Việc trang bị kỹ năng xử lý tình huống trong cuộc sống là vô cùng cần thiết để mọi thứ xung quanh diễn ra suôn sẻ. Hãy cùng tìm hiểu về những kỹ năng này trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt
Khái niệm kỹ năng xử lý tình huống là gì?
Kỹ năng xử lý tình huống được hiểu là cách thức phân tích, liên hệ, tìm hiểu các thông tin khác nhau để có cái nhìn bao quát nhất về sự vật, hiện tượng đang diễn ra.
Đồng thời, bạn sẽ cần đưa ra các giải pháp để đánh giá và giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng nhất có thể.
Tầm quan trọng của việc có kỹ năng xử lý tình huống
Trong mọi khía cạnh của cuộc sống này bạn sẽ luôn gặp phải những tình huống bất ngờ. Và trong những tình huống đó, tất cả đều phải cần đến một kỹ năng vô cùng quan trọng mà không ai có thể dạy bạn đó là kỹ năng xử lý tình huống.
Dưới đây là một số lý do mà tại sao kỹ năng xử lý tình huống lại quan trọng như vậy trong cuộc sống của mỗi người:
Kỹ năng giải quyết tình huống giúp bạn bình tĩnh
Gặp sự cố ngoài ý muốn, sự căng thẳng là tác nhân chính dẫn đến việc nhiều người đưa ra những quyết định sai lầm. Nếu như bạn đã chủ động trang bị cho mình những kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp thì chắc chắn gặp bất kỳ hoàn cảnh nào bạn cũng sẽ trở nên bình tĩnh hơn. Một khi căng thẳng đã được giải quyết thì mọi quyết định đưa ra sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Có cơ hội thêm kinh nghiệm
Kinh nghiệm là thứ mà một cá nhân chỉ có thể nhận lại được sau khi giải quyết thành công một vấn đề. Khi một tình huống xung đột phát sinh, chắc chắn chúng ta sẽ cần phải có khả năng ứng biến nhanh chóng.
Nếu bạn đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ trước, rơi vào bất kì tình huống nào thì bạn cũng sẽ trở nên bản lĩnh hơn rất nhiều. Thậm chí, ở nhiều vị trí tuyển dụng khác nhau, khả năng xử lý vấn đề, ứng biến nhanh nhẹn cũng được nhà tuyển dụng chú ý nhất là những vị trí về dịch vụ, chăm sóc khách hàng…
Chủ động hơn trong mọi vấn đề
Khi một người sở hữu kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống tốt, họ có xu hướng trở thành người chủ động hơn trong cuộc sống. Những người này thường sẽ sẵn sàng làm việc đó ngay lập tức thay vì phải lãng phí thời gian suy nghĩ về nó.
Điều này khiến bạn trở thành một người cực kỳ nhạy bén trong nhiều hoạt động khác nhau. Từ sự chủ động đó có thể giúp chúng ta thăng tiến nhanh trên con đường sự nghiệp đã chọn, biết mình đang ở đâu và cần phải làm gì.
Một số kỹ năng xử lý tình huống trong cuộc sống
Dưới đây là một số ví dụ về kỹ năng xử lý tình huống trong một số trường hợp cụ thể để các bạn tham khảo và áp dụng.
Tìm hiểu kỹ năng xử lý tình huống trong bán hàng
Trong hoạt động của một nhân viên kinh doanh, bán hàng, bạn sẽ cần phải giao dịch với hàng trăm người một ngày. Vì vậy hẳn sẽ có những tình huống rất bất ngờ mà nếu không rèn luyện tốt kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp thì bạn chắc chắn không thể trở thành một nhân viên bán hàng giỏi.
Tình huống phổ biến mà nhân viên bán hàng thường gặp phải đó chính là bị khách hàng khiếu nại, phàn nàn. Đôi khi chỉ là vì khách đang không có tâm trạng tốt, họ chỉ đang tìm một người để trút giận và không may người đó chính là bạn. Đối với người có kỹ năng xử lý tình huống trong bán hàng, bạn sẽ cần biết cách đối phó với những khách hàng oái oăm theo cách khiến cả hai bên đều cảm thấy thoải mái.
Khách hàng cần phải thấy được sự quan tâm thực sự của nhân viên bán hàng để dịu bớt cơn nóng xuống. Do đó, thay vì lý luận với khách để chỉ ra họ đang sai lầm thì hãy lắng nghe và đặt mình vào vị trí của khách sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách hòa bình.
Tìm hiểu kỹ năng xử lý tình huống trong công việc
Đối với các nhà quản lý, việc xảy ra những tình huống khác biệt giữa các thành viên trong nhóm sẽ luôn là vấn đề khiến nhiều người phải đau đầu. Vì vậy, nếu không có kỹ năng xử lý tình huống trong công việc, bạn rất khó khiến các thành viên trong nhóm nể phục.
Trong làm việc nhóm, việc xảy ra những tranh cãi luôn là vấn đề thường gặp phải. Đôi khi chỉ từ những mâu thuẫn rất nhỏ lại có thể ảnh hưởng lớn đến công việc của cả tập thể. Điều này dẫn đến những hệ lụy vô cùng tiêu cực cho doanh nghiệp.
Để có thể giải quyết những tranh chấp nội bộ này, một nhà lãnh đạo có kỹ năng xử lý tình huống tốt trong công việc thường sẽ đưa ra những giải pháp nội bộ, tránh ồn ào bên ngoài gây ảnh hưởng xấu. Việc bạn có thể lắng nghe tâm sự của cả hai bên sẽ khiến nhân viên cảm thấy bạn là một nhà lãnh đạo sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu tâm tư của nhân viên.
Tìm hiểu kỹ năng xử lý tình huống cho trẻ em
Trong phần cuối cùng của bài viết, hãy tiếp tục cùng chúng tôi tìm hiểu một số kỹ năng xử lý tình huống cho trẻ em cần thiết trong cuộc sống hiện nay:
– Khi ở nhà bố mẹ nên dạy trẻ ghi nhớ tên ông, bà, bố, mẹ, địa chỉ nhà, số điện thoại… những dạng thông tin này sẽ giúp ích nếu trẻ bị lạc, giúp trẻ tìm đường trở về nhà bằng cách cách cung cấp thông tin cho những người xung quanh để họ giúp đỡ và báo tin về cho gia đình.
– Khi có người lạ đến nhà mà trẻ ở nhà một mình, bố mẹ cần dạy các con tuyệt vời không mở cửa cho người lạ vào nhà, kể cả người quen của bố mẹ, hàng xóm, thợ sửa ống nước, đồ điện hay là nhân viên thu tiền điện thoại… mà hãy hỏi họ có chuyện gì nhắn lại hoặc hẹn đến chiều tối đến gặp bố mẹ.
– Để đề phòng những món quà, bánh, kẹo đó có tẩm thuốc mê, bố mẹ nên dạy bé không nhận bất kỳ món đồ nào từ người lạ cho mà phải từ chối khéo léo. Sau đó bé hãy tìm đến vị trí có người lớn hoặc chú bảo vệ đứng để tránh bị người lạ kia tiếp tục dụ dỗ. Trong trường hợp người đó cứ theo ép bé ăn hay bắt lên xe thì phải hét thật to để mọi người đến cứu.
Với những nội dung chia sẻ về kỹ năng xử lý tình huống vừa rồi thì hi vọng rằng các bạn đã hiểu hơn về sự quan trọng của kỹ năng này. Hãy cùng trang bị cho mình và gia đình để không bao giờ bị động trong cuộc sống nhé.