Tình trạng người chưa thành niên phạm tội ở nước ta hiện nay đang tăng về số lượng trong do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy thì khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì cách xử lý người chưa thành niên phạm tội là gì? Hãy cùng tìm hiểu người chưa thành niên là gì, người thành niên là gì trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt
Người thành niên là gì?
Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người thành niên là người từ 18 tuổi trở lên.
Người chưa thành niên là gì?
Cũng theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 thì người chưa thành niên là những người chưa đủ mười tám tuổi.
Người chưa thành niên cũng sẽ được chia thành 03 nhóm:
– Người chưa đủ sáu tuổi: Những giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập và thực hiện.
– Người từ đủ sáu tuổi đến người chưa đủ mười lăm tuổi: Khi người này muốn xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày đúng với lứa tuổi.
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến người chưa đủ mười tám tuổi: Có thể tự mình xác lập, thực hiện những giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, hay động sản thì phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật và phải được người đại diện của họ theo pháp luật đồng ý.
Tìm hiểu người chưa thành niên phạm tội là gì?
Quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 cũng có những điều luật áp dụng đối với người chưa thành niên. Điều này nhằm mục đích phân loại xác định các tội do những người thành niên gây ra, các hình phạt xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật, các biện pháp giáo dưỡng hoặc là các biện pháp khác tùy theo tính chất, mức độ, thiệt hại gây ra sự nguy hiểm cho xã hội phù hợp tâm lý và đặc điểm tại thời điểm mà người chưa thành niên thực hiện các hành vi đó.
Trong Bộ luật hình sự năm 2015 có tổng cộng 26 chương thì đã dành ra chương 12, nằm trong mục 1, Điều 90 đến Điều 91 về các quy định về người chưa thành niên phạm tội. Trong đó đã nêu rõ yêu cầu các của các cơ quan tố tụng nhất là thẩm phán xét xử vụ án phải có đầy đủ kiến thức hiểu biết về mặt tâm lý, sinh lý, khoa học, giáo dục nhằm đấu tranh phòng, chống các tội phạm của những người chưa thành niên khi có hành vi phạm tội.
Thông thường, người chưa thành niên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định áp dụng riêng cho đối tượng dành và các tội khác của phần chung trong Bộ luật hình sự quy định áp dụng đối với người đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi.
Người chưa thành niên được miễn trách nhiệm hình sự và được thay thế áp dụng các biện pháp khác khi từ đủ mười sáu tuổi đến dưới 18 tuổi trừ các tội quy định như cố ý gây thương tích… Khi những người chưa thành niên tự nguyện khắc phục hậu quả, cùng với đó có nhiều tình tiết giảm nhẹ không có tình tiết tăng nặng khi phạm những tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự khi người chưa thành niên đủ mười bốn tuổi cho đến mười sáu tuổi khi phạm tội rất nghiêm trọng trừ một số tội thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ như giết người, tội hiếp dâm, mua bán người, mua bán trái phép chất ma túy…
Ngoài ra khi người chưa thành niên dưới 18 tuổi thực hiện phạm tội với vai trò đồng phạm và không đáng kể trong vụ án đó thì có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với những người chưa thành niên phạm tội nghiêm trọng thì theo quy định của pháp luật không bị xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
Quy định cụ thể về trường hợp người chưa thành niên phạm tội
Người chưa thành niên phạm tội sẽ chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm, cụ thể: Cảnh cáo; Cải tạo không giam giữ; Phạt tiền; Tù có thời hạn và được quy định cụ thể tại Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
Phạt tiền
– Đây được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó đã có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
– Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.
Cải tạo không giam giữ
– Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng nhưng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng
– Khi đã áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ vào thu nhập của người đó.
– Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội sẽ không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
Tù có thời hạn
– Đối với người đã đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật về tội đó được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì hình phạt cao nhất được áp dụng với họ không quá 18 năm tù; nếu là phạt tù có thời hạn thì hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà đã quy định trong điều luật;
– Đối với người đủ 14 tuổi nhưng vẫn dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật về tội đó được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật đã quy định.
Tổng hợp hình phạt khi phạm phải nhiều tội
Đối với người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội một lúc, có tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đã đủ 16 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt được áp dụng như sau:
– Nếu mức hình phạt đã được tuyên đối với tội được thực hiện trước khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt đã được tuyên đối với tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung sẽ không vượt quá 12 năm tù;
– Nếu mức hình phạt đã được tuyên đối với tội được thực hiện sau khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn mức hình phạt đã được tuyên đối với tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung cũng không vượt quá 18 năm tù.
Ví dụ về giảm hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội là gì?
Để hiểu hơn về mức giảm hình phạt với người chưa thành niên phạm tội, các bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây.
Một độc giả của Palada.vn đã đặt câu hỏi như sau: Cho tôi hỏi có trường hợp nào mà một người chưa đủ 18 tuổi phạm tội giết người, bị pháp luật xử 10 năm tù, sau khi cải tạo tốt được đặc xá chỉ phải thi hành tất cả là 2 năm 8 tháng (32 tháng) là đã hết hạn tù không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Palada.vn xin tư vấn trường hợp này như sau:
Điều 105 Bộ luật hình sự năm 2015 đã có quy định:
“Điều 105. Về việc giảm bớt mức hình phạt đã tuyên
- Người dưới 18 tuổi đã phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù, nếu có tiến bộ và chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Tòa án xem xét giảm; riêng đối với hình phạt tù thì mỗi lần có thể giảm nhiều nhất đến 04 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm của mức hình phạt đã tuyên.
- Người dưới 18 tuổi đã phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì có thể được xét giảm ngay và thậm chí có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
- Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt nộp tiền nhưng lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do yếu tố khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc bệnh tật gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát và Tòa án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc thực hiện nốt phần tiền phạt còn lại.”
Như vậy, theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 của luật thì người chưa thành niên có thể giảm đi mức hình phạt tù đã có tiến bộ nhưng vẫn phải đảm bảo thi hành được ít nhất 1/4 mức hình phạt đã tuyên, đối với trường hợp như câu hỏi phía trên là phải đảm bảo chấp hành được 2,5 năm tù.
Tuy nhiên những trường hợp đặc biệt, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì có thể được miễn chấp hành hình phạt còn lại. Điều này không phụ thuộc vào mức hình phạt đã tuyên, thời điểm được xét giảm cũng như là mức hình phạt còn lại là bao nhiêu.
Vì vậy việc một người chưa đủ 18 tuổi phạm tội giết người, pháp luật xử phạt 10 năm tù, cải tạo tốt được đặc xá chỉ phải thi hành án tất cả là 2 năm 8 tháng (32 tháng) là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Trên đây là những chia sẻ về người chưa thành niên là gì, người thành niên là gì và những kiến thức có liên quan. Hi vọng bài viết này hữu ích cho các bạn mỗi khi cần tham khảo về vấn đề này.