Cùng với sự phong phú của tiếng Việt ở các vùng miền thì sự nhầm lẫn do sai chính tả cũng đem lại nhiều sự hiểu lầm không đáng có. Trong đó có hai từ nỡ và lỡ. Vậy để biết nỡ hay lỡ mới là chính xác và cách dùng hai từ này trong từng ngữ cảnh, hãy cùng Palada.vn khám phá ngay nhé.
Nỡ là gì?
Nghĩa của “nỡ” theo từ điển là đang tâm làm cái gì trái với những tình cảm thông thường. Câu nói nổi tiếng nhất sử dụng từ này chính là: ép dầu ép mỡ chứ ai nỡ ép duyên.
Trong một câu, vị trí của từ nỡ thường là có tác dụng bổ nghĩa cho hành động được nhắc đến trong câu, tạo nên sắc thái cụ thể hơn.
Lỡ là gì?
Khác với nỡ, thì từ lỡ có thể được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh và đứng ở nhiều vị trí hơn.
– Khi là tính từ, lỡ có thể đồng nghĩa với nhỡ, tùy địa phương sử dụng. Từ này chỉ kích cỡ trung bình, to hơn cỡ nhỏ nhưng nhỏ hơn cỡ to nhất. Ví dụ như: Nồi lỡ, nồi to, nồi nhỏ, áo size nhỡ…
– Trong vai trò là động từ, lỡ chỉ một hành động sơ suất làm xảy ra một điều không hay khiến bản thân phải lấy làm tiếc, lấy làm ân hận. Vô ý, lỡ gây ra sự việc đáng tiếc, việc đã lỡ rồi.
– Từ lỡ này cũng có thể mang ý nghĩa là để cho việc gì qua mất đi một cách đáng tiếc, có thể không làm lại được, thất bại trong việc nắm bắt cơ hội chỉ đến trong thời điểm nhất định. Ví dụ như: Sa cơ lỡ vận, lỡ thời vụ, tắc đường nên lỡ việc, bỏ lỡ nhau trong cuộc đời…
– Lỡ cũng có nghĩa là phòng khi, giống như từ nhỡ. Ví dụ: Em nhớ mang ô theo lỡ mưa còn che, mang theo ít tiền lẻ đi lỡ muốn mua gì thì sao.
– Lỡ có nghĩa là làm một việc gì đó không tốt ngoài chủ đích do sơ ý, do quên, hoặc do chính người đó không lường trước tương lai. Nghĩa này khá thông dụng.
Ví dụ: lỡ quên khóa cửa mất rồi, lỡ tay làm vỡ bình hoa, gặp rắc rối vì lỡ dùng quá hạn mức tín dụng.
Cách viết đúng chính tả lỡ hay nỡ
Để biết cách phân biệt chính tả lỡ hay nỡ chuẩn nhất, chúng ta hãy đi đến những cụm từ cụ thể được dùng phổ biến nhất cùng ví dụ về cách dùng sau đây nhé.
– Không nỡ hay lỡ, chẳng nỡ hay chẳng lỡ: Cô ấy tốt đến mức chẳng nỡ làm một con kiến phải đau.
– Lỡ lời hay nỡ lời: Vì câu lỡ lời trong lúc say mà bây giờ anh ấy đã không thèm nhìn mặt tôi nữa.
– Lỡ quên hay nỡ quên: Sao em lại nỡ quên đi những ngày tháng chúng ta bên nhau?
– Lỡ đánh hay nỡ đánh: Em bé xinh thế này thì ai nỡ đánh đòn cơ chứ.
– Nỡ ăn hay lỡ ăn: Bánh nhìn đẹp quá tôi không nỡ ăn nó/Thôi chết anh lỡ ăn mất cái bánh rồi để anh mua cho em cái khác nhé.
– Ai lỡ hay ai nỡ: Ai nỡ đành vứt chú mèo này ra đường thế không biết?
– Lỡ xa hay nỡ xa: Dù biết là đi du học có cơ hội tốt hơn nhưng anh không nỡ xa em, xa gia đình của mình.
– Bỏ lỡ hay bỏ nỡ/bỏ nỡ hay bỏ lỡ: Thôi anh ơi đừng nói gì nữa vì chúng mình đã bỏ lỡ nhau mất rồi.
Xài hay sài là đúng chính tả? Sơ sài hay sơ sài? Cách dùng “xài” và “sài”
Theo Palada.vn, cách tốt nhất để viết đúng chính tả chính tả lỡ hay nỡ chính là các bạn hãy đọc thật nhiều, từ đó mà có thể ghi nhớ cách dùng của 2 từ này để biết sử dụng trong trường hợp cụ thể nhất. Những sai lầm này đều xuất phát từ cách phát âm của các phụ âm dễ lẫn lộn cho nên chỉ có thể phân biệt bằng cách thường xuyên tiếp xúc với chữ viết.
Trên đây là giải thích ý nghĩa cùng cách sử dụng nỡ hay lỡ là đúng chính tả. Chúc các bạn áp dụng thành công và không còn bị nhầm lẫn giữa hai từ này nữa. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về chủ đề này, hãy để lại bình luận bên dưới để được Palada.vn giải đáp sớm nhất nhé.