Nói dối là biểu hiện thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Chắc chắn rằng mỗi người trong đời đều đã từng nói dối dù lời nói dối đó là vô tình hay cố ý, với mục đích tốt hay xấu. Nói dối là gì? Cách nhận biết một người đang nói dối là gì? Vì sao họ lại nói dối? Cùng Palada.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Tóm tắt
Nói dối là gì?
Nói dối chỉ việc có những phát ngôn sử dụng lời nói để diễn tả sai một điều gì đó có chủ đích. Lời nói dối được tạo ra có thể nhằm mục đích tốt hoặc xấu nhưng đa phần là nhằm mục đích lừa gạt, khiến cho người nghe hiểu sai câu chuyện được đề cập.
Nói dối cho dù được dùng với mục đích tích cực hay tiêu cực thì đều là việc làm không nên. Tất nhiên trong những trường hợp nhất định, lời nói dối giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng hầu hết các lời nói dối thường mang ý nghĩa tiêu cực. Những người thường xuyên dùng lời nói để lừa gạt đều là những đối tượng bị xã hội chỉ trích.
Nói dối tiếng Anh là gì? Nói dối tiếng Anh là lie.
Lý do của việc nói dối là gì?
Lời nói dối không phải lúc nào cũng là cố ý với mục đích xấu. Nói dối là hình thức để thỏa mãn một mục đích nào đó của chúng ta.
Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến hành vi nói dối.
- Do sợ hãi: Sở dĩ lời nói dối xuất phát từ sự sợ hãi, từ những gì mình không biết, sợ những gì người khác nghĩ về mình và sợ phải đối diện với sự thật. Bạn nói dối vì bạn muốn che đậy sự thật khi đã làm điều gì sai trái và không muốn phải đối mặt với hậu quả.
- Do bị thao túng. Một lý do nữa khiến chúng ta nói dối là sự thúc đẩy bởi mong muốn giúp người khác làm hoặc tránh làm điều gì đó.
- Để che dấu khuyết điểm. Đây là dạng nói dối phổ biến nhất, thông thường người ta nói dối để che đi những việc làm sai trái. Mục đích là để giảm nhẹ tội, để tránh bị mất mặt, để người khác nghĩ tích cực hơn về mình.
- Để làm vui lòng người khác. Đây là 1 dạng nói dối để làm vui lòng người khác. Loại nói dối này nhằm mục đích để lấy lòng và chuộc lợi từ người đối diện. Cũng có thể là lời nói dối để người nghe có thêm động lực sống và phấn đấu. Tuy nhiên, đây lại loại nói dối có tình thời điểm, bạn không nên kéo dài và lặp lại thường xuyên.
- Nói dối để kiếm lời. Đây là dạng nói dối bị lên án. Những kẻ nói dối nhằm mục đích chuộc lợi, kiếm lời đôi khi còn bị cấu thành tội phạm Tiêu biểu cho các hành vi nói dối kiếm lời gồm: Giả mạo giấy tờ để lừa gạt, chiếm đoạt tài sản; các hành vi quảng cáo khuyến mãi lừa đảo; thay đổi mẫu mã, nhãn mác của sản phẩm,…đều được quy vào lời nói dối, lừa dối gây hiểu nhầm.
Nói dối sẽ bị gì?
Khi nói dối, tâm bất an vì người nói dối luôn phải nhớ những điều không có thật, nên nói năng không được chuẩn xác, nói trước quên sau. Dần dà, làm mất đi sự trong sáng, hồn nhiên trong tâm thức
Theo kinh Phật, nếu người nào nói dối sẽ mắc tội đại vọng ngữ, bị đọa vào 3 đường ác, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Đó là những tội ác mà ai gian dối sẽ phải nhận quả báo của mình.
Trong khoa học, hệ thần kinh chúng ta vốn có liên quan chặt chẽ đến hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Mọi hoạt động, suy nghĩ, ý thức, cảm xúc đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bản thân. Cơ thể của bạn sẽ hành động theo những gì mà bạn suy nghĩ.
Khi nói dối, bạn sẽ luôn cảm thấy lo lắng, áy náy, stress. Cơ thể sản sinh nhiều loại hoóc môn như cortisol và norepine. Chính cortisol sẽ làm giảm thiểu sự sản sinh chất endorphins (hoóc môn hạnh phúc) trong cơ thể, làm tăng đường trong máu và suy giảm hệ thống miễn dịch. Chất này cũng kích thích nhịp tim đập nhanh và dễ dẫn tới bệnh cao huyết áp.
Biểu hiện người nói dối là như thế nào?
Khi nói dối, con người sẽ có những thay đổi về các đặc điểm hành vi như sau:
Đứng trong tư thế bồn chồn
Khi nói dối, người nói dối có thể bước vào tư thế “phòng thủ”, cảnh giác. Hệ quả là cơ thể của họ có xu hướng đứng yên và cứng nhắc, không nhúc nhích động đậy nhiều. Trong những cuộc nói chuyện bình thường, người nói có cử động cơ thể thoải mái hơn.
Có thể lặp lại các từ hoặc cụm từ
Người nói dối thường có xu hướng lặp lại từ ngữ nhiều lần vì đang cố gắng thuyết phục đối phương. Sự lặp lại cũng là một hình thức câu giờ vì họ cần thêm thời gian để bịa ra những lý lẽ logic và đủ sức thuyết phục.
Chia sẻ quá nhiều thông tin
Khi ai đó cung cấp quá nhiều thông tin, kể cả những thông tin thừa thãi, không hề cần thiết và chẳng liên quan chút nào câu chuyện chính, thì khả năng cao là họ đang không thành thật. Những người nói dối muốn tạo ra vẻ ngoài thân thiện, cởi mở và luôn sẵn sàng sẻ chia, vì vậy họ cố gắng cung cấp thật nhiều thông tin chi tiết bên lề.
Vô thức chạm tay vào miệng hoặc lấy tay che miệng
Nếu một người thường xuyên đưa tay che miệng, chạm vào miệng khi nói chuyện nghĩa là họ không muốn tiết lộ sự thật. Các dấu hiệu khác có thể là cắn môi hoặc mím môi.
Nhìn chằm chằm vào bạn và ít chớp mắt
Sự thay đổi trong các cử chỉ, hành vi giao tiếp thông qua ánh mắt là dễ nhận ra nhất. Khi mọi người nói sự thật, hầu hết đều không nhìn chằm chằm, thỉnh thoảng họ sẽ nhìn ra chỗ khác. Những kẻ nói dối “chuyên nghiệp” sẽ cố gắng dùng ánh mắt sắc lạnh để hăm dọa, kiểm soát, thao túng tâm lý bạn. Một dấu hiệu khác là họ nháy mắt rất nhanh khi nói
Chỉ trỏ khá nhiều
Khi một người bị phát hiện đang nói dối, họ coi đối phương là kẻ thù và luôn phủ nhận “lời buộc tội”. Họ bật chế độ phòng thủ, trở nên hung hăng hơn và bắt đầu chỉ trỏ vào người kia.
Nói thiếu đại từ cá nhân
Người nói dối thường tránh né những phát ngôn trực tiếp liên quan đến mình, vì vậy họ cũng lược bớt các đại từ cá nhân đi (tôi, mình, tớ, em…). Họ có thể nói một câu mà thiếu đi chủ ngữ, không xưng hô đầy đủ, ví dụ như: “Chưa bao giờ làm việc đấy”.
Trí trá là gì? Dấu hiệu nhận biết kiểu người trí trá, xảo quyệt
Trơ trẽn là gì? Người trơ trẽn là gì? Cách đối phó kẻ trơ trẽn
Lên giọng bất thường
Đôi khi ta hỏi ai đó, ta thường lên cao giọng khi kết thúc câu. Nhưng khi một người thường lên cao giọng mỗi khi kết thúc câu dù đó chẳng phải câu hỏi thì khả năng là họ chưa thành thật. Vì không tự tin vào những gì mình nói nên người nói dối sẽ vô thức tăng ngữ điệu của câu nói, làm lập luận vững chắc và trở nên đáng tin hơn.
Trên đây là những thông tin về Nói dối là gì? Đặc điểm, biểu hiện và lý do của việc nói dối. Nói dối là việc làm không tốt, gây hệ lụy không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta. Dù với mục đích là gì thì bạn vẫn nên sống chân thật. Sự chân thật sẽ củng cố niềm tin, nâng cao uy tín của bạn trong mắt mọi người.