Xài hay sài là đúng chính tả? Sơ sài hay sơ sài? Cách dùng “xài” và “sài”

Tiếng Việt là một ngôn ngữ khá phong phú, bản thân người Việt Nam chúng ta vẫn còn có thể mắc những nhầm lẫn khi sử dụng. Một trong số đó là lỗi không phân biệt được “x” và “s” tiêu biểu là xài hay sài đúng chính tả không phải ai cũng biết. Bài viết sau của Palada.vn sẽ giúp các bạn phân biệt rõ 2 từ này nhé.

Xài hay sài đúng chính tả?

Xài hay sài đúng chính tả?
Xài hay sài đúng chính tả?

Thật ra thì cả sài với xài đều là từ có nghĩa, tuy nhiên chúng được dùng trong tình huống khác nhau.

Theo từ điển tiếng Việt thì xài có nghĩa là sử dụng một thứ hay một điều gì đó.

Từ này thường được người miền Nam nói hơn là miền Bắc. Người Bắc thì thường nói là “dùng” hoặc “sử dụng” hơn là xài.

Nếu như chỉ sự sử dụng hay tiêu dùng thì dùng “xài”. Nhưng nếu sử dụng trong cụm từ đôi khi dùng cả từ sài. Ví dụ như sơ sài.

Từ sài cũng có thể đứng độc lập với nghĩa là một loại bệnh theo dân gian của trẻ em. Bệnh sài là cách gọi những chứng bệnh thường gặp khi trẻ nhỏ bị nhiễm tà khí. Trẻ bị sài thường hay quấy khóc, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng.

Sài còn là một bệnh hay gặp của trẻ em
Sài còn là một bệnh hay gặp của trẻ em

Trẻ em bị sài có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như các bệnh liên quan đến thần kinh, động kinh, bại não, trí tuệ không phát triển, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng và rất nhiều chứng bệnh khác. Về cơ bản nếu phát hiện những dấu hiệu không bình thường của con mình thì bạn nên đưa bé đi bác sĩ ngay để có phương pháp xử lý kịp thời tránh để lại hậu quả.

Nguyên âm là gì? Phụ âm là gì? Phân biệt nguyên âm và phụ âm

Một số ví dụ về lỗi chính tả xài hay sài

Xài đồ hay sài đồ

Xài đồ hay sài đồ
Xài đồ hay sài đồ

Như đã nói ở trên, từ “xài” nghĩa là tiêu dùng, sử dụng. Vậy ta nói “xài đồ” chứ không nói “sài đồ”.

Tương tự ta có thể áp dụng với những từ tiêu xài hay sài, xài hao hay sài hao, xài mỹ phẩm hay xài mỹ phẩm, xài hay sài tiền, ăn xài hay ăn sài, sài chung hay xài chung, sài sang hay xài sang…

Ví dụ: Chồng mới lấy về 1 năm mà phát tướng thế này à, mày xài hao quá.

Xài xể hay sài sể

Xài xể là từ địa phương của miền Nam, có nghĩa tương đương nhưng nhẹ nhàng hơn mắng nhiếc, chửi bới.

Có thể hiểu là: la rầy, mắng mỏ, trách móc, đay nghiến, nói nặng…

Ví dụ:

– Bữa nay đi trễ có xíu mà xếp xài xể thấy ghê quá, chắc là ổng đang quạu!

– Mày coi, tao mượn tiền mà nó hổng cho thì thôi, còn xài xể tao, làm như ngon lắm.

Sơ xài hay sơ sài?

Nếu đi với từ sơ thì sơ sài mới có ý nghĩa, còn sơ xài là viết sai chính tả. Sơ sài ý chỉ chỉ sự rỗng, cẩu thả, nội dung còn thiếu sót.

Ví dụ: Cô giáo phê bài làm văn của học sinh: nội dung em viết quá sơ sài.

Hi vọng hay hy vọng mới đúng chính tả? Phân biệt (i) và (y)

Cảnh sát chính tả không thích điều này
Cảnh sát chính tả không thích điều này

Những từ tiếng Việt ngoài xài hay sài hay bị viết sai chính tả nhất

– Hằng có nghĩa là không đổi. Còn hàng nghĩa là thứ hạng. “Hàng ngày” là cả ngày, “hằng ngày” là việc lặp đi lặp lại ngày qua ngày.

– Nhiều người vẫn thắc mắc vô hình chung hay là vô hình dung. Nhưng thực ra, vô hình trung mới là đúng.

– Chẩn đoán có nghĩa là xác định căn bệnh dựa trên dấu hiệu có sẵn. Trong khi đó, chuẩn đoán lại là từ vô nghĩa

– Tham quan là một từ có gốc Hán. Trong đó, tham nghĩa là thêm vào, quan là nhìn nhận. Tham quan nghĩa là đến xem tận mắt để mở rộng tầm hiểu biết.

– Xán lạn là từ Hán Việt ám chỉ sự sáng sủa, tươi đẹp. Xán là rực rỡ còn lạn là sáng sủa.

– Kết cục có nghĩa là kết quả cuối, rốt cuộc, sau chót. Từ kết cuộc thì không hề có nghĩa.

– Phong thanh nghĩa là đồn thổi. Phong phanh thì mang nghĩa ăn mặc mỏng manh, không kín đáo.

– Bắt chước nghĩa là làm theo cách giống người khác. Thế nhưng chúng ta vẫn thường nói thành bắt chiếc, dẫn tới thói quen sai khó sửa.

– Nếu một ai đó giả vờ như đã biết hết rồi để người nghe phải giật mình khai ra điều đang giấu, người ta dùng khẩu ngữ đó là bắt nọn, chứ không phải bắt lọn.

– Huyên nghĩa là ồn ào, thiên nghĩa là trời. Nói huyên thiên ý chỉ là nói đủ chuyện làm ồn ào đến cả trời nhưng nhiều người vẫn nói nhầm thành luyên thuyên, liên thiên.

Palada.vn đã cùng các bạn tìm hiểu xài hay sài đúng chính tả, cũng như cách dùng của 2 từ này và 1 số từ trong tiếng Việt dễ sai chính tả nhất. Chúc các bạn cải thiện được khả năng viết lách của mình sau khi tham khảo bài viết này. Nếu có bất cứ góp ý gì cho chúng mình xin hãy để lại bình luận phía dưới nhé.

Nổ lực hay nỗ lực là đúng? Phân biệt (?) với (~) và ví dụ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *