Lắng nghe tích cực là gì? Lợi ích, cách cải thiện kỹ năng

Lắng nghe tích cực là một trong những kỹ năng quan trọng trong giao tiếp, giúp bạn xây dựng và duy trì các mối quan hệ cũng như giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và công việc. Nếu bạn chưa biết lắng nghe tích cực là gì? Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực như thế ào thì Palada.vn sẽ hướng dẫn bạn qua bài sau đây.

Lắng nghe tích cực là gì?

Lắng nghe tích cực hiểu đơn giản là hành động lắng nghe có mục đích và chiến lược.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng việc lắng nghe tích cực là “mức độ lắng nghe cao và hiệu quả nhất”. Khi mà bạn tập trung lắng nghe nội dung, ý định và cảm xúc của người mà bạn đang giao tiếp. Nhờ đó mà bạn có thể hiểu tường tận về ý nghĩa thông điệp mà người nói muốn truyền tải. Và bạn cũng đưa ra những phản hồi về vấn đề mà mình vừa lắng nghe.

Lắng nghe tích cực là hành động lắng nghe có mục đích và chiến lược
Lắng nghe tích cực là hành động lắng nghe có mục đích và chiến lược

Kỹ năng lắng nghe tích cực có vai trò gì?

Dưới đây là những vai trò của lắng nghe tích cực:

Giúp tạo sự kết nối với nhau

Lắng nghe tích cực tạo thiện cảm và khiến đối phương cảm thấy thoải mái khi trao đổi với bạn. Từ đó, họ sẽ muốn nói chuyện với bạn thường xuyên hơn.

Thật tuyệt vời nếu áp dụng kỹ năng lắng nghe tích cực để mở ra nhiều cơ hội cộng tác với nhiều người, dẫn lối bạn tìm đến thành công trong sự nghiệp.

Tạo dựng sự kết nối với nhau
Tạo dựng sự kết nối với nhau

Tạo dựng niềm tin

Khi bạn thể hiện là một người biết lắng nghe, không phán xét hoặc có những lời can thiệp không tích cực, người khác sẽ dễ dàng tâm sự, bày tỏ nỗi niềm, chia sẻ với bạn nhiều điều trong công việc và cuộc sống. 

Giao tiếp tốt thông qua việc lắng nghe tích cực sẽ giúp bạn phát triển, mở rộng thêm nhiều mối quan hệ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, khách hàng tiềm năng, giúp bạn xây được lòng tin một cách vững bền.

Tạo dựng niềm tin mạnh mẽ với mọi người
Tạo dựng niềm tin mạnh mẽ với mọi người

Thực sự thấu hiểu đối phương

Quá trình lắng nghe tích cực giúp bạn dễ dàng thấu hiểu nội dung cốt lõi của các cuộc hội thoại, đặc biệt trong các cuộc họp, giúp bạn ghi điểm trong mắt sếp và đồng nghiệp. Chỉ có thực sự lắng nghe thì bạn mới thấu hiểu để phát triển cuộc giao tiếp theo đúng hướng và đạt hiệu quả cao. 

Xác định, giải quyết vấn đề hiệu quả

Khi thực sự lắng nghe người khác, bạn sẽ tinh ý phát hiện ra những dấu hiệu bằng ánh mắt, cử chỉ tay hay những đoạn nhấn giọng trong lời nói. Họ đang muốn đề cập đến thông tin gì? Gặp phải vấn đề gì? Và khi đó, bạn cần đưa ra các giải pháp tốt nhất cho vấn đề mà cá nhân hay tổ chức đang gặp phải. 

Xác định, giải quyết vấn đề hiệu quả
Xác định, giải quyết vấn đề hiệu quả

Nâng cao hiểu biết thông qua giao tiếp các chủ đề khác nhau

Luôn lắng nghe tích cực trọng bất kỳ cuộc giao tiếp nào, với bất kể chủ đề nào. Điều này giúp bạn học tập để phát triển bản thân, nâng cao kiến thức nền tảng. Khi tập trung vào một đối tượng, việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn, kiến thức khắc ghi lâu hơn. 

Tránh việc bỏ lỡ thông tin quan trọng của cuộc hội thoại         

Khi thực sự tập trung vào hội thoại, bạn hiểu được thông điệp truyền tải của người người nói. Khi đó, nhờ sự tương tác hai chiều sẽ giúp bạn ghi nhớ chi tiết và chính xác nhất, không bỏ lỡ những thông tin quan trọng của hội thoại. 

Nâng cao hiểu biết
Nâng cao hiểu biết

Lắng nghe tích cực có đặc điểm như thế nào?

Khi bạn thực sự lắng nghe tích cực sẽ có những đặc điểm sau đây!

  • Giao tiếp bằng mắt.
  • Hướng cơ thể của bạn về phía đối tượng giao tiếp.
  • Dùng ngôn ngữ cơ thể như gật đầu để cho thấy bạn hiểu hoặc đồng tình ý kiến của đối phương.
  • Chuẩn bị giấy bút để ghi chú ngắn gọn những ý chính của cuộc trò chuyện liên quan đến công việc
  • Dùng nét mặt thích hợp (ví dụ: mỉm cười khi đối phương nói điều gì đó vui nhộn).
  • Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của đối phương khi giao tiếp để phát hiện xem có điều gì họ muốn nói với bạn mà không trực tiếp nói ra không? (Ví dụ như nếu một người nói rằng họ bình tĩnh, nhưng biểu hiện cho thấy họ đang bồn chồn hoặc căng thẳng, bạn sẽ nhận ra ngay)

Điềm tĩnh là gì? Biểu hiện, cách rèn luyện tính bình tĩnh

Bất đồng quan điểm là gì? Cách xử lý khéo léo khi bất đồng quan điểm

Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực

Để rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực, bạn có thể áp dụng 7 kỹ năng lắng nghe tích cực ngay sau đây

  • Kỹ năng tập trung chú ý: Bạn sẽ để ý từng chi tiết và nội dung mà người nói truyền tải. Nó thể hiện sự tôn trọng của bạn với đối phương và không ngắt lời họ giữa chừng. 
  • Kỹ năng không phán xét: Khi giao tiếp, bạn nên dừng việc phán xét một vấn đề. Thay vào đó là tích cực lắng nghe trong tâm thế thoải mái nhất để đón nhận những tư tưởng mới. Đồng thời, đưa ra quan điểm của bản thân và xây dựng những ý tưởng hay ho. 
  • Kỹ năng suy ngẫm: Đừng chỉ nghe suông, hãy thực sự suy ngẫm đến những gì mà người nói truyền đạt. Từ đó, các bạn có thể hiểu được thông điệp hay vấn đề mà họ đang đề cập tới. 
  • Kỹ năng đặt câu hỏi: Nghe thôi là chưa đủ, các bạn còn phải có những câu hỏi liên quan đến chủ đề mà người phát biểu đang truyền đạt để phản hồi lại họ. Điều này sẽ khiến người nói thấy được sự tôn tập trung của bạn với câu chuyện mà họ chia sẻ. 
  • Kỹ năng tổng kết: Lắng nghe và tổng kết lại nội dung chính mà người nói truyền đạt. 
  • Kỹ năng chia sẻ: Khi lắng nghe và hiểu nội dung của cuộc trao đổi, các bạn sẽ biến nó thành kiến thức và hiểu biết của mình để chia sẻ với người khác. 
  • Kỹ năng ánh mắt: Điểm nhìn và ánh mắt của bạn cần tập trung về phía người nói. Điều này tạo thiện cảm và giúp bạn thấu hiểu hơn với người đang truyền đạt thông tin.

Vậy là bài viết đã cung cấp những thông tin về kỹ năng lắng nghe tích cực là gì, cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực. Đây là kỹ năng thực sự hữu ích trong công việc và cuộc sống mà ai cũng nên trang bị từ sớm. Ngay từ bây giờ, hãy học cách lắng nghe tích cực thay vì chỉ nghe, bạn sẽ thấy cải thiện khả năng giải quyết vấn đề một cách đáng kể đấy!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *