đó, tri thức góp phần phát huy tối đa khả năng sinh lợi lớn trong các ngành như: nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…

Kinh tế tri thức là kiểu kinh tế dựa chủ yếu và tri thức và khoa học
Kinh tế tri thức là kiểu kinh tế dựa chủ yếu và tri thức và khoa học

Đặc điểm của nền kinh tế tri thức

Nền kinh tế dựa vào tri thức và vốn con người 

Trong kinh tế tri thức, các nguồn tài nguyên truyền thống như đất đai, nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên không còn là yếu tố quan trọng nhất. Thay vào đó, các nguồn tài nguyên như thông tin, tri thức, tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ được coi là những yếu tố quan trọng nhất trong nền kinh tế tri thức.

Nền kinh tế dựa trên sự sáng tạo

Kinh tế tri thức cũng dựa trên sáng tạo và đổi mới, nơi các doanh nghiệp và tổ chức phải liên tục tạo ra các sản phẩm & dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều này đòi hỏi các tổ chức phải tập trung vào việc sử dụng tri thức và thông tin để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng cường sự sáng tạo để cạnh tranh.

Nền kinh tế dựa trên sự sáng tạo
Nền kinh tế dựa trên sự sáng tạo

Liên quan mật thiết đến các hoạt động giáo dục và nghiên cứu

Nền kinh tế tri thức cũng liên quan đến các hoạt động giáo dục và nghiên cứu. Những hoạt động này cung cấp nguồn lực quan trọng, chất lượng cho việc phát triển tri thức và thông tin, tạo ra các cơ hội mới và đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong kinh tế.

Lực lượng lao động có tay nghề, trình độ cao

Sự hình thành nền kinh tế tri thức đòi hỏi người lao động phải có liên tục học hỏi và áp dụng các kỹ năng của họ để thực hành kiến ​​thức một cách hiệu quả.

Lực lượng lao động có kỹ năng, trình độ cao
Lực lượng lao động có kỹ năng, trình độ cao

Hệ thống đổi mới liên tục

Các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật xu thế, đổi mới để theo kịp với công nghệ toàn cầu và trí tuệ con người để sử dụng cho nền kinh tế trong nước.

Cơ sở hạ tầng hiện đại

Kinh tế tri thức tạo điều kiện cho con người tiếp cận dễ dàng với các nguồn lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) nhằm tạo điều kiện hiệu quả trong việc tương tác và xử lý các nguồn thông tin và tri thức.

Cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại
Cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại

Vai trò của nền kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế hiện đại. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, tri thức đã trở thành một nguồn tài nguyên quan trọng cho sự phát triển kinh tế.

Các quốc gia có nền kinh tế tri thức mạnh có thể tận dụng tri thức và thông tin để tạo ra giá trị sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia có nguồn tài nguyên hạn chế hoặc không có nguồn tài nguyên tự nhiên.

Kinh tế tri thức cũng đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, gồm cả các ngành công nghiệp truyền thống và các ngành công nghiệp mới nổi. Các doanh nghiệp và tổ chức có khả năng sử dụng thông tin và tri thức để nâng cao năng suất và sáng tạo để tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Nền kinh tế tri thức đòi hỏi sự sáng tạo để tạo ra lợi thế cạnh tranh
Nền kinh tế tri thức đòi hỏi sự sáng tạo để tạo ra lợi thế cạnh tranh

Cuối cùng, kinh tế tri thức còn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng xã hội thông tin và định hướng phát triển quốc gia trong tương lai. Việc phát triển kinh tế tri thức đòi hỏi sự hợp tác giữa các tổ chức và các quốc gia, đầu tư vào giáo dục và đào tạo nhân tài tri thức.

Thách thức đặt ra khi phát triển nền kinh tế tri thức

Bên cạnh những ưu thế và cơ hội mà nền kinh tế tri thức đem lại thì nhân loại vẫn còn phải đối mặt với những thách thức mới, đòi hỏi thế giới phải không ngừng đổi mới và có giải pháp khắc phục như:

  • Con người phải không ngừng học tập, sáng tạo ra nhiều cái mới để thích ứng và bắt kịp xu thế thời đại. Từ đó, dẫn tới việc con người làm việc như một cỗ máy, không có thời gian nghỉ ngơi, kiếm tìm cái mới
  • Công nghệ, kỹ thuật thay đổi cũng gây ra sự lãng phí và ảnh hưởng tới môi trường
  • Sự phân hóa giàu nghèo gia tăng cùng với nguy cơ thất nghiệp ngày càng nhiều
  • Ỷ lại vào công nghệ khi có quá nhiều khoa học công nghệ hiện đại như tự động hóa, robot thay thế sức lao động con người dẫn đến sự trì trệ
Robot dần thay thế con người
Robot dần thay thế con người
  • Gia tăng tình trạng nghiện thiết bị điện tử và lối sống ảo của giới trẻ

Giải pháp phát triển kinh tế tri thức hiện nay

  • Liên tục đổi mới cơ chế, chính sách, xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý phù hợp với sự phát triển nền kinh tế mới. Đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp luôn luôn đổi mới công nghệ cũng như thúc đẩy sự ra đời của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm & công nghệ mới. Từ đó, tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh.
  • Nâng cao và phát triển nguồn lao động trí tuệ và đào tạo thêm nhiều nhân tài. Giải pháp này tập trung chủ yếu phát triển và cải cách giáo dục để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.
  • Gia tăng và cải thiện khả năng sử dụng khoa học và công nghệ. Theo đó, việc vận dụng khoa học và công nghệ mới đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của quốc gia
Vận dụng khoa học và công nghệ mới trong sản xuất
Vận dụng khoa học và công nghệ mới trong sản xuất
  • Thúc đẩy việc ứng dụng và phát triển ngành công nghệ thông tin, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
  • Đẩy mạnh quá trình nghiên cứu khoa học và công nghệ mới nhằm hướng tới việc ứng dụng nền tảng công nghệ để phát triển kinh tế đất nước.
  • Đẩy mạnh và phát triển nguồn tài nguyên trí lực bao gồm: khả năng quan sát, suy nghĩ, sự sáng tạo, trí tưởng tượng, kỹ năng thực hành,…
  • Tích cực và năng động trong việc hội nhập hợp tác quốc tế.

Tri thức là gì? Vai trò của tri thức và cách thành người tri thức

Công nghiệp là gì? Một số ngành công nghiệp phát triển trong tương lai

Ví dụ về kinh tế tri thức

Không khó để chỉ ra các ví dụ về kinh tế tri thức đang diễn ra trên toàn thế giới bao gồm: 

  • Thung lũng Silicon, Hoa Kỳ
  • Kỹ thuật hàng không & ô tô ở Munich, Đức 
  • Công nghệ sinh học tại Hyderabad, Ấn Độ 
  • Điện tử & phương tiện kỹ thuật số ở Seoul, Hàn Quốc 
  • Công nghiệp hóa dầu & năng lượng ở Brazil. 
Thung lũng Silicon Hoa Kỳ
Thung lũng Silicon Hoa Kỳ

Tất cả những ví dụ trên đây đều ứng dụng những thành tựu của tiến bộ khoa học, công nghệ. Nổi bật chính là thung lũng Silicon – nơi tập trung các khu thương mại công nghệ cao với các công ty hàng đầu về công nghệ trên thế giới.

Trên đây là những thông tin về kinh tế tri thức là gì, đặc điểm và ví dụ về kinh tế tri thức. Sự phát triển kinh tế ở hiện tại và trong tương lai sẽ bị chi phối nhiều bởi công nghệ. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần liên tục trau dồi và trang bị những kiến thức về công nghệ mới để theo kịp xu thế của xã hội, không để bị bỏ lại phía sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *