Nợ xấu là gì? Nợ xấu không trả có sao không? Hay nợ xấu làm sao vay được tiền ngân hàng? Tất cả đều là những câu hỏi rất nhiều người hiện nay đang thắc mắc. Chính vì thế, palada.vn chúng tôi quyết định viết bài này, nhằm giải đáp từ a đến z các thắc mắc của bạn về nợ xấu. Hãy theo dõi đến cuối bài viết để tích lũy cho mình những thông tin quý báu sau đây nhé!
Tóm tắt
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu nghĩa là số tiền mà người vay không trả được tính đến hạn của hợp đồng tín dụng.
Hay nói cách khác, nợ xấu là những gì mà bạn đã quá hạn thanh toán trên 90 ngày. Theo CIC, tất cả thông tin về người quá hạn thanh toán đều sẽ bị lưu lại trong danh sách nợ xấu của hệ thống Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam.
Nợ xấu có vay được không?
Sau khi đã hiểu nợ xấu là gì, chúng ta cùng tìm hiểu đến nợ xấu có vay được hay không ngay sau đây nhé!
Tình trạng nợ xấu ngân hàng là điều không một ai mong muốn. Vậy chẳng may bị nợ xấu, bạn có thể vay được ngân hàng nữa không?
Theo như những gì chúng tôi được biết, bị nợ xấu vẫn vay được ngân hàng, nhưng bạn phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Thứ nhất, có công việc ổn định và minh chứng được đó là nguồn thu nhập chính đáng.
- Thứ 2, bạn bắt buộc phải có tài sản để thế chấp. Và, khoản vay tiếp theo khi bị nợ xấu này, không được phép vượt 70% giá trị của tài sản thế chấp đó.
- Cuối cùng, quan trọng nhất: bạn chưa bị nợ xấu ở quá nhiều các ngân hàng khác nhau, bao gồm cả nợ xấu cá nhân hay nợ xấu doanh nghiệp.
Rất nhiều người hiện nay vô tình rơi vào tình trạng nợ xấu không mong muốn. Điều này cũng làm giảm khả năng được ngân hàng cho vay vốn rất nhiều. Đặc biệt là những người thuộc nợ xấu nhóm 3, 4, 5, hy vọng để ngân hàng cho những người thuộc nhóm này vay tiếp gần như bằng 0.
Để biết thêm về nợ xấu ngân hàng nhóm 3, 4, 5 là gì, vui lòng kéo bài viết xuống phần “các nhóm nợ xấu hiện nay”!
Nợ xấu có mua trả góp được không?
Trên thực tế, chúng ta cần phải hiểu mua trả góp tức là sản phẩm được vay tín chấp mà không cần tài sản để thế chấp. Chính vì thế, mức độ rủi ro của loại hình này khá cao. Vì ngân hàng cho mua trả góp sẽ chỉ dựa vào niềm tin về độ uy tín của bạn. Họ sẽ rà soát lại các lịch sử trả nợ tốt trước đây của bạn và nguồn thu nhập trung bình hàng tháng có ổn định hay không.
Bị nợ xấu có vay thế chấp được không?
Hiện nay, bị nợ xấu ngân hàng vẫn vay thế chấp được, tuy nhiên, bạn nên tuân thủ theo những gì chúng tôi liệt kê dưới đây:
- Các ngân hàng chỉ chấp nhận những người nợ xấu vay thế chấp trong vòng 1 tháng duy nhất. Nếu bạn đã nợ xấu ngân hàng trong nhiều tháng liên tiếp và chưa trả được, sẽ không có một ngân hàng nào có thể đứng ra hỗ trợ bạn thế chấp được hết. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn chỉ nợ xấu trong vòng 1 tháng trở lại đây thôi nhé!
- Tiếp theo, bạn cần chứng minh được rằng việc nợ xấu không phải do bạn cố ý. Ví dụ như bạn không thể trả được nợ xấu vì thiên tai, hay hỏa hoạn,…
- Bên cạnh đó, bạn cũng cần chứng minh được nguồn tiền – nguồn thu nhập bản thân đến từ đâu, có minh bạch, hợp pháp hay không.
Các nhóm nợ xấu hiện nay
Theo CIC Việt Nam, trong trường hợp bị nợ xấu, bạn sẽ được liệt kê vào 5 nhóm sau đây:
Nợ xấu nhóm 1 – Quá hạn dưới 10 ngày
Tại nhóm nợ xấu đầu tiên – nợ xấu nhóm 1, đây là nhóm nợ xấu vẫn vay được ngân hàng ngay vì:
- Nợ trong mức hạn quy định và có khả năng chi trả đủ cả gốc lẫn lãi trong thời gian ngắn.
- Nợ xấu quá vì quá hạn dưới 10 ngày, có khả năng thanh toán tất cả gốc và lãi cũ kèm gốc và lãi mới hiện tại.
Nợ xấu nhóm 2
Bạn có thể đang rơi vào nợ xấu nhóm 2 nếu rơi vào một trong những trường hợp dưới đây:
- Nợ xấu vì quá hạn thanh toán từ 10 đến 90 ngày liên tiếp.
- Nợ xấu vì cơ cấu lại món nợ lần đầu.
Đối với nhóm nợ xấu này, bạn vẫn có khả năng được vay tiếp nhưng sẽ cần chờ 12 tháng để ngân hàng ra quyết định.
Nợ xấu nhóm 3
Nợ xấu nhóm 3 đã được chúng tôi liệt kê và nhắc đến khi tìm hiểu nợ xấu là gì. Vậy nợ xấu nhóm 3 tại sao lại khó khăn khi vay tiếp? Và nợ xấu nhóm 3 vay được những ngân hàng nào?
Trước hết hãy cùng tìm hiểu nợ xấu nhóm 3 là gì. Dưới đây là 4 tiêu chí khiến bạn có thể đang bị rơi vào nợ xấu nhóm 3, lần lượt là:
- Quá hạn thanh toán từ 91 đến 180 ngày liên tiếp.
- Nợ cơ cấu lại khoản nợ ban đầu quá 30 ngày trong thời hạn trả nợ cơ cấu lần đầu. Tức là bạn không trả nợ được nợ lần đầu ở nợ xấu nhóm 2 và hiện tại đang bị quá hạn 30 ngày.
- Thời gian trả nợ lần 2 được cơ cấu lại.
- Khách hàng không còn đủ khả năng thanh toán nên được giảm hoặc miễn nợ theo hợp đồng tín dụng.
Chính vì thế, khi đã rơi vào nhóm nợ xấu này, sẽ rất hiếm ngân hàng nào muốn cho bạn vay thêm lần nữa.
Nợ xấu nhóm 4
Nâng cấp hơn nợ xấu nhóm 3, vậy nợ xấu nhóm 4 là gì?
Nợ xấu nhóm 4 là loại nợ xấu bị ngân hàng nghi ngờ sẽ mất vốn do:
- Quá hạn thanh toán nợ xấu từ 181 đến 360 ngày.
- Không trả được nợ lần đầu và bị quá hạn thanh toán từ 30 đến 90 ngày liên tiếp.
- Quá hạn trả nợ lần 2 dưới 30 ngày theo hợp đồng ngân hàng.
Một khi đã bị liệt kê vào danh sách nợ xấu nhóm 4 này, bạn vẫn có thể được ngân hàng cho vay tiếp nhưng thời gian sẽ rơi vào khoảng 5 năm sau.
Nợ xấu nhóm 5
Nếu nợ xấu nhóm 4 dừng lại ở mức ngân hàng nghi ngờ sẽ mất vốn. Thì nợ xấu nhóm 5 được ngân hàng khẳng định chắc nịch rằng sẽ mất vốn. Đây có thể coi như một danh sách đen của ngân hàng, bởi:
- Khách hàng nợ xấu trên 1 năm.
- Quá thời gian trả nợ theo cơ cấu nợ lần đầu 90 ngày.
- Quá 30 ngày theo thời gian trả nợ lần 2.
- Nợ bị cơ cấu lại lần 3 (bao gồm chưa hay đã quá hạn).
Như đã liệt kê ở trên, bạn cũng có thể biết được nợ xấu nhóm 5 là gì. Những người thuộc nhóm danh sách 5 này đa phần sẽ không được tiếp tục vay ngân hàng nào nữa. Vì thế, tốt nhất, bạn đừng nên để bản thân bị rơi vào trường hợp này!
Cách khắc phục tình trạng nợ xấu
Sau khi đã tìm hiểu nợ xấu là gì, có bao nhiêu loại nợ xấu và nợ xấu có thể vay được không. Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn cách khắc phục tình trạng nợ xấu ngân hàng không mong muốn này.
- Đầu tiên, bạn nên mượn/vay những người quen biết nhằm trả hết nợ xấu cũ tại ngân hàng. Điều này có 2 mục đích, thứ nhất, bạn sẽ đỡ bị tính lãi nhiều hơn tại ngân hàng. Thứ hai, bạn sẽ có mặt trong danh sách những người đã trả được nợ xấu và có khả năng xem xét cho vay tiếp của ngân hàng.
- Tự rao bán tài sản cá nhân để chi trả nợ xấu.
- Nếu không thể tự bán tài sản bản thân, bạn cũng có thể hợp tác với ngân hàng. Tuy nhiên, nếu làm theo cách này, tiền bạn nhận lại sau khi trừ đi chi phí, dịch vụ hợp tác và nợ xấu trước kia rất thấp, hoặc bằng 0.
Trên đây là bài viết “Giải đáp nợ xấu là gì? Bị nợ xấu có vay được tiền ở ngân hàng hay không?” Hy vọng bạn sẽ hiểu được nợ xấu là gì và các cách khắc phục tình trạng nợ xấu ngân hàng không mong muốn!