Bạn biết không, để mặt trăng có thể chuyển động quanh mặt trời là nhờ có lực hút Trái đất. Vậy lực hút Trái đất là gì? Tại sao có lực hút trái đất? Đặc điểm, công thức lực hút Trái đất là gì?. Tất cả sẽ được Palada.vn giải đáp trong bài viết sau.
Tóm tắt
Lực hút trái đất là gì?
Lực hút Trái đất là lực tác dụng từ xa, thông qua khoảng không gian giữa 2 hoặc nhiều vật.
Ví dụ:
- Nhờ có lực hút của Trái Đất mà các vệ tinh nhân tạo có thể quay xung quanh Trái Đất.
- Nhờ có lực hút của Trái đất mà chúng ta có thể thả một vật như cục đá, viên bi, chai nước,…rơi từ trên cao xuống mặt đất.
Bên cạnh đó, lực hút trái đất cũng được định nghĩa là lực giữa các hành tinh ở trên quỹ đạo của chúng ta quay xung quanh Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng, trên quỹ đạo xoay quanh Trái Đất. Lực hút của trái đất hay lực hấp dẫn giúp chúng ta lý giải được sự hình thành của thủy triều và các hiện tượng trong thiên nhiên.
Lưu ý: Nếu không có lực hút của Trái đất sẽ dẫn đến hiện tượng không trọng lực. Khi đó, con người và mọi vật sẽ nổi lềnh bềnh và trôi vô định trong không gian. Điển hình là khi các nhà du hành di chuyển ra khỏi Trái Đất tới các vũ trụ khác, họ sống trong không gian không trọng lực.
Tại sao có lực hút trái đất?
Lực hút của Trái đất xuất phát nhờ tác động của trường hấp dẫn Trái đất lên các vật khác trong phạm vi tác động của nó.
Lực hút Trái đất tăng khi khoảng cách giữa Trái đất và vật gần. Lực hút trái đất giảm khi khoảng cách giữa trái đất và vật ở xa.
Công thức tính lực hút trái đất
Công thức tính lực hút của Trái đất như sau:
Fhd = Gm1m2 / r2
Trong đó:
- m1, m2 là khối lượng của 2 chất điểm
- r là khoảng cách giữa chúng
- G = 6,67.10–11 Nm2/kg2 là hằng số hấp dẫn
Điều kiện áp dụng công thức tính lực hút Trái đất
- Khi khoảng cách giữa 2 vật cực lớn so với kích thước của chúng. Lúc này, 2 vật được coi là 2 chất điểm.
- Các vật đồng chất và có hình cầu. Khi đó, r là khoảng cách giữa 2 tâm và lực hút nằm trên đường nối tâm.
Đặc điểm của lực hút trái đất
Lực hút của trái đất có chiều như thế nào? Lực hút Trái đất có các đặc điểm sau đây:
- Là lực hút
- Trọng tâm của vật (chất điểm) là điểm đặt của lực hút Trái đất
- Đường thẳng đi qua tâm của 2 vật bất kỳ là giá của lực hút Trái đất
- Phương của lực thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
- Xác định lực hút của Trái Đất bằng cách tính khối lượng của vật và gia tốc tự do tại nơi đặt vật đó.
Những ứng dụng của lực hút Trái đất
Trong cuộc sống: Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy lực hút của Trái đất tồn tại xung quanh ta. Ví dụ các hiện tượng tự nhiên như nhảy từ trên cao xuống thấp, mưa rơi từ trên xuống, thả một vật bất kỳ,…
Trong thiên văn học:
- Tác dụng của lực hút Trái đất là yếu tố làm các hành tinh khác quay quanh Mặt trời. Lực hút Trái đất đóng vai trò chi phối chuyển động của mọi thiên thể trong hệ Mặt trời và trong cả vũ trụ.
- Nhờ có lực hút Trái đất mà các vật chất có thể gắn kết với nhau để hình thành nên Trái Đất, Mặt Trời và các thiên thể trong vũ trụ. Nếu không có lực hút này thì chúng sẽ tách rời nhau, tồn tại ở nhiều nơi khác nhau chứ không liên kết với nhau và hiển nhiên sẽ không thể có được cuộc sống như chúng ta hiện tại.
- Lực hút trái đất còn có tác dụng giữ Mặt Trăng trên quỹ đạo quay quanh Trái Đất. Sự hình thành thủy triều và các hiện tượng thiên nhiên khác cũng là kết quả của lực hút Trái đất
Vậy là chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi Lực hút Trái đất là gì, tại sao có lực hút Trái đất, đặc điểm, công thức tính lực hút Trái đất. Ở bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Quỹ đạo quay của Mặt trời, cùng đón chờ nhé!