Nhiều ngày nay khi lướt mạng xã hội, chúng ta sẽ bắt gặp nhiều người khen nhau là “mãi mận”. Mãi mận là gì? Chẳng lẽ nhiều người lại mong mình trở thành quả mận? Hãy cùng tìm hiểu mãi mận là gì trên Facebook trong bài viết này để không bị quê khi ai khen “mãi mận” nhé.
Mãi mận là gì trên Facebook?
“Mãi mận” chính là cách nói lái của cụm “mãi mãi mặn mà”, dùng để khen ngợi đối phương về ngoại hình đặc sắc, tính cách hài hước hoặc đơn giản chỉ để biểu thị sự cảm thán trước một hành động hoặc sự việc đáng ngưỡng mộ.
Từ chối hiểu là gì? Vì sao có thể hiểu sao lại từ chối hiểu?
Nguồn gốc của mãi mận
Không rõ cá nhân nào mới là người đầu tiên sáng tạo ra khái niệm này, song “mãi mận” đang dần trở nên phổ biến trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều người tỏ ra thích thú với cách dùng từ cảm thán này bởi “mận” vốn là một loại trái cây rất gần gũi, phổ biến trong đời sống. Thường thì trong miền Nam người ta sẽ gọi quả roi là quả mận. Còn quả mận miền Bắc trong Nam gọi là gì? Gọi là quả mận Bắc.
Xuất phát từ “mãi mận”, một số cụm từ khác cũng được ra đời với hàm ý tương tự, nổi bật như “mận vải” nghĩa là “mặn vãi”, cực mặn hay “mãi mận xoài cóc ổi”. Chúng cũng đều là sự kết hợp của tên các loại quả trái cây thông dụng chủ yếu là trái cây ăn vặt cần chấm muối cho mặn và ngon hơn.
“Mãi mận” cũng phần nào chứng minh được rằng teencode của Gen Z gần như không hề có quy ước chung cụ thể. Các từ ngữ được chúng ta vận dụng đa dạng cách biến tấu, thậm chí không có quy luật nào nhất định, từ nói lái, nói ngọng hoặc cách phát âm của những ngoại ngữ Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Làm sao để “mãi mận”?
Hiện nay nỗi sợ trở thành người “thiếu muối” đang vô cùng phổ biến. Vậy làm thế nào để trở thành “mãi mận”? Thật ra điều này cũng không quá khó để cải thiện, hãy tham khảo những gợi ý dưới đây nhé.
- Thử 1 thứ gì đó mới như món ăn mới, ngôn ngữ mới,… Bước ra khỏi vùng an toàn mà chúng ta đang sống sẽ là cách tốt nhất để một người nhạt nhẽo phát triển toàn diện bản thân mình.
- Đi thật nhiều nơi để có thêm nhiều trải nghiệm và câu chuyện về những vùng đất mới kể cho mọi người.
- Có thêm vài sở thích thứ mà kết quả của chúng có thể nhìn thấy, sẽ giúp bạn thêm những kỹ năng để đem ra thể hiện khi cần.
- Quan tâm, tìm hiểu 1 đề tài thú vị có thể dùng trong nói chuyện. Bởi để nói được những điều thú vị bạn cũng cần hiểu những thứ thú vị.
- Đọc sách thật nhiều, đem kiến thức của người khác thành của mình. Sách là một người thầy vĩ đại.
- Luôn có sẵn một số câu chuyện hay và hài hước để chia sẻ với bạn bè khi gặp mặt.
- Chọn chủ đề trò chuyện sao cho phù hợp với bối cảnh và đối tượng người nghe.
- Liên tục cập nhật các thông tin nóng hổi cùng với các trào lưu đang được săn đón hiện nay.
- Cười nhiều hơn, giọng điệu trò chuyện thật vui vẻ, hứng khởi để lan tỏa năng lượng tích cực đến cho mọi người.
- Nghiên cứu 1 chút về tâm lý giao tiếp của từng lứa tuổi, áp dụng cho đúng đối tượng.
- Nghe thật sâu. Nhớ thật lâu. Dùng cho ngầu.
- Ghi nhớ công thức này: 9 lần khen mới được 1 lần chê.
- Khen chân thành nhưng chê thật tâm, đừng thảo mai.
- Tự tin là chính mình, tận dụng những điểm đặc biệt của mình để thể hiện cho mọi người. Ai cũng có những ưu điểm chỉ có điều chúng ta có dám công nhận nó hay không thôi.
- Quan trọng nhất vẫn là đối phương có sự yêu quý bạn thì câu chuyện sẽ luôn dễ dàng trở nên mặn mà. Còn đã không ưa gì nhau thì cả vựa muối cũng đổ sông, đổ biển thậm chí trở thành vô duyên.
Vừa rồi chúng mình đã cùng các bạn tìm hiểu mãi mận là gì trên facebook cũng như cách để nói chuyện “mãi mận”. Không phải ai sinh ra cũng là một người mặn mà nhưng việc cố gắng để đỡ nhạt thì không quá khó. Chúc các bạn áp dụng thành công và trở thành một người “mãi mận”, thu hút nhé.